Thế giới có trên 158,4 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 9/5, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 158.403.868 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 3.298.916 ca tử vong.
Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, với 33.454.581 ca nhiễm và hơn 595.588 ca tử vong. Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong với 421,484 ca trong khi Ấn Độ đứng thứ hai về ca nhiễm với 22.296.414 ca.
Người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Chicago, Illinois, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Châu Âu hiện là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 45.456.607 ca nhiễm và 1.034.561 ca tử vong. Châu Á đứng thứ hai khi ghi nhận 43.553.375 ca mắc, trong đó có 565.199 ca tử vong. Tiếp đó là khu vực Bắc Mỹ với 38.819.692 ca nhiễm và 871.215 ca tử vong. Theo thống kê, Hungary là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới với 295 ca trên mỗi 100.000 dân, tiếp theo là CH Séc với 277 ca, Bosnia-Herzegovina là 268 ca, Montenegro là 245 ca và CH Bắc Macedonia với 244 ca.
Tình hình tại “tâm dịch” Ân Đô vân chưa có dâu hiêu cải thiên khi tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong ở mức cao. Cụ thể, ngày 9/5 là ngày thứ 4 liên tiếp số ca nhiễm mới tại quốc gia Nam Á này vượt 400.000 ca/ngày và ngày thứ 2 liên tiếp số ca tử vong trên 4.000 ca/ngày. Với tình trạng thiếu oxy trầm trọng và giường bệnh ở nhiều bệnh viện, trong khi nhà xác và lò hỏa táng tràn ngập thi thể bệnh nhân COVID-19, các chuyên gia cho rằng con số thực tế về số ca nhiễm mới và những trường hợp không qua khỏi có thể còn cao hơn nhiều. Viện Đánh giá và đo lường sức khỏe của Ấn Độ ước tính số ca tử vong do COVID-19 tại nước này có thể lên tới 1 triệu người vào tháng 8. Con số báo cáo của Bộ Y tế Ấn Độ cho biết nước này đến nay có tổng cộng 22.296.414 ca nhiễm và 242.362 ca tử vong do COVID-19.
Liên quan đến biến thể của SARS-CoV-2 tại Ấn Độ, bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng biến thể đột biến kép B.1.617 này dễ lây lan hơn và có nhiều ý kiến lo ngại biến thể này vượt qua “hàng phòng vệ” của vaccine ngừa COVID-19, qua đó khiến dịch bệnh bùng phát mạnh tại Ấn Độ. Bà Swaminathan cảnh báo tình trạng số ca nhiễm tăng mạnh tại Ấn Độ sẽ làm tăng đáng kể khả năng xuất hiện các biến thể mới và nguy hiểm hơn. Theo nhà khoa học người Ấn Độ này, virus càng sinh sôi và lây lan thì càng có nhiều khả năng đột biến sẽ phát triển và thích nghi. Những biến thể tích tụ nhiều đột biến có thể sẽ kháng các loại vaccine mà chúng ta có hiện nay. Bà cho rằng đây sẽ là một thách thức đối với cả thế giới.
Trước tình hình nguy cấp này, Tổng cục Quản lý Dược phẩm Ấn Độ (DCGI) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp thuốc 2-deoxy-D-glucose (2-DG) để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo sẽ tuyển dụng lại khoảng 400 bác sĩ quân y đã nghỉ hưu để tăng cường lực lượng nhân viên y tế hiện nay tại các bệnh viện vốn đã quá tải. Theo kế hoạch, lượng bác sĩ này sẽ được ký hợp đồng làm việc với thời gian tối đa là 11 tháng.
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ ngày 1/5/2021. Ảnh: Reuters/TTXVN
Video đang HOT
Hiệp hội Y tế Ấn Độ (IMA) đã kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Narenda Modi ban bố một lệnh phong tỏa “hoàn toàn, có chuẩn bị tốt và được thông báo trước” trên cả nước, thay cho các lệnh giới nghiêm ban đêm và một số biện pháp hạn chế mà các địa phương đang triển khai thực hiện ở thời điểm hiện tại. Cùng ngày, chính quyền thủ đô New Delhi và bang Uttar Pradesh đã quyết định gia hạn lệnh phong tỏa và lệnh giới nghiêm cho đến ngày 17/5.
Tại Đông Nam Á, Lào đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do dịch COVID-19. Như vậy, sau hơn 1 năm kể từ dịch bùng phát, Lào là quốc gia cuối cùng trong ASEAN có ca tử vong do COVID-19. Theo Bộ Y tế Lào, ca tử vong đầu tiên này là một nữ công dân Việt Nam, sinh năm 1969. Bệnh nhân sang làm việc tại Lào từ năm 2020, nhập viện từ ngày 30/4 và có bệnh lý nền là viêm gan B và tiểu đường. Sau hơn 1 tuần chữa trị, bệnh nhân đã tử vong vào lúc 1 giờ sáng 9/5 dù trước đó đã nhận được sự hỗ trợ từ xa của các chuyên gia y tế Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Y tế Lào thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm 69 ca mắc mới COVID-19 mới tại 4 tỉnh, thành, trong đó có 46 ca ở tỉnh Bokeo, nơi có Đặc khu Kinh tế Tam Giác Vàng và giáp giới với Trung Quốc, tiếp đó là thủ đô Viêng Chăn với 16 ca… Điều này cho thấy, mặc dù tình hình dịch của Lào có phần nào giảm nhiệt trong những ngày qua nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Như vậy đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.302 ca mắc COVID-19, trong đó có 66 người Việt Nam.
Còn tại Campuchia, Bộ Y tế nước này cho biết số ca mắc mới COVID-19 trong ngày đã giảm nhẹ so với những ngày trước đó với 520 ca được ghi nhận. Tính đến nay, Campuchia đã xác nhận tổng cộng 19.237 ca mắc COVID-19 trên cả nước, trong đó 7.641 người đã bình phục.
Tại Thái Lan, giới chức y tế thông báo nước này ghi nhận thêm 2.101 ca mắc và 17 ca tử vong. Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 83.375 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 399 người đã tử vong.
Malaysia cùng ngày ghi nhận 26 ca tử vong và đây là ngày có số bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này hồi năm ngoái. Hiện tổng số ca tử vong do COVID-19 ở Malaysia đã lên tới 1.683 ca trong tổng số 440.677 ca.
Tại Đông Bắc Á, ngày 9/5 là ngày thứ 3 liên tiếp, Nhật Bản ghi nhận số ca mắc COVID-19 trên 6.000 ca/ngày, trong đó số bệnh nhân trở nặng đã tăng lên 1.144 ca – mức cao chưa từng có. Hiện thủ đô Tokyo là địa phương ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất với 1.032 ca. Ngoài Tokyo, “điểm nóng” của dịch COVID-19 còn có Fukuoka, Hokkaido. Cả 2 địa phương này trong ngày 9/5 đều ghi nhận số ca nhiễm mới trên 500 ca.
Tại Hàn Quốc, số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày đã giảm dưới 600 ca vào ngày 9/5. Theo Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của Hàn Quốc (KDCA), nước này đã ghi nhận 564 ca nhiễm mới trong ngày 9/5, trong đó có 522 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Hàn Quốc hiện đã lên tới 127.309 ca.
Người dân xếp hàng tại một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Cornella, Tây Ban Nha. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Âu, Tây Ban Nha đã chính thức dỡ bỏ lệnh tình trạng khẩn cấp được áp đặt từ tháng 10/2020 để phòng chống dịch COVID-19. Như vậy, lần đầu tiên sau nhiều tháng, những người dân nước này đã được phép tự do đi lại giữa các vùng.
Lệnh tình trạng khẩn cấp đã hết hiệu lực vào lúc 0h ngày 9/5. Mặc dù các lệnh cấm đi lại giữa các vùng và lệnh giới nghiêm được dỡ bỏ, chính quyền các vùng vẫn có thể hạn chế giờ mở cửa và số lượng khách của các quán bar và nhà hàng. Các vùng cũng có thể đề nghị tòa án thông qua các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn như tái áp đặt lệnh giới nghiêm, hạn chế số người tụ tập trong nhà hoặc gia hạn lệnh cấm đi lại trong vùng.
Tại New Zealand, giới chức nước này đã cho phép từ ngày 10/5, nối lại những chuyến bay không cần cách ly đến bang New South Wales của Australia. Các chuyến bay này đã tạm dừng từ ngày 6/5 vừa qua sau khi hai người tại Sydney có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Đây là lần thứ ba chuyến bay bị gián đoạn kể từ khi “bong bóng du lịch” giữa New Zealand và Australia được mở từ ngày 18/4, gần 400 ngày sau khi cả hai nước đóng cửa biên giới do đại dịch. Trước đó, các chuyến bay đến và đi từ Tây Australia đã được nối lại sau khi tạm dừng vài ngày.
Johnson & Johnson: Công nghệ vector của vaccine không gây đông máu
Các nhà khoa học của Johnson & Johnson (J&J) hôm 16/4 bác bỏ lập luận rằng công nghệ vector virus của vaccine gây chứng đông máu.
Trước đó, trên Tạp chí Y học New England, tiến sĩ Kate Lynn-Muir và các đồng nghiệp tại Đại học Nebraska, Mỹ, cho biết tình trạng đông máu "có thể liên quan đến vector virus". Công nghệ này được sử dụng trong cả vaccine của AstraZeneca của Anh và Sputnik V của Nga. Cơ chế của nó là dùng virus vô hại (đóng vai trò vector) đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.
Ngày 15/4, tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cho biết việc cả J&J và AstraZeneca sử dụng chung cách điều chế là "manh mối khá rõ" cho thấy các ca đông máu có thể liên quan đến nhau.
Trong báo cáo ngày 16/4, Macaya Douoguih, nhà khoa học trực thuộc J&J và các đồng nghiệp chỉ ra rằng vector được sử dụng trong vaccine của hãng và AstraZeneca "về cơ bản khác nhau". Những khác biệt đó có thể tạo ra "hiệu ứng sinh học riêng biệt".
Cụ thể, vaccine J&J chứa virus vô hại lấy từ người, trong khi vaccine AstraZeneca sử dụng virus từ tinh tinh. Các liều J&J có thêm đột biến của virus để ổn định thành phần protein trong nCoV, trong khi vaccine AstraZeneca thì không.
Tiến sĩ Dan Barouch, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Virus, Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconness của Đại học Harvard, nhận định: "Các vector rất khác nhau. Sự liên quan của chúng vẫn chưa rõ ràng vào thời điểm này".
Một phụ nữ được tiêm vaccine Covid-19 tại trung tâm tiêm chủng ở Chinatown, Chicago, Illinois, Mỹ, ngày 6/4. Ảnh: Reuters
Trong báo cáo, các nhà khoa học từ J&J cho biết hiện chưa đủ bằng chứng để khẳng định vaccine của hãng gây đông máu. Họ sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan y tế để đánh giá dữ liệu.
Hội đồng cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ dự kiến nhóm họp vào ngày 23/4 để đánh giá xem có nên nối lại tiêm chủng bằng vaccine J&J hay không.
Ngày 13/4, Mỹ khuyến cáo ngừng sử dụng vaccine này sau khi ghi nhận 6 ca rối loạn đông máu hiếm gặp. Toàn bộ bệnh nhân đều là phụ nữ, độ tuổi từ 18 đến 48. Một người đã tử vong, một ca khác ở bang Nebraska nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Sự cố được đánh giá có thể làm phức tạp thêm nỗ lực tiêm chủng ngay tại thời điểm nhiều bang đang đối mặt số ca nhiễm nCoV mới gia tăng, cũng như trở ngại với chiến dịch tiêm phòng.
Đến ngày 15/4, khoảng 78,5 triệu người Mỹ đã được tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19.
Sợ biến thể COVID mới, Mỹ cấm nhập cảnh từ Nam Phi Tân Tổng thống Joe Biden sẽ áp đặt lệnh cấm đối với hầu hết các công dân không phải là công dân Mỹ nhập cảnh từ Nam Phi trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể virus SARS-CoV-2. Hành khách tại sân bay O'Hare ở Chicago, Illinois, Mỹ, ngày 15/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 24/1, một quan chức y tế...