Thế giới đã ghi nhận trên 311,5 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 11/1 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 311.540.014 ca mắc COVID-19 và 5.515.345 ca tử vong.
Số ca hồi phục là 260.905.028 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch với 62.661.272 ca mắc và 861.336 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận 132.646 ca mắc COVID-19 phải nhập viện điều trị, vượt mốc cao kỷ lục 132.051 ca hồi tháng 1/2021. Số ca nhập viện ở nước này đã tăng liên tục kể từ cuối tháng 12/2021và lên gấp đôi trong 3 tuần gần đây trong bối cảnh Omicron nhanh chóng vượt Delta trở thành biến thể chủ đạo tại Mỹ và đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống y tế nước này.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Chile đã chính thức triển khai chương trình tiêm mũi vaccine thứ 4 ngừa COVID-19 cho người dân, với đối tượng đầu tiên là những người có hội chứng suy giảm miễn dịch. Theo kế hoạch, chương trình này sẽ kết thúc vào ngày 7/2 tới và sau đó sẽ là giai đoạn tiêm cho những người trên 55 tuổi đã tiêm mũi vaccine thứ ba từ 6 tháng trở lên.
Tại châu Âu, Pháp ghi nhận số ca nhập viện trong 24 giờ qua đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2021 với 767 ca, nâng số ca bệnh phải điều trị trong bệnh viện lên 22.749 ca. Theo Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran, biến thể Omicron có khả năng lây lan mạnh đã khiến số ca phải nhập viện tăng nhanh tại nước này.
Biến thể Omicron đã trở thành biến thể chủ đạo tại CH Séc. Số ca nhiễm biến thể mới này chiếm hơn 50% số ca bệnh kể từ ngày 8/1 đến nay, trong đó tại các thành phố lớn của Séc, Omicron gây ra 79% số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận vào ngày 9/1. Theo giới chuyên gia Séc, làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron gây ra sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 1 này với khoảng 50.000 ca/ngày.
Tại Ba Lan, số ca tử vong do COVID-19 kể từ đầu dịch đến nay đã vượt mốc 100.000 và nước này thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới. Trong 24 giờ qua, Ba Lan ghi nhận 493 ca tử vong, nâng tổng số ca không qua khỏi từ đầu dịch đến nay lên 100.254 người. Tỷ lệ tử vong trong 100.000 dân ở Ba Lan trong 14 ngày qua là 14,31 – cao thứ 6 thế giới sau các nước Trinidad và Tobago, Moldova, Georgia, Hungary và San Marino.
Video đang HOT
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu cảnh báo hơn 50% dân số châu Âu có nguy cơ nhiễm biến thể Omicron trong 2 tháng tới nếu tốc độ lây lan duy trì như hiện nay. Theo Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, ông Hans Kluge, 50 trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu thuộc WHO đã xác nhận xuất hiện các ca nhiễm biến thể Omicron.
Tính đến ngày 10/1, có 26 quốc gia trong số này đã ghi nhận hơn 1% dân số mắc COVID-19 mỗi tuần. Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của năm 2022, khu vực châu Âu ghi nhận hơn 7 triệu ca mới, tăng hơn gấp đôi trong vòng 2 tuần. Theo tốc độ lây lan hiện nay, Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) dự báo hơn 50% dân số châu Âu sẽ nhiễm biến thể Omicron trong 6-8 tuần tới. WHO cũng cảnh báo không nên coi COVID-19 như các bệnh đặc hữu đồng thời khẳng định tình trạng lây lan biến thể Omicron vẫn chưa đến giai đoạn ổn định.
Tại châu Á, Lào đã nâng mục tiêu bao phủ vaccine ngừa COVID-19 từ 70% lên 87,25% dân số trong năm 2022 do dịch bệnh diễn biến phức tạp trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Bộ Y tế Lào khẳng định tiêm vaccine vẫn là biện pháp cần thiết và quan trọng để khống chế dịch COVID-19, tạo điều kiện mở cửa trở lại nền kinh tế và thúc đẩy phục hồi các lĩnh vực, trong đó có du lịch. Tính từ khi dịch bùng phát, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 120.520 ca, trong đó có 457 ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Surabaya, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Indonesia quyết định cung cấp miễn phí vaccine ngừa COVID-19 mũi thứ 3 cho tất cả người dân. Chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường sẽ chính thức được khởi động vào ngày 12/1, trong đó ưu tiên người cao tuổi và các nhóm dễ bị tổn thương. Khoảng cách giữa mũi tiêm thứ 3 và mũi tiêm thứ 2 là 6 tháng. Theo chính phủ Indonesia, việc tiêm mũi vaccine tăng cường là rất quan trọng nhằm tăng cường miễn dịch khi mà virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến.
Tại Malaysia, chính phủ nước này sẽ cho phép học sinh tiểu học tự xét nghiệm COVID-19 tại nhà. Những học sinh được chọn thực hiện xét nghiệm sàng lọc sẽ phải nộp kết quả cho nhà trường. Trước đó, theo Chiến lược Xét nghiệm COVID-19 toàn quốc của Bộ Y tế Malaysia, kể từ ngày 1/12/2021, mỗi tuần sẽ có 10% học sinh tiểu học được chọn ngẫu nhiên để tự xét nghiệm tại trường.
Việc tự xét nghiệm sẽ bao gồm sử dụng bộ kit xét nghiệm nước bọt do Bộ Giáo dục cung cấp và phải được hiện thực hiện dưới sự giám sát của giáo viên. Với cách tiếp cận mới này, các phụ huynh sẽ phải đảm bảo việc tự xét nghiệm diễn ra theo đúng quy trình do Bộ Y tế quy định, để các tiết học có thể diễn ra an toàn.
Trong khi đó, Nhật Bản sẽ sớm mở rộng phạm vi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi để đối phó với làn sóng lây nhiễm mới trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan nhanh. Chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ mở cửa trở lại các trung tâm tiêm chủng quy mô lớn do Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) quản lý, để đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi thứ 3 cho người cao tuổi và bắt đầu tiêm mũi tăng cường cho các đối tượng khác vào tháng 3 năm nay, sớm hơn so với kế hoạch ban đầu.
Ngoài ra, Nhật Bản sẽ tiếp tục cấm nhập cảnh với những người đến từ nước ngoài mà không phải là công dân hay thường trú nhân cho đến cuối tháng 2 tới. Chính phủ Nhật Bản cũng cho biết sẽ giới hạn số người nhập cảnh nước này ở mức khoảng 3.500 người/ngày. Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cũng cho biết thường trú nhân từng đến 11 quốc gia, trong đó có Nam Phi, trong vòng 14 ngày cũng bị cấm nhập cảnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thâm quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 9/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Trung Quốc, các nhà trẻ, trường tiểu học và trung học tại thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam ở miền Trung, đã tạm dừng mọi hoạt động trực tiếp và bắt đầu chuyển sang hình thức học trực tuyến từ ngày 10/1. Các địa điểm công cộng không thiết yếu tạm thời đóng cửa trong khi các siêu thị, cửa hàng tiện ích, tiệm bánh, chợ nông sản, trung tâm y tế, ngân hàng và văn phòng vẫn duy trì các dịch vụ thiết yếu.
Các phương tiện giao thông như xe buýt, xe du lịch, xe khách nội đô và taxi sẽ tạm dừng hoạt động. Người từ bên ngoài đến thành phố phải có chứng nhận âm tính với virus được cấp trong vòng 48 giờ và chứng nhận y tế xanh… Tính đến ngày 10/1, thành phố Trịnh Châu ghi nhận 103 ca mắc trong cộng đồng kể từ khi đợt dịch mới bùng phát.
Trong khi đó, các trường mẫu giáo và tiểu học ở Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) sẽ tạm dừng việc học trực tiếp trước ngày 14/1 cho đến sau Tết Nguyên đán và chính quyền có kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi từ 5-12. Theo chính quyền Hong Kong, việc dừng các lớp học mẫu giáo và tiểu học là do đã xuất hiện nhiều ca mắc COVID-19 ở trẻ nhỏ, khiến giáo viên và nhiều em học sinh phải cách ly.
Ngoài ra, trong những tháng gần đây, ở nhiều trường học, trong đó chủ yếu là trường mẫu giáo và tiểu học, đã bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp trên, có các triệu chứng khó phân biệt với COVID-19. Tuy nhiên, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ tiếp tục giảng dạy trực tiếp do tỷ lệ tiêm vaccine ở lứa tuổi này hiện đã tương đối cao và học sinh ở lứa tuổi này hoàn toàn có khả năng tự chăm sóc tốt cho bản thân.
Bên cạnh đó, chính quyền Hong Kong thông báo cấm tất cả du khách đến từ những khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao quá cảnh tại sân bay quốc tế Hong Kong kể từ ngày 15/1 đến ngày 14/2. Tuy nhiên, lệnh cấm này sẽ không áp dụng đối với các nhà ngoại giao, các vận động viên và nhân viên tham dự Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022, dự kiến khai mạc vào ngày 4/2 tới.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 290,85 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 3/1 (theo giờ Việt Nam), trên toàn cầu có 290.851.926 ca mắc COVID-19 và 5.462.340 ca tử vong.
Số ca hồi phục hiện là 254.718.225 ca.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Paris, Pháp. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Âu đang trở lại là tâm dịch COVID-19 của thế giới. Theo số liệu của hãng AFP công bố cuối tuần qua, những nước có tỷ lệ lây nhiễm trên 100.000 dân cao nhất thế giới đều nằm ở châu Âu.
Trong vòng 7 ngày (tính đến ngày 1/1/2022), trên 4,9 triệu ca mắc mới COVID-19 đã được báo cáo trên toàn châu lục, riêng Pháp chiếm trên 1 triệu ca. Nước Anh cũng chứng kiến số ca mắc mới mỗi ngày lên mức cao kỷ lục do biến thể Omicron lây lan. Tại Italy, mặc dù tình hình dịch COVID-19 tốt hơn so với các nước châu Âu khác, nhưng chính phủ vẫn báo động về sự gia tăng số ca nhiễm mới và có thể sẽ quyết định các hạn chế mới vào ngày 5/1. Trong vòng 7 ngày tính đến ngày 2/1, số ca mắc tại Italy tăng 145,3%, trong khi tỷ lệ tử vong tăng 64,2%.
Trước tình hình này, Kuwait đã khuyến cáo công dân hạn chế đi lại tới một loạt nước châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy. Những công dân đang sinh sống ở những nước này cũng được khuyến cáo nhanh chóng trở về nước với lý do số ca mắc mới COVID-19 "tăng cao chưa từng thấy".
Giống như ở nhiều nước châu Âu, biến thể Omicron cũng đang khiến làn sóng dịch COVID-19 hiện nay ở Ấn Độ lây lan với một tốc độ chóng mặt, vượt qua tất cả các làn sóng dịch trước. Giới chức y tế Ấn Độ ngày 2/1 cho biết trong 24 giờ trước đó, nước này ghi nhận 27.533 ca mắc mới COVID-19 và 284 ca tử vong. Trong tuần lễ tính đến ngày 25/12/2021, số ca mới trung bình mỗi ngày ở Ấn Độ là 6.641 ca, tăng vọt 175% - mức tăng theo tuần cao nhất kể từ ngày 9/4/2020, vượt qua cả mức tăng đỉnh dịch trong làn sóng lây nhiễm thứ 2 (khoảng 75%). Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các ca nhiễm biến thể Omicron chủ yếu là ca nhẹ, không kéo căng hệ thống y tế như kịch bản tồi tệ đã từng xảy ra ở làn sóng dịch thứ 2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Còn tại Hàn Quốc, 2 ca tử vong liên quan đến biến thể Omicron đã được báo cáo trong ngày 3/1. Theo giới chức y tế thành phố Gwangju cách thủ đô Seoul 329 km về phía Nam, 2 bệnh nhân mắc COVID-19 đều ở độ tuổi 90, mới tử vong gần đây, đã có xét nghiệm dương tính với biến thể Omicron. Cùng ngày, giới chức Hàn Quốc cho biết số ca mắc mới COVID-19 tại nước này tiếp tục ghi nhận ở mức dưới 4.000 ca/ngày trong ngày thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron, Hàn Quốc quyết định kéo dài thêm 2 tuần các biện pháp giãn cách xã hội, trong đó có lệnh cấm tụ tập từ 4 người trở lên và các quán cà phê, nhà hàng phải đóng cửa vào lúc 21h cho đến hết ngày 16/1.
Tại Đông Nam Á, Bộ Y tế Lào ngày 3/1 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 665 ca mắc mới COVID-19 tại 18 tỉnh, thành phố và 11 ca tử vong do COVID-19. Số ca mắc mới COVID-19 tại Lào tiếp tục xu hướng giảm. Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào hiện là 113.432 ca, trong đó có 391 ca tử vong.
Trong khi đó, Thái Lan sáng 3/1 ghi nhận thêm 2.927 ca mắc mới COVID-19 cùng 18 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 2.232.485 ca, trong đó có 21.738 người không qua khỏi. Bộ Y tế Thái Lan cùng ngày đề xuất Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) lùi thời điểm mở lại chương trình "Xét nghiệm và Lên đường" (Test & Go) cũng như việc đánh giá tình hình cho tới cuối tháng này. Chương trình Test & Go, cho phép khách du lịch đã tiêm phòng đầy đủ nhập cảnh Thái Lan bằng đường hàng không mà không phải cách ly, đã bị đình chỉ vào ngày 21/12/2021 nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron. CCSA dự kiến sẽ đánh giá lại việc đình chỉ vào ngày 4/1.
Toàn thế giới vượt 285 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 30/12 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có 285.102.577 ca mắc COVID-19 và 5.441.692 ca tử vong. Số ca hồi phục là trên 252,8 triệu ca. Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Vancouver, British Columbia, Canada, ngày 28/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN Thế giới đang trải qua những ngày cuối cùng của...