Thế giới có trên 106,7 triệu ca mắc COVID-19
Theo số liệu của hãng thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 8/2 (theo giờ Việt Nam), thế giới có tổng cộng 106.767.817 ca mắc COVID-19 và 2.328.928 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 78.460.998 ca.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 lên xe cứu thương tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Thứ tự các quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 xét theo số ca mắc vẫn không thay đổi so với những ngày trước. Theo đó, Mỹ vẫn là nước ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất, với 27.612.687 ca, trong đó có 474.939 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 10.843.017 ca mắc và 155.137 ca tử vong, Brazil với 9.524.640 ca mắc và 231.561 ca tử vong, Nga với 3.983.197 ca mắc và 77.068 ca tử vong, Anh với 3.945.680 ca mắc và 112.465 ca tử vong.
Tại châu Âu, tình hình dịch bệnh ở Pháp ghi nhận diễn biến đáng chú ý khi một trường đại học ở thành phố Eaubonne, phía Bắc thủ đô Paris, phải tạm thời đóng cửa do phát hiện các ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từ Nam Phi. Hiện chính quyền địa phương đang triển khai chiến dịch truy vết nhằm ngăn chặn không để dịch lây lan.
Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc ở Brazil cũng đang lây lan sang quốc gia láng giềng Argentina. Ngày 8/2, Chính phủ Argentina thông báo phát hiện 4 trường hợp đầu tiên nhiễm 2 biến thể mới từ Brazil, đều là hành khách nhập cảnh từ Brazil. Ở nửa bên kia của lục địa, Canada cũng ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc biến thể mới ở Brazil, là người vừa trở về từ quốc gia Nam Mỹ. Biến thể này trước đó cũng đã xuất hiện tại châu Âu, cũng như Colombia và Mỹ.
Video đang HOT
Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Phillipines và Thái Lan tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc mới COVID-19. Với số ca mắc mới tăng 8.242 ca trong ngày 8/2, đến nay Indonesia phát hiện tổng cộng 1.166.079 ca mắc COVID-19, trong đó có 31.763 ca tử vong, tăng 207 ca trong 24 giờ qua. Hiện dịch COVID-19 đã lây lan toàn bộ 34 tỉnh của nước này, trong đó thủ đô Jakarta vẫn là điểm nóng. Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines thông báo thêm 1.690 ca mắc, đưa tổng số lên 538.995 ca. Quốc gia Đông Nam Á này cũng ghi nhận thêm 52 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 11.231 ca. Tại Thái Lan, Trung tâm xử lý tình hình dịch bệnh COVID-19 của nước này (CCSA) ngày 8/2 thông báo có 186 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 23.557 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này là 79 người. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cùng ngày công bố kế hoạch tiêm chủng, theo đó trong giai đoạn đầu sẽ có khoảng 5 triệu người được tiêm vaccine AstraZeneca và giai đoạn tiếp theo sẽ tăng lên 10 triệu người.
Còn tại Malaysia, hơn 3.100 ca mắc mới COVID-19 đã được ghi nhận, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 tại quốc gia này lên 245.552 ca. Trước tình hình này, từ ngày 9 đến 22/2, Malaysia sẽ áp đặt Lệnh Hạn chế di chuyển tăng cường (EMCO) tại 18 khu dân cư.
Tại Đông Bắc Á, hình hình dịch bệnh có dấu hiệu lắng dịu. Hàn Quốc trong 24 giờ qua có thêm 289 ca mắc mới COVID-19, trong đó 264 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh lên 81.185 ca. Đây là mức tăng theo ngày thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2020, thời điểm làn sóng dịch bệnh thứ 3 bắt đầu bùng phát ở nước này. Cũng trong 24 giờ qua, Hàn Quốc ghi nhận thêm 3 ca tử vong COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi lên 1.474 người.
Trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu giảm dần, giới chức Hàn Quốc đã quyết định nới lỏng quy định giãn cách xã hội ở các khu vực ngoài thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Theo đó, từ ngày 8/2, các nhà hàng, quán cà phê, quán bar và câu lạc bộ thể thao ở ngoài thủ đô Seoul và vùng phụ cận được phép mở cửa thêm 1 giờ đến 22h hằng ngày. Tuy nhiên, quy định đóng cửa từ 21h hằng ngày vẫn áp dụng với các đối tượng này tại khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Cũng từ ngày 8/2, chính quyền thủ đô Seoul tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với chó, mèo nuôi trong nếu chúng có biểu hiện mắc bệnh. Đây là chủ trương mới được chính quyền thành phố ban hành vài tuần sau khi nước này phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên ở thú nuôi là một mèo con ở thành phố Jinju, miền Đông Nam Hàn Quốc.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét khả năng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trước thời hạn ở một số khu vực. Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) Norihisa Tamura cho biết số ca mắc mới ở nước này đang giảm từ mức đỉnh. Nếu tình trạng khẩn cấp tiếp tục được áp dụng trong thời gian quá dài sẽ gây ra các vấn đề xã hội và kinh tế, tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi cân nhắc nhiều yếu tố. Ngày 7/2, Nhật Bản phát hiện thêm 1.631 ca mắc mới COVID-19, trong đó thủ đô Tokyo có 429 ca. Đây là lần đầu tiên trong 6 ngày qua, số ca mắc mới ở nước này giảm xuống dưới ngưỡng 2.000 ca/ngày và là ngày thứ 10 liên tiếp, số ca mắc mới ở Tokyo ở dưới ngưỡng 1.000ca/ngày. Trong khi đó, số ca nguy kịch cũng giảm từ 815 ca ghi nhận một ngày trước đó xuống còn 795 ca. Mặc dù vậy, số người tử vong vì COVID-19 vẫn ở mức cao sau khi đạt đỉnh 120 người vào ngày 3/2.
Dịch covid tiếp tục lây lan mạnh,Nhật Bản vượt mốc 30.000 người nhiễm bệnh
Chỉ sau 3 tuần, số ca nhiễm bệnh tại Nhật Bản đã tăng thêm 10.000 người và đến nay trên toàn quốc gia này đã có tổng số 1.009 người tử vong.
Ngày 25/7, Nhật Bản xác nhận thêm khoảng 790 ca nhiễm SARS Cov-2 mới, đưa tổng số ca nhiễm bệnh trên toàn quốc lên 30.460 người. Như vậy, chỉ sau 3 tuần, số ca nhiễm bệnh tại nước này đã tăng thêm 10.000 người. Số người tử vong tính đến cuối ngày hôm nay là 1.009 người.
Tokyo tiếp tục là vùng dịch lớn nhất với 295 ca nhiễm mới trong ngày, cao thứ 2 chỉ sau đỉnh dịch hôm 23/7 với 366 ca nhiễm mới. Đây cũng là ngày thứ 5 liên tiếp, Tokyo có trên 200 ca nhiễm mới trong ngày.
Thống đốc Tokyo, bà Koike tiếp tục kêu gọi người dân đeo khẩu trang và thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng dịch. Bà cũng cho biết, thêm có tới 60% số ca nhiễm bệnh ở Thủ đô ở độ tuổi từ 20 - 40, tuy nhiên đang lây lan sang nhóm người có độ tuổi cao hơn.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm Covid-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: TTXVN
Về địa lý, dịch cũng đã lây lan từ các quận trung tâm sang cả khu vực quận Tama ở phía Tây Thủ đô. Nhà chức trách cũng đã ráo riết kiểm tra các cơ sở giải trí về đêm tại các khu phố Kabukicho và Ikebukuro)về việc thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch. Các khu vực này là nơi phát sinh các cụm lây nhiễm.
Không chỉ tại Tokyo, dịch bệnh cũng lây lan mạnh tại các khu vực đô thị khác. Osaka hôm nay xác nhận có thêm 132 ca nhiễm mới, là ngày thứ 4 liên tiếp số ca nhiễm mới vượt quá 3 con số. Trong số này, có tới 91 người ở độ tuổi từ 10 - 39 và khoảng 60% không xác định được nguồn gốc lây nhiễm.
Các tỉnh Aichi và Hyogo lần lượt xác nhận 78 và 24 trường hợp nhiễm mới. Trong khi tỉnh Akita, phía Đông Bắc Nhật Bản xuất hiện trường hợp nhiễm mới đầu tiên kể từ 14/4.
Mặc dù thừa nhận tổng số ca nhiễm bệnh ngày càng tăng, nhưng Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo nhấn mạnh, tình hình hiện nay không phù hợp để tuyên bố lại tình trạng khẩn cấp./.
Lạm phát lõi của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 10 năm Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 22/1, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của nước này trong tháng 12/2020 đã giảm 1% so với cùng kỳ năm trước đó. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này giảm và là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2010....