Thế giới đã ghi nhận 409,54 triệu ca mắc COVID-19

Theo dõi VGT trên

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 12/2 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 409,54 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 5.823.255 ca tử vong.

Số bệnh nhân hồi phục là trên 329,89 triệu người. Hiện còn 88.309 trường hợp bệnh nặng và đang phải điều trị tích cực.

Thế giới đã ghi nhận 409,54 triệu ca mắc COVID-19 - Hình 1
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 79,228 triệu ca mắc, trong đó 942.006 ca tử vong, tiếp đến là Ấn Độ với 42,586 triệu ca mắc, trong đó 508.012 ca tử vong, Brazil ghi nhận trên 27,291 triệu ca mắc, trong đó 637.232 ca tử vong.

Tại khu vực châu Á, Hàn Quốc thông báo ghi nhận 54.941 ca nhiễm mới và 33 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh và tử vong trên cả nước lên lần lượt là 1.294.205 ca và 7.045 ca. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp số ca nhiễm mới theo ngày ở Hàn Quốc vượt quá 50.000 ca. Nguyên nhân được cho là do sự lây lan mạnh biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Cùng ngày 12/2, Hong Kong ( Trung Quốc) ghi nhận 1.514 ca nhiễm mới và 3 ca tử vong vì COVID-19. Giới chuyên gia thuộc Đại học Hong Kong dự báo số ca nhiễm mới có thể lên đến hàng chục nghìn người mỗi ngày trong vài tuần tới, gây rủi ro lớn cho những người cao tuổi mà nhiều người trong số đó chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Trước sự lây lan mạnh của dịch bệnh, giới chức Hong Kong ngày 12/2 đã đến thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) để thảo luận các biện pháp hỗ trợ với các quan chức Trung Quốc đại lục. Đến nay, Hong Kong ghi nhận tổng cộng trên 20.000 ca bệnh, trong đó trên 200 người tử vong.

Thế giới đã ghi nhận 409,54 triệu ca mắc COVID-19 - Hình 2
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 10/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc theo hướng nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với người nước ngoài đến Nhật Bản học tập và làm việc, dự kiến sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 2. Từ đầu tháng 3, về cơ bản chính phủ sẽ nới lỏng cho toàn bộ đối tượng người nước ngoài xin thị thực mới nhập cảnh vào Nhật Bản.

Bên cạnh đó, một loạt các giải pháp hỗ trợ đi kèm gồm có đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép của nhà trường hoặc doanh nghiệp ở Nhật Bản, giảm thời gian cách ly bắt buộc đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vaccine ngừa COVID-19 từ 7 ngày xuống còn 3 ngày và số lượng nhập cảnh sẽ được điều chỉnh tăng dần, có thể lên mức 5.000 người/ngày, tương tương thời điểm trước tháng 11/2021 tùy vào tình hình thực tế.

Trước đó, từ cuối tháng 11/2021, trong nỗ lực ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của biến thể Omicron tại Nhật Bản, Chính phủ nước này đã áp dụng biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài. Đến tháng 1, biện pháp này được tiếp tục gia hạn đến cuối tháng 2/2022.

Tại Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này thông báo ghi nhận thêm 16.330 ca mắc mới cùng 25 trường hợp tử vong , nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 2.577.445 ca, trong đó có 22.412 người không qua khỏi.

Bất chấp tình hình các ca mắc mới COVID-19 đang gia tăng, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) hôm 11/2 đã không thay đổi việc phân loại các tỉnh dựa trên mức độ nghiêm trọng của dịch và giữ nguyên các biện pháp phòng chống dịch hiện nay.

Ở châu Âu, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere ngày 12/2 thông báo nước này hủy bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế vì đại dịch COVID-19 còn lại sau khi đã dỡ bỏ một số biện pháp kiềm chế dịch bệnh kể từ ngày 1/2 vừa qua. Theo đó, người dân Na Uy không còn phải giữ khoảng cách ít nhất 1m nữa và cũng không cần đeo khẩu trang tại những nơi tập trung đông người.

Các câu lạc bộ ban đêm và cơ sở giải trí khác có thể nối lại hoạt động hết công suất. Hơn nữa, những người nhiễm virus cũng không phải thực hiện tự cách ly, thay vào đó họ được khuyến nghị ở nhà 4 ngày. Hành khách đến Na Uy không cần phải đăng ký trước và chính phủ nước này cũng loại bỏ quy định trước đó về việc phải xuất trình chứng nhận xét nghiệm âm tính trước khi khởi hành đối với một số nhóm hành khách như những người chưa tiêm chủng. Tuy nhiên, Na Uy vẫn duy trì một số biện pháp hạn chế đối với quần đảo Svalbard ở Bắc cực.

Thế giới đã ghi nhận 409,54 triệu ca mắc COVID-19 - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Dublin, Iceland. Ảnh: AFP/TTXVN

Video đang HOT

Thủ tướng Iceland Katrin Jakobsdottir, 46 tuổi, đã dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi một thành viên trong gia đình bà mắc COVID-19. Bà Jakobsdottir sẽ tự cách ly tại nhà ít nhất 5 ngày theo quy định của Iceland. Về tình hình dịch bệnh tại nước này, Iceland đã ghi nhận số ca nhiễm mới trung bình trong 4 ngày qua ở mức cao nhất từ trước đến nay với hơn 2.000 ca/ngày. Đến nay, tổng số ca COVID-19 tại Iceland đã tăng lên 85.980 ca, trong đó 54 ca tử vong. Ngày 12/2, Iceland đã nới lỏng một số biện pháp hạn chế vì dịch bệnh, trong đó có quy định hạn chế tụ tập đông người và giờ mở cửa của các nhà hàng. Dự kiến, đến cuối tháng này, Iceland sẽ dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế.

Về các liệu pháp điều trị COVID-19, Trung Quốc đã phê duyệt có điều kiện đối với thuốc điều trị COVID-19 do hãng Pfizer sản xuất dưới tên gọi Paxlovid để điều trị cho các bệnh nhân là người trưởng thành mắc COVID-19 ở thể nhẹ và trung bình, nhưng có nguy cơ trở nặng. Trong khi đó, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp một liệu pháp điều trị COVID-19 bằng kháng thể do công ty dược Eli Lilly phát triển có tên gọi là bebtelovimab.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil 'nóng' trở lại

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 2,4 triệu ca nhiễm mới và 7.200 ca tử vong. Nước Pháp dẫn đầu với trên nửa triệu ca nhiễm mới trong khi Brazil đang trở lại là điểm nóng lây nhiễm của thế giới.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 1
Khách du lịch đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga ngày 24/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 26/1 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 358.116.359 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.630.651 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 2.471.342 và 7.201 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 283.733.506 người, 68.752.202 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 95.835 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Pháp dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 501.635 ca nhiễm mới; Mỹ đứng thứ hai với 263.498 ca; tiếp theo là Brazil (176.371 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.720 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga (681 ca) và Pháp (467 ca tử vong).

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 73.224.898 người, trong đó có 893.854 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 39.799.202 ca nhiễm, bao gồm 490.462 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 24.311.317 ca bệnh và 623.843 ca tử vong. Ca nhiễm mới tại Brazil đột ngột tăng gấp đôi khi nước này đang trên đường trở lại là một điểm nóng lây nhiễm ở Mỹ Latinh.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 116,7 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 96 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 85,6 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 46,42 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 10,79 triệu ca và châu Đại Dương trên 2,46 triệu ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 1
Trẻ em chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Thử nghiệm vaccine đặc hiệu chống biến thể Omicron

Ngày 25/1, hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 đặc hiệu chống biến thể Omicron đối với người trưởng thành đến 55 tuổi nhằm đánh giá mức độ an toàn và phản ứng miễn dịch.

Tham gia thử nghiệm lâm sàng có sự tham gia của 1.420 người từ 18-55 tuổi. Pfizer giải thích lý do không đưa người trên 55 tuổi vào diện thử nghiệm lâm sàng là vì mục đích của nghiên cứu chỉ nhằm đánh giá phản ứng miễn dịch của những người tham gia, hơn là tính toán hiệu quả của vaccine.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 3

Trong một thông báo, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vaccine của hãng Pfizer, bà Kathrin Jansen cho hay các dữ liệu hiện nay đều cho thấy mũi tiêm tăng cường chống chủng gốc virus SARS-CoV-2 vẫn có hiệu quả ngăn chặn nguy cơ người nhiễm Omicron chuyển nặng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của hai hãng dược trên nhận thấy cần có sự chuẩn bị sẵn trong trường hợp khả năng miễn dịch của cơ thể suy yếu theo thời gian và giảm hiệu quả ngăn chặn sự lây nhiễm của biến thể Omicron cũng như các biến thể mới khác.

Do vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech là loại vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA nên các nhà khoa học có thể dễ dàng cập nhật mã gene của các biến thể mới.

Trước đó, Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cho biết hãng dược này có kế hoạch nộp đơn xin cấp phép lưu hành vaccine đặc hiệu chống biến thể Omicron vào tháng 3 tới.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 4
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức, ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Châu Âu có xu hướng nới lỏng biện pháp hạn chế

Mặc dù châu Âu đang phải đối mặt với sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron, nhiều quốc gia trong khu vực đang có xu hướng nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.

Bất chấp số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng và tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn mức trung bình của EU, Ba Lan đã rút ngắn thời gian cách ly từ 10 xuống còn 7 ngày. Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski nhận định Ba Lan đang chuẩn bị đối mặt với làn sóng thứ 5 dịch COVID-19 do Omicron gây ra.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 5
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Hà Lan, ngay cả khi các ca nhiễm COVID-19 mới đạt mức cao kỷ lục trong những ngày gần đây, Thủ tướng Mark Rutte và Bộ trưởng Y tế Ernst Kuipers ngày 25/1 đã công bố các quy định mới, trong đó có cho phép nhà hàng, quán bar và các rạp chiếu phim mở cửa trở lại. Theo nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng và khách sạn Hà Lan, việc hạn chế lĩnh vực này sẽ không đạt được mục tiêu ngăn chặn đại dịch mà sẽ khiến các nhà hàng và quán bar ngày càng khó duy trì. Công viên giải trí, sở thú và các trận đấu thể thao cũng dự kiến sẽ được phép mở cửa cho đông đảo khán giả.

Tại Croatia, một cuộc trưng cầu ý dân kêu gọi bãi bỏ chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 được tiến hành. Mục đích của cuộc trưng cầu này là nhằm xóa bỏ các chứng nhận tiêm chủng mang tính phân biệt đối xử, cũng như ngăn tình trạng công dân bị quấy rối và hệ thống chăm sóc y tế của đất nước bị quá tải.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đi trên đường phố thủ đô London, Anh ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Pháp, Bộ trưởng Y tế Olivier Veran bày tỏ hy vọng làn sóng dịch COVID-19 hiện tại ở Pháp sẽ đạt đỉnh trong những ngày tới. Trong 24 giờ qua, gần 400 bệnh nhân COVID-19 điều trị trong các bệnh viện tại Pháp đã tử vong. Thủ tướng Jean Castex thông báo rằng chính phủ sẽ nới lỏng một số hạn chế liên quan đến COVID-19 vào tháng 2, nhưng chỉ đối với những người đã được tiêm đủ liều vaccine cơ bản.

Tại Serbia, tình hình dịch COVID-19 dường như đang dần lắng xuống trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng tăng. Nhà virus học Milanko Sekler cho rằng Serbia đã đi được "2/3 chặng đường" để kết thúc đại dịch, nhận định tình hình đang diễn biến theo chiều hướng tích cực dù số ca nhiễm cao.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã lên tiếng phản đối việc nới lỏng các biện pháp hạn chế để ngăn dịch lây lan, trong bối cảnh tỷ lệ mắc COVID-19 ở Đức tiếp tục gia tăng và đạt kỷ lục mới trong tuần này. Theo ông Scholz, hiện chưa phải thời điểm thích hợp để nới lỏng các quy định phòng chống dịch nói chung.

Tại Italy, số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày đã giảm trong 6 ngày liên tiếp khi cơ quan y tế nước này tăng cường các biện pháp chống dịch trong những tuần gần đây nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza cho biết: "Như WHO cũng lưu ý, chúng ta đang tiến gần đến đỉnh dịch và sau đó sẽ phải điều chỉnh các quy tắc và mô hình để phù hợp với giai đoạn mới của đại dịch mà chúng ta đang đối mặt".

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 7
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy ngày 30/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ nâng mức cảnh báo đi lại đối với 15 quốc gia và vùng lãnh thổ

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) cùng Bộ Ngoại giao Mỹ đã khuyến cáo người dân nước này tránh đến 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, do lo ngại sự lây lan của đại dịch COVID-19.
CDC Mỹ đã nâng mức cảnh báo đi lại lên "Cấp độ 4: Rất cao" đối với Colombia, Costa Rica, CH Dominica, Fiji, Jamaica, Guadalupe, Kuwait, Mongolia, Niger, Peru, Romania, Saint Barthelemy, Saint Martin, Tunisia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Đến nay, CDC Mỹ đã khuyến cáo hạn chế đi lại đối với 115 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tương tự, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã tăng mức cảnh báo đi lại lên "Cấp độ 4: Không đi lại" đối với những quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong danh sách trên. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa khoảng 140 quốc gia và vùng lãnh thổ vào danh sách "Không đi lại", trong đó có cả một số khu vực không phải vì lý do dịch bệnh COVID-19.

Hàn Quốc, Nhật Bản: Ca mắc mới cao kỷ lục

ADVERTISING

X

Hàn Quốc ghi nhận dấu mốc buồn khi số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 25/1 đạt mức cao kỷ lục 8.571 ca do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết trong số các ca mắc mới trên có 8.356 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca nhiễm lên 749.979 ca. Đây cũng là lần đầu tiên số ca mắc mới theo ngày tại Hàn Quốc vượt mốc 8.000 ca kể từ khi dịch bùng phát.

Nước láng giềng Nhật Bản ngày 25/1 cũng ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 lần đầu tiên vượt 60.000 ca. Chính phủ nước này dự kiến sẽ gia hạn các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong nỗ lực kiểm soát sự lây lan của biến thể Omicron.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 8
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Moradabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Thái Lan triển khai tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 tuổi

Chính phủ Thái Lan sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 vào ngày 31/1, với ưu tiên dành cho những nhóm dễ bị tổn thương.

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết đợt tiêm chủng này sẽ sử dụng 3 triệu liều vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất, bắt đầu bằng việc tiêm cho trẻ em thuộc các nhóm dễ bị tổn thương tại Viện Sức khỏe trẻ em quốc gia mang tên Hoàng hậu Sirikit trước khi được cung cấp cho các trẻ em khác.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 9
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại đảo nghỉ dưỡng Phuket, Thái Lan. Ảnh: Reuters

Cho đến nay, đã có khoảng 4,5 trong số 5 triệu thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi ở Thái Lan được tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 và hơn 4 triệu em đã được tiêm mũi thứ 2.

Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này sáng 25/1 thông báo ghi nhận thêm 6.718 ca mắc mới, cùng 12 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 2.391.357 ca, trong đó có 22.057 người không qua khỏi.

Philippines điều chỉnh nguy cơ dịch

Bộ Y tế Philippines (DOH) cùng ngày thông báo có thêm 17.677 ca mắc mới COVID-19, nâng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á này lên 3.459.646 ca. Trong khi đó, số ca đang được điều trị đã giảm xuống còn 247.451 ca khi tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 cũng giảm còn 37,2% - lần đầu tiên xuống dưới 40% kể từ ngày 6/1. DOH cũng cho biết số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 53.598 sau khi có thêm 79 người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 10
Gần 60 triệu người Philippines đã tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cho biết mức độ rủi ro COVID-19 đối với Philippines và khu vực thủ đô của nước này đã được điều chỉnh từ "nguy cơ nghiêm trọng" xuống mức "nguy cơ cao". Trong khi đó, Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết Omicron hiện là biến thể "chiếm ưu thế hơn" ở vùng thủ đô Manila và đang lan rộng ở các khu vực khác.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nam sinh 17 tuổi mắc bệnh gút mạn mà không hề hay biếtNam sinh 17 tuổi mắc bệnh gút mạn mà không hề hay biết
04:57:04 18/01/2025
Suy tim, đột quỵ vì không tuân thủ điều trị bệnh cơ timSuy tim, đột quỵ vì không tuân thủ điều trị bệnh cơ tim
05:02:08 18/01/2025
Nhiễm trùng nặng vì bôi cao sim chữa bỏng bô xe máyNhiễm trùng nặng vì bôi cao sim chữa bỏng bô xe máy
04:27:51 18/01/2025
Nhiều người phải cấp cứu vì viêm phổiNhiều người phải cấp cứu vì viêm phổi
04:30:16 18/01/2025
Nam sinh 15 tuổi tử vong vì đột quỵNam sinh 15 tuổi tử vong vì đột quỵ
05:18:33 18/01/2025
Một loại củ được xem là 'mỏ vàng' dinh dưỡng và được bác sĩ khuyên dùngMột loại củ được xem là 'mỏ vàng' dinh dưỡng và được bác sĩ khuyên dùng
06:26:02 18/01/2025
3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng
06:28:12 18/01/2025
Bệnh dại có nguy cơ gia tăng dịp TếtBệnh dại có nguy cơ gia tăng dịp Tết
08:32:40 18/01/2025

Tin đang nóng

Bạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương NhiBạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương Nhi
06:05:54 19/01/2025
Bắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà NộiBắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà Nội
07:05:31 19/01/2025
Bỏ nhà ra đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày trở về nhìn thấy bố, nam thanh niên gào thét: "Ông không phải cha tôi!"Bỏ nhà ra đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày trở về nhìn thấy bố, nam thanh niên gào thét: "Ông không phải cha tôi!"
08:27:10 19/01/2025
Sao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻSao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ
09:13:38 19/01/2025
"Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông""Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông"
08:46:15 19/01/2025
Phim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mêPhim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mê
05:59:40 19/01/2025
Bức ảnh chưa từng công bố của Lưu Diệc Phi hút 70 triệu lượt xemBức ảnh chưa từng công bố của Lưu Diệc Phi hút 70 triệu lượt xem
06:03:22 19/01/2025
Phát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương NhiPhát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương Nhi
08:39:31 19/01/2025

Tin mới nhất

Làm việc căng thẳng cuối năm, cô gái trẻ suýt đột quỵ

Làm việc căng thẳng cuối năm, cô gái trẻ suýt đột quỵ

11:39:32 19/01/2025
Trong lúc leo thang bộ lên văn phòng, Hoàng Phương (27 tuổi, ngụ TPHCM) đột ngột cảm nhận cơn đau từ động mạch cảnh ở cổ. Trong tích tắc, đầu cô xuất hiện cơn đau buốt, Phương không tự chủ được mà ngã khuỵu xuống.
Thịt bò đắt tiền nhưng có bổ hơn thịt lợn?

Thịt bò đắt tiền nhưng có bổ hơn thịt lợn?

11:36:41 19/01/2025
Cả thịt bò và thịt lợn đều có tác dụng tốt miễn là bạn biết chọn số phần thịt có lợi cho sức khoẻ, hạn chế các loại chế biến sẵn và không ăn quá nhiều.
2 thói quen khiến thận bị tàn phá âm thầm

2 thói quen khiến thận bị tàn phá âm thầm

11:34:26 19/01/2025
Suy thận mạn đang ngày càng trẻ hóa, một phần bắt nguồn từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ của nhiều người.
Người đàn ông cấp cứu trong tình trạng đau đớn sau buổi dọn nghĩa trang cuối năm

Người đàn ông cấp cứu trong tình trạng đau đớn sau buổi dọn nghĩa trang cuối năm

11:32:43 19/01/2025
Nam bệnh nhân mắc viêm mô bào hoại tử sau buổi dọn dẹp nghĩa trang và phải vào bệnh viện cấp cứu, trải qua 2 cuộc phẫu thuật.
Nhiễm sùi mào gà ở mũi vì thói quen nhiều người Việt có

Nhiễm sùi mào gà ở mũi vì thói quen nhiều người Việt có

11:31:17 19/01/2025
Người đàn ông bị sùi mào gà ở vùng kín nhưng thường xuyên dùng tay sờ vào vị trí tổn thương rồi ngoáy mũi dẫn tới cả chùm ổ sùi ở vị trí này.
Các loại quả ít nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu nhất

Các loại quả ít nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu nhất

08:43:51 18/01/2025
Vỏ bơ dày và không ăn được đóng vai trò như một rào chắn tự nhiên, ngăn thuốc trừ sâu xâm nhập vào phần bên trong. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên rửa sạch vỏ bơ để tránh vi khuẩn hoặc chất ô nhiễm từ vỏ chuyển sang các phần khác khi cắt.
Thưởng thức trà shan tuyết thế nào để tránh tác dụng phụ?

Thưởng thức trà shan tuyết thế nào để tránh tác dụng phụ?

08:29:39 18/01/2025
Uống trà shan tuyết quá đặc có thể dẫn đến ngộ độc trà, dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và huyết áp. Nên thưởng thức trà pha ở nồng độ nhẹ hoặc vừa phải để tránh những tác dụng phụ tiềm ẩn...
5 bí quyết phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng

5 bí quyết phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng

05:24:01 18/01/2025
Loét dạ dày tá tràng là tình trạng những vết loét phát triển trên niêm mạc của dạ dày và đoạn đầu của ruột non, thường xảy ra do vi khuẩn HP và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Đau đầu đột ngột: Cảnh báo căn bệnh nguy cơ tử vong nhanh chóng

Đau đầu đột ngột: Cảnh báo căn bệnh nguy cơ tử vong nhanh chóng

05:20:41 18/01/2025
Dị dạng mạch máu não ở người trẻ gây những hệ quả vô cùng nặng nề, có thể để lại di chứng suốt đời.
Dây đeo đồng hồ thông minh chứa hóa chất độc hại

Dây đeo đồng hồ thông minh chứa hóa chất độc hại

05:15:07 18/01/2025
Một nghiên cứu của Đại học Notre Dame phát hiện dây đeo đồng hồ thông minh và các thiết bị theo dõi sức khỏe khác chứa hàm lượng cao nhiều chất PFAS độc hại có thể thẩm thấu qua da đi vào cơ thể.
Phòng tránh biến chứng loét bàn chân, người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc bàn chân như thế nào?

Phòng tránh biến chứng loét bàn chân, người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc bàn chân như thế nào?

04:45:31 18/01/2025
Người bệnh mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở bàn chân.
Cô gái sơ ý nuốt cả viên thuốc còn nguyên vỏ sắc cạnh

Cô gái sơ ý nuốt cả viên thuốc còn nguyên vỏ sắc cạnh

04:43:31 18/01/2025
Bác sĩ khuyến cáo cả người lớn lẫn trẻ nhỏ phải luôn cẩn thận trong việc uống thuốc và dùng các thực phẩm. Nên kiểm tra và đọc kỹ đường dùng thuốc, khi uống thuốc không nên cười đùa hay la hét để tránh tình trạng nuốt phải thuốc chưa bó...

Có thể bạn quan tâm

Tóm dính tiểu tam và người tình U70 đi mua sắm, thân mật trêu ngươi dư luận sau 10 năm ngoại tình?

Tóm dính tiểu tam và người tình U70 đi mua sắm, thân mật trêu ngươi dư luận sau 10 năm ngoại tình?

Sao châu á

11:36:38 19/01/2025
Nhất cử nhất động của cặp đôi bị ghét nhất showbiz Kim Min Hee - Hong Sang Soo trong thời gian qua đã gây chú ý lớn với công chúng.
Hoàng Yến Chibi rap giọng Huế ngọt cỡ nào?

Hoàng Yến Chibi rap giọng Huế ngọt cỡ nào?

Tv show

11:34:19 19/01/2025
Không chỉ xuất sắc trong từng lời ca, từng động tác vũ đạo, Hoàng Yến Chibi còn chơi lớn , trổ tài viết rap và đóng tune cực mượt
Xuất hiện tựa game Soulslike mới đầy thú vị, được coi là Elden Ring phiên bản "khủng long"

Xuất hiện tựa game Soulslike mới đầy thú vị, được coi là Elden Ring phiên bản "khủng long"

Mọt game

11:33:45 19/01/2025
FromSoftware đã tạo nên một cơn sốt khi phát hành series Dark Souls, và gần đây nhất là Elden Ring - các tựa game Soulslike khiến không ít game thủ phải phấn khích.
Khoe với chồng tổng tiền thưởng Tết của gia đình được 30 triệu, nào ngờ anh muốn dùng số tiền đó biếu mẹ và em dâu

Khoe với chồng tổng tiền thưởng Tết của gia đình được 30 triệu, nào ngờ anh muốn dùng số tiền đó biếu mẹ và em dâu

Góc tâm tình

11:33:23 19/01/2025
Quyết định chồng đưa ra làm tôi bối rối, không biết phải làm sao cho hợp lý nữa?Anh cả muốn độc chiếm 3000m2 đất, thay đổi di chúc của bố mẹ, tôi quyết tâm kiện ra tòa nhưng chồng lại khuyên tôi từ
Câu hỏi Olympia khiến cả 4 thí sinh và khán giả đều "tưởng bở", nghe thì dễ nhưng chắc chắn 99% trả lời sai

Câu hỏi Olympia khiến cả 4 thí sinh và khán giả đều "tưởng bở", nghe thì dễ nhưng chắc chắn 99% trả lời sai

Netizen

11:32:18 19/01/2025
Trong cuộc thi Tháng 3 Quý 2 năm thứ 22 cũng từng xuất hiện một câu hỏi như thế. Nội dung nghe thì thấy dễ, nhưng cuối cùng lại không có bất kỳ một ai đưa ra được đáp án chính xác.
Clip Luna Đào vừa đến Trấn Thành liền rời thảm đỏ, cái liếc mắt chưa đến 2 giây bị camera bắt gọn

Clip Luna Đào vừa đến Trấn Thành liền rời thảm đỏ, cái liếc mắt chưa đến 2 giây bị camera bắt gọn

Sao việt

11:30:33 19/01/2025
Cụ thể, trong lúc Trấn Thành đang đứng tại khu vực thảm đỏ chính để tiếp đón khách mời, thì sự xuất hiện bất ngờ của Luna Đào gây chú ý.
Van Nistelrooy bị CĐV Leicester quay lưng

Van Nistelrooy bị CĐV Leicester quay lưng

Sao thể thao

11:27:13 19/01/2025
HLV người Hà Lan chịu áp lực lớn từ người hâm mộ sau chuỗi trận gây thất vọng của Leicester City trong thời gian gần đây.
Trấn Thành bất ngờ đăng đàn cầu cứu cư dân mạng, biết lý do ai cũng phẫn nộ

Trấn Thành bất ngờ đăng đàn cầu cứu cư dân mạng, biết lý do ai cũng phẫn nộ

Hậu trường phim

11:23:58 19/01/2025
Ngay sau buổi công chiếu phim, Trấn Thành bất ngờ đăng tải một dòng trạng thái vô cùng cấp bách để năn nỉ cư dân mạng một điều.
Khởi tố 2 bị can trốn thuế hơn 2,1 tỷ đồng

Khởi tố 2 bị can trốn thuế hơn 2,1 tỷ đồng

Pháp luật

11:23:44 19/01/2025
Ngày 19/1, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, các bị can bị khởi tố là Trần Vũ Quyết (SN 1985) và Lê Xuân Sơn (SN 1983), cùng trú tại xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.
Gành Đá Đĩa bừng sáng trong ánh bình minh

Gành Đá Đĩa bừng sáng trong ánh bình minh

Du lịch

11:22:49 19/01/2025
Với tầng tầng lớp lớp đá đen bóng xếp chồng lên nhau theo hình bậc thang kỳ thú, gành Đá Đĩa là một trong những thắng cảnh nổi tiếng, độc đáo nhất của Việt Nam.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 19/01: Cự Giải khó khăn, Bảo Bình nóng vội

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 19/01: Cự Giải khó khăn, Bảo Bình nóng vội

Trắc nghiệm

11:02:35 19/01/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 19/01 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải cần kiên trì hơn, Bảo Bình hãy xác định rõ các mục tiêu.