Thế giới còn trên 12,98 triệu bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 19/7 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 191.395.179 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.109.043 ca tử vong.
Hơn 174,3 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn hơn 12,98 triệu bệnh nhân đang được điều trị.
Người dân đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào ngày 17/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Đông Nam Á, Lào tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa đến hết ngày 3/8 nhằm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Đây là lần thứ 6 Lào gia hạn lệnh phong tỏa được áp dụng từ ngày 22/4 đến nay. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực, đặc biệt là ở các nước láng giềng của Lào, vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.
Tại Lào, dù tình hình lây nhiễm trong cộng đồng có giảm, nhưng số ca nhập cảnh ngày càng tăng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống của người dân, Lào tiếp tục cho phép mở cửa trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ thực phẩm tươi sống, chợ đêm; tiếp tục cho mở các cửa hiệu cắt tóc, cửa hàng làm đẹp ở khu vực ngoài vùng đỏ. Tới nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 3.540 ca mắc COVID-19 và 5 ca tử vong.
Campuchia thông báo có thêm 790 ca mới, nâng tổng số lên 67.971 ca. Trong số các ca mới có 581 lây nhiễm trong nước và 209 ca nhập cảnh. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 1.128 ca sau khi ghi nhận 22 bệnh nhân không qua khỏi. Campuchia đang đối mặt với nguy cơ ngày càng lớn các ca nhập cảnh từ Thái Lan làm lây lan biến thể Delta. Số lượng lớn lao động đổ về nước từ Thái Lan và trong đó nhiều người mắc bệnh đã và đang gây sức ép lớn lên hệ thống hạ tầng y tế các tỉnh giáp biên giới Thái Lan.
Các tòa nhà hành chính cũ của thành phố Khemara Phoumint (tỉnh Koh Kong) được trưng dụng làm trung tâm điều trị COVID-19, đặc biệt là các ca nặng trong bối cảnh số ca mới tại tỉnh này mỗi ngày đều tăng hai con số. Các tỉnh Banteay Meanchey, Oddar Meanchey và Battambang mỗi ngày cũng phát hiện nhiều ca mới qua xét nghiệm nhanh. Campuchia đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 từ ngày 10/2. Tính đến ngày 18/7, khoảng 10 triệu liều vaccine đã được sử dụng, với 5,91 triệu người đã tiêm mũi đầu tiên và 4,13 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi. Campuchia đang đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 10 triệu trong tổng số 16 triệu dân vào tháng 11.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 16/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan ghi nhận 11.784 ca mới, đánh dấu ngày thứ 4 liên tiếp quốc gia này ghi nhận số ca mới cao nhất từ khi dịch bùng phát, trong khi ghi nhận thêm 81 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên là 3.422 ca, trong tổng số 415.170 ca mắc COVID-19. Giới chức Thái Lan đã cho dựng các trạm kiểm soát để hạn chế hoạt động đi lại của người dân ở 13 tỉnh được liệt vào “vùng đỏ sẫm” – khu vực được kiểm soát nghiêm ngặt và tối đa.
Video đang HOT
Tất cả các chuyến bay nội địa từ hai sân bay ở vùng đô thị Bangkok là Suvarnabhumi và Don Mueang sẽ tạm ngừng kể từ ngày 21/7. Ngoài ra, các phương tiện giao thông công cộng khác cũng sẽ giảm 50% công suất hoạt động kể từ ngày 21/7. Đến nay, Thái Lan đã tiêm được tổng cộng 14.298.596 liều vaccine phòng COVID-19 trong tổng số 100 triệu liều mà nước này dự kiến sẽ tiêm cho người dân cho tới cuối năm để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng với khoảng 70% dân số được tiêm chủng.
Singapore khuyến cáo những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19, đặc biệt người cao tuổi, nên ở trong nhà nhiều nhất có thể trong vài tuần tới, trong bối cảnh gia tăng quan ngại về nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Singapore ngày 19/7 ghi nhận 163 ca mắc mới, con số thống kê theo ngày cao nhất trong 11 tháng, với các cụm lây nhiễm tăng liên quan tới quán bar karaoke và một cảng cá. Khoảng 73% trong tổng số 5,7 triệu dân ở Singapore đã được tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, tuy nhiên chính phủ nước này đang đẩy mạnh việc tiêm chủng cho người cao tuổi.
Malaysia đã phê duyệt có điều kiện việc nhập khẩu và phân phối 2 bộ dụng cụ tự xét nghiệm COVID-19, cho phép bán tại các hiệu thuốc cộng đồng hoặc trung tâm y tế đã đăng ký. Hai bộ dụng cụ này gồm bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 Salixium do hãng Reszon Diagnostic (Malaysia) sản xuất và bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 Gmate của công ty Philosys ( Hàn Quốc). Trong đó, Salixium xét nghiệm hỗn hợp nước bọt và dịch mũi, trong khi Gmater xét nghiệm nước bọt. Ngày 19/7, Malaysia ghi nhận 10.972 ca mới và 129 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt là 927.533 ca và 7.14 ca.
Indonesia ghi nhận thêm 1.338 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi lên 74.920 người. Cũng trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 34.257 ca mới, mức thấp nhất theo ngày được ghi nhận kể từ ngày 6/7. Hiện số ca mắc tại Indonesia đã vượt 2,9 triệu ca. Philippines thông báo có thêm 5.651 ca mới, nâng tổng số lên 1.513.396 ca. Số người tử vong cũng tăng lên 26.786 ca sau khi có thêm 72 bệnh nhân không qua khỏi.
Ấn Độ ghi nhận 38.164 ca mới và 499 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, đây là số ca mắc mới và tử vong tính theo ngày thấp nhất trong vòng 3 tháng qua.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 13/7/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới theo ngày là 1.252 ca, giảm so với mức đỉnh điểm 1.454 ca ghi nhận trong ngày 17/7. Tuy nhiên, số ca mắc mới trong ngày vẫn trên 1.000 ca/ngày trong gần 2 tuần qua, khiến nhà chức trách buộc siết chặt các quy định chống dịch trên toàn quốc nhằm giảm tốc độ lây nhiễm trong mùa Hè. Hàn Quốc đã ghi nhận tổng cộng 179.203 ca mắc và 2.058 ca tử vong. Trong đó, riêng vùng thủ đô Seoul, chiếm một nửa trong tổng số 51,34 triệu dân của cả nước.
Bang Victoria của Australia sẽ kéo dài lệnh phong tỏa chống dịch sau ngày 20/7, mặc dù số ca mắc mới giảm nhẹ. Gần một nửa trong số 25 triệu người dân Australia đã bị cách ly tại nhà, trong đó riêng Sydney – thành phố lớn nhất nước – thực hiện lệnh phong tỏa 5 tuần và toàn bộ bang Victoria thực hiện quy định ở nhà, sau khi biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm nhanh gây ra đợt bùng phát tồi tệ nhất tại Australia trong năm nay.
Tại châu Âu, Chính phủ Anh đã dỡ bỏ tất cả biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng để chống dịch COVID-19 tại vùng England. Theo đó, từ ngày 19/7, các hộp đêm được mở cửa trở lại và những cơ sở kinh doanh trong nhà khác được phép hoạt động đủ công suất. Các quy định bắt buộc đeo khẩu trang và làm việc tại nhà cũng được dỡ bỏ. Trong khi England dỡ bỏ các biện pháp hạn chế, chính quyền các vùng Scotland, Wales và Bắc Ireland sẽ đưa ra chính sách riêng về vấn đề này. Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi người dân duy trì cảnh giác, đề phòng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, đồng thời hối thúc mọi người tiêm vaccine phòng COVID-19.
Chiến dịch tiêm vaccine tại Anh đã được triển khai thành công, theo đó, hiện mọi người trưởng thành tại nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo số ca mắc mới tại Anh có thể tăng lên mức cao kỷ lục 100.000 ca/ngày do biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh. Chính phủ Anh ngày 19/7 thông báo quy định mới, theo đó những nhân viên y tế tuyến đầu có thể tiếp tục làm việc ngay cả khi họ đã tiếp xúc với người mắc COVID-19, miễn cách ly đối với những nhân viên đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Những nhân viên này cần có xét nghiệm âm tính với virus và được làm xét nghiệm hằng ngày trong thời gian lẽ ra họ cần phải cách ly do tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19.
Pháp không loại trừ khả năng tái áp đặt lệnh giới nghiêm nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, nếu tình trạng lây nhiễm tiếp tục gia tăng. Trong 24 giờ qua, Pháp đã ghi nhận hơn 12.500 ca mới, ngày thứ 3 liên tiếp số ca mới trên 10.000 ca do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta.
Ireland đã áp dụng Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 như nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Động thái trên của Ireland chậm hơn vài tuần so với các nước trong khối do hệ thống công nghệ thông tin chăm sóc sức khỏe của nước này bị tin tặc tấn công. Với việc áp dụng Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19, những người đến từ EU, Iceland, Lichtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ khi nhập cảnh vào Ireland sẽ không phải cách ly nếu đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, vừa khỏi bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh. EU đã chính thức áp dụng Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 từ ngày 1/7, với hy vọng đây sẽ là “bàn đạp” để khôi phục ngành du lịch khu vực sau 1 năm đìu hiu dưới tác động của đại dịch.
Theo Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi, tính đến chiều 19/7, châu lục này ghi nhận tổng cộng 6.236.745 ca COVID-19, trong đó có 157.967 ca tử vong. Hơn 5,43 triệu bệnh nhân COVID-19 tại châu Phi đã phục hồi. Các quốc gia gồm Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ethiopia và Ai Cập là nhóm những nước có số ca mắc cao nhất tại châu lục, trong đó đứng đầu là Nam Phi với hơn 2,29 triệu ca.
Campuchia lo ngại khó khống chế dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 21/6, Bộ Y tế Campuchia thông báo ghi nhận thêm 735 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này từ đầu mùa dịch đến nay lên 43.446 ca. Trong số các ca mắc mới có 708 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 27 ca nhập cảnh.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 31/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, số người tử vong vì COVID-19 vẫn ở mức cao. Sau hai ngày cuối tuần trước ghi nhận 37 ca tử vong, ngày 21/6 có thêm 10 người tử vong mới, nâng số trường hợp không qua khỏi vì COVID-19 tại Campuchia lên 441 người.
Báo Khmer Times vừa đưa tin dịch COVID-19 lây lan nhanh có thể liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từ một số nước khác đang khiến Campuchia lo ngại khó kiểm soát được dịch bệnh trong nước. Trên thế giới, làn sóng lây nhiễm mới từ các biến thể Alpha và Delta đang diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Tại Campuchia, cuối tuần trước, Viện Pasteur đã phát hiện thêm 7 ca nhiễm biến thể Delta ở các tỉnh Oddar Meanchey, Siem Reap, Banteay Meanchey và Kampot.
Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia kiêm người đứng đầu Ủy ban Tiêm phòng COVID-19 của Campuchia, bà Or Vandine, cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại trước tình trạng dịch bệnh lây lan nhanh chóng tại nước này cùng số ca tử vong tiếp tục ở mức cao. Bà kêu gọi mọi người nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ bản thân, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế.
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, chính quyền thủ đô Phnom Penh đã quyết định tái áp đặt hạn chế đối với một số hoạt động và kinh doanh có rủi ro cao làm lây lan dịch COVID-19, cũng như ngừng các cuộc tụ họp đông người thêm 14 ngày từ 20/6-3/7/2021. Theo đó, một số hoạt động tiếp tục tạm dừng gồm quán karaoke, quán bar, sòng bạc, khu nghỉ dưỡng, bảo tàng, cơ sở mát xa, phòng tập gym và trung tâm thể thao. Chính quyền Phnom Penh cũng thông báo sẽ ngừng các hoạt động khác nếu thấy cần thiết và phù hợp với tình hình phát sinh trong công tác phòng chống dịch.
Số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã vượt ngưỡng 2 triệu ca khi Bộ Y tế nước này thông báo thêm 14.536 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát và vượt kỷ lục cũ được ghi nhận hôm 30/1 vừa qua với 14.518 ca. Số ca tử vong cũng tăng thêm 294 ca lên 54.956 ca.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, như vậy, kể từ khi Tổng thống Joko Widodo công bố các ca dương tính đầu tiên vào đầu tháng 3/2020, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 2.004.445 ca, trong đó 1.801.761 ca đã bình phục. Tính đến nay, vẫn còn 147.728 người đang được điều trị hoặc cách ly, bên cạnh 124.845 ca nghi nhiễm.
Người dân đợi tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Jakarta, Indonesia, ngày 16/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Sự gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19 đã khiến chính quyền các tỉnh thành siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là trong bối cảnh cả 3 biến thể nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay đều đã được ghi nhận tại Indonesia. Chính quyền Đặc khu hành chính Yogyakarta đang cân nhắc tái áp đặt lệnh phong tỏa quy mô lớn (PSBB), trong khi Thống đốc tỉnh Tây Java, ông Ridwan Kamil đã đặt vùng Đại Bandung trong tình trạng cảnh báo cao. Tại thủ đô Jakarta, Thống đốc Anies Baswedan đã ra lệnh cấm tất cả các hoạt động cộng đồng sau 21h. Các kế hoạch mở lại trường học cũng bị hủy bỏ tại một số địa phương như Jakarta, Bogor, Bandung.
Chính phủ Indonesia cũng đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng quy mô nhỏ (PPKM) trong hai tuần kể từ ngày 22/6-5/7 tới. Theo Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Airlangga Hartarto, các biện pháp hạn chế này sẽ được áp dụng đối với các "vùng đỏ" - nơi các ca mắc COVID-19 đang gia tăng mạnh. Các nhà hàng, quán cà phê và quán ăn tại các khu chợ cũng như trung tâm mua sắm chỉ được hoạt động ở mức tối đa 25% công suất, trong khi dịch vụ bán hàng ăn mang đi cũng chỉ được phép mở cửa đến 20h. Văn phòng của các doanh nghiệp nhà nước (SOE) và các doanh nghiệp thuộc sở hữu của chính quyền địa phương tại các "vùng đỏ" COVID-19 chỉ được hoạt động với 25% công suất và 75% nhân viên còn lại buộc phải làm việc tại nhà.
Trong khi đó, các văn phòng nằm tại các khu vực còn lại chỉ được phép hoạt động với 50% công suất và phải tuân thủ các quy trình y tế nghiêm ngặt. Các lĩnh vực thiết yếu, như sản xuất, dịch vụ công cộng, các dự án quan trọng quốc gia và địa điểm cung cấp các nhu cầu cơ bản của người dân vẫn được phép hoạt động 100% công suất song phải điều chỉnh về giờ giấc hoạt động và tuân theo các giao thức y tế chống COVID-19.
Cùng ngày, Thái Lan thông báo có thêm 3.175 ca mắc mới, đánh dấu ngày thứ 5 liên tiếp ghi nhận hơn 3.000 ca mắc trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục hồi kinh tế.
Với số ca nhiễm mới trên, hiện Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 221.306 ca mắc COVID-19, với hơn 85% trong số đó được ghi nhận kể từ ngày 1/4 khi đợt dịch thứ ba tấn công và nhanh chóng lan rộng khắp đất nước. Cũng trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 29 ca tử vong do COVID-19, nâng số bệnh nhân không qua khỏi lên 1.658 người.
Trong bối cảnh tình hình COVID-19 ở Thái Lan vẫn diễn biến nghiêm trọng, đặc biệt là ở thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận, Chính phủ Thái Lan đã từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế trên toàn quốc. Kể từ ngày 21/6, các nhà hàng ở Bangkok có thể phục vụ đồ ăn đến 23h, trong khi các hồ bơi, cơ sở giáo dục, thư viện và sân vận động được phép mở cửa trở lại.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 165 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 19/5 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 165.097.181 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.422.436 ca tử vong. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN Hiện trên 144,11 triệu bệnh nhân COVID-19 trên toàn thế giới đã hồi phục trong...