Thế giới đã ghi nhận trên 324,65 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h15 ngày 15/1 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới ghi nhận tổng cộng 324.658.822 ca mắc COVID-19 và 5.549.574 ca tử vong.
Số ca hồi phục là 265.597.501 ca.
Một người tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 66.209.535 ca mắc và 872.086 ca tử vong. Hiện nước này đang phải đối phó với làn sóng lây nhiễm mới do sự lây lan của biến thể Omicron. Để ngăn chặn sự tấn công của virus SARS-CoV-2, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 14/1 đã cập nhật hướng dẫn về việc đeo khẩu trang, theo đó khuyến nghị đeo loại khẩu trang có khả năng bảo vệ tốt nhất, đeo khít mặt và thường xuyên.
Cũng theo CDC Mỹ, khẩu trang phẫu thuật và KN95 cung cấp sự bảo vệ tốt hơn và các loại khẩu trang đeo khít mặt được Viện Quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phê duyệt, trong đó có N95, cung cấp sự bảo vệ cao nhất cho người dùng trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2. CDC Mỹ vẫn không khuyến khích đeo khẩu trang cho trẻ em dưới 2 tuổi, song khuyến nghị tất cả giáo viên, học sinh và những người đến trường học cần đeo khẩu trang trong không gian kín, bất kể tình trạng tiêm chủng hoặc tỷ lệ lây nhiễm của khu vực. CDC Mỹ cập nhật hướng dẫn đeo khẩu trang lần gần đây nhất vào tháng 10/2021.
Tình hình dịch COVID-19 cũng đang diễn biến phức tạp ở Nhật Bản khi số ca mắc mới trong ngày 15/1 vượt ngưỡng 25.000 ca kể từ ngày 26/8/2021. Như vậy, đến nay nước này ghi nhận trên 1,83 triệu ca mắc COVID-19 và 18.423 ca tử vong. Thời gian qua, số ca mắc mới COVID-19 tại nhiều khu vực ở Nhật Bản đã chạm các mốc cao kỷ lục do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Đáng chú ý, tại tỉnh Okinawa – nơi đặt phần lớn căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản (70%), 1.829 ca mắc mới đã được ghi nhận trong ngày 15/1, mức cao nhất từ trước đến nay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, từ 0h ngày 15/1, Nhật Bản bắt đầu rút ngắn thời gian cách ly từ 14 ngày xuống còn 10 ngày đối với người nhập cảnh từ những quốc gia/vùng lãnh thổ mà biến thể Omicron đang chiếm chủ đạo. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết sau khi nhập cảnh, những người này phải cách ly bắt buộc ở nhà hoặc các cơ sở cách ly do chính phủ chỉ định, được Trung tâm Giám sát y tế đối với người nhập cảnh từ nước ngoài (HCO) theo dõi sức khỏe và hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Đối với những người nhập cảnh từ cách quốc gia/vùng lãnh thổ khác, thời gian cách ly bắt buộc và hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi nhập cảnh vẫn là 14 ngày. Quy định mới này được áp dụng cả với những người đã nhập cảnh vào Nhật Bản.
Tại Philippines, Bộ Y tế nước này thông báo 39.004 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 15/1, mức cao nhất từ trước đến nay. Số ca đang phải điều trị cũng tăng kỷ lục với 280.813 ca. Philippines hiện là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao thứ hai ở Đông Nam Á (sau Indonesia), với trên 3,16 triệu ca mắc và gần 53.000 ca tử vong. Biến thể Omicron đang lây lan trong cộng đồng ở vùng thủ đô Manila, khu vực gồm 16 thành phố với dân số trên 13 triệu người. Giới chức Bộ Y tế Philippines cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 có thể đạt đỉnh trong thời gian từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 tới.
Cùng ngày, Indonesia ghi nhận 1.054 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất trong vòng 3 tháng. Tháng 7/2021, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới đã chật vật đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ 2, chủ yếu do sự lây lan của biến thể Delta. Sau đó, số ca mắc mới COVID-19 tại nước này đã giảm xuống còn khoảng 200 ca mỗi ngày vào tháng 12/2021. Tuy nhiên, trong tháng này, số ca mắc mới tại quốc gia Đông Nam Á lại tăng cao trở lại do biến thể Omicron lây lan trong cộng đồng.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Haifa, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Còn tại Israel, tính đến ngày 14/1, số bệnh nhân COVID-19 nặng đã tăng lên 306 bệnh nhân, trong đó 86 bệnh nhân rất nặng và 76 bệnh nhân phải thở máy. Theo Bộ Y tế Israel, trong số 306 bệnh nhân trở nặng có 125 người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 và 32 người chưa tiêm mũi tăng cường. Nếu tính theo tỷ lệ dân số, người trên 60 tuổi chiếm 6% số người chưa tiêm phòng nhưng chiếm tới 35% số ca nặng.
Israel nới lỏng hàng loạt quy định giữa lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 9/1, Israel công bố số ca mắc COVID-19 mới tại nước này trong 24 giờ qua tiếp tục tăng cao kỷ lục lên 18.780 ca.
Dù vậy, việc nới lỏng một loạt quy định phòng chống dịch vẫn được thực hiện như dự kiến.
Nhân viên y tế Israel điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Haifa. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Israel cho biết số bệnh nhân chuyển biến nặng đã tăng 30 ca so với ngày trước đó, lên 172 ca. Trong đó, 63 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng và 49 bệnh nhân phải thở máy. Có tới 50% số ca nặng là người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính cũng tăng lên 9,48%. Tuy nhiên, đây chỉ là con số được ghi nhận tại các điểm xét nghiệm chính thức. Trên thực tế, số xét nghiệm trong dân còn cao hơn nhiều, do từ ngày 7/1, Chính phủ Israel đã cho phép những ca F1 và F2 dưới 60 tuổi và không có bệnh nền được làm xét nghiệm nhanh, để dành xét nghiệm PCR cho các trường hợp cần thiết hơn.
Cũng trong sáng 9/1, Israel đã bãi bỏ lệnh cấm đi lại tới các nước có nguy cơ COVID-19 cao, được áp dụng từ cuối tháng 11/2021 sau khi phát hiện biến thể Omicron. Theo đó, người nước ngoài đã hoàn thành tiêm chủng cơ bản nếu 24 giờ sau khi nhập cảnh có kết quả xét nghiệm PCR âm tính sẽ không phải cách ly.
Đồng thời, kể từ ngày 9/1, Israel cũng bãi bỏ quy chế "đèn giao thông COVID-19" trong trường học, cho phép học sinh tiếp tục đến trường bất kể tỷ lệ lây nhiễm ở địa phương cao hay thấp. Trong trường hợp phát hiện một học sinh hoặc giáo viên bị nhiễm, học sinh chỉ cần làm xét nghiệm nhanh và sẽ không phải nghỉ học nếu kết quả âm tính.
*Tại Ấn Độ, nước này ngày 9/1 thông báo ghi nhận 159.632 ca nhiễm, tăng gấp 5 lần kể từ đầu Năm mới. Hiện Omicron đang lây lan với tốc độ chưa từng thấy tại nước này, và hiện có 27 bang của Ấn Độ đã ghi nhận ca nhiễm biến thể này.
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, giới chức nhiều bang như Delhi, Uttar Pradesh, Punjab, Tamil Nadu, West Bengal và Karnataka đã siết chặt các biện pháp phòng dịch như giới nghiêm ban đêm hoặc hạn chế số lượng người tập trung tại các sự kiện, đóng cửa các trung tâm thương mại và các khu vực giải trí.
Cùng ngày, truyền thông địa phương cho biết đã có hơn 400 nhân viên làm việc trong tòa nhà Quốc hội của Ấn Độ dương tính với COVID-19. Đối tượng xét nghiệm ngẫu nhiên và được lấy mẫu từ ngày 4 đến 8/1. Phần lớn số ca nhiễm này đều không có triệu chứng. Hiện cơ quan chức năng Ấn Độ đang tiến hành xét nghiệm bổ sung để xác định các ca này có nhiễm biến thể Omicron hay không.
Kể từ đầu dịch đến nay, Ấn Độ có tổng cộng hơn 35,53 triệu ca nhiễm, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ (60,95 triệu ca nhiễm).
Quốc gia đầu tiên tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 4 cho người dân Bệnh viện ở Israel đã khởi động chiến dịch tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 4 giữa lúc làn sóng Omicron đang bùng phát. Một người tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 4 tại trung tâm y tế Sheba, Israel ngày 27/12 (Ảnh: AFP). Trung tâm Y tế Sheba gần Tel Aviv, Israel ngày 27/12 đã triển khai tiêm mũi vaccine thứ 4 cho các...