Thế giới có thêm 500.000 ca tử vong từ khi biến thể Omicron xuất hiện
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết thế giới đã ghi nhận thêm nửa triệu ca tử vong vì COVID-19 kể từ khi biến thể Omicron xuất hiện.
Nhân viên y tế chuyển thi thể của một nạn nhân COVID-19 trước khi hỏa táng tại một lò hỏa táng ở New Delhi, Ấn Độ ngày 4/2. Ảnh: Reuters
Hãng tin AFP dẫn lời quan chức WHO Abdi Mahamud đưa tin, kể từ khi Omicron được công bố là một biến thể đáng lo ngại vào cuối tháng 11/2021, thế giới đã ghi nhận thêm 130 triệu trường hợp mắc mới và 500.000 ca tử vong.
Omicron được phát hiện lần đầu tại Nam Phi vào cuối tháng 11/2021. Với hơn 50 đột biến, nó được phân loại là biến chủng đáng lo ngại theo đánh giá của WHO. Từ đó đến nay, Omicron đã nhanh chóng vượt Delta để trở thành biến thể thống trị toàn cầu với khả năng lây lan nhanh hơn, dù có vẻ ít gây bệnh nặng hơn. Omicron chiếm 96,7% số mẫu được thu thập và giải trình tự trong 30 ngày qua, trong khi tỷ lệ của Delta chỉ còn 3,3%.
“Trong thời đại vaccine phát huy hiệu quả, nửa triệu người vẫn tử vong. Đó thực sự là một điều đáng lưu ý. Trong khi mọi người đều cho rằng Omicron gây bệnh nhẹ hơn, họ đã bỏ qua một điều rằng nửa triệu người đã tử vong kể từ khi biến thể mới được phát hiện. Con số này hơn cả bi kịch”, ông Mahamud nói.
Video đang HOT
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm phụ trách kỹ thuật của WHO trong đại dịch COVID-19, đánh giá số liệu này “đáng kinh ngạc”, nhưng cho rằng số ca mắc và tử vong trên thực tế còn cao hơn nhiều.
“Dữ liệu này gần như đã san phẳng các mức đỉnh trước đây. Chúng ta vẫn ở giữa đại dịch. Tôi hy vọng chúng ta đang tiến gần hơn đến giai đoạn cuối của dịch bệnh. Song nhiều quốc gia chưa qua đỉnh điểm của làn sóng Omicron”, Van Kerkhove nói và cho biết bà vô cùng lo ngại khi số người chết đã tăng lên trong vài tuần liên tiếp.
WHO đang theo dõi 4 biến thể phụ của Omicron. Trong khi biến phụ BA.1 đang chiếm ưu thế, BA.2 dễ lây truyền hơn và dự kiến sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp mắc bệnh. Bà Van Kerkhove cho biết đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy BA.2 gây bệnh nghiêm trọng hơn BA.1, nhưng bà nhấn mạnh rằng việc thu thập thông tin vẫn còn rất hạn chế.
Các chuyên gia của WHO cũng tiết lộ thêm rằng hiện vẫn chưa rõ có trường hợp nào có thể nhiễm cả BA.1 và BA.2 cùng một lúc hay không.
Trong bản tin dịch tễ cập nhật hàng tuần vào ngày 8/2, WHO công bố đã có gần 68.000 ca tử vong trong tuần qua, tăng 7% so với tuần trước đó. Trong khi đó, số ca nhiễm mới giảm gần 17% xuống mức dưới 19,3 triệu. Khu vực châu Âu chiếm 58% số ca nhiễm và 35% số ca tử vong, trong khi châu Mỹ chiếm 23% số ca nhiễm và 22 % số ca tử vong trong tuần qua.
Theo dữ liệu tổng hợp của AFP, tính đến ngày 9/2, COVID-19 đã cướp đi mạng sống của gần 5,75 triệu người và tổng cộng trên 400 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 kể từ khi bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 12/2019. Trong khi đó, thế giới đã tiêm khoảng 10,25 tỷ liều vaccine COVID-19.
WHO: Tất cả vaccine hiện có đều giúp giảm nguy cơ bệnh trở nặng khi nhiễm Omicron
Một quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Abdi Mahamud ngày 4/1 cho biết tất cả các loại vaccine ngừa COVID-19 vẫn giúp bảo vệ con người khỏi nguy cơ bệnh trở nặng, phải nhập viện hoặc tử vong, ngay cả khi nhiễm biến thể Omicron.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 30/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo ông Mahamud, dù Omicron có thể né tránh hệ miễn dịch và nhiễm vào cơ thể trong khi mức độ phòng lây nhiễm của các loại vaccine không giống nhau, nhưng đến nay tất cả các vaccine đều giúp tránh nguy cơ tử vong. Ông nói thêm hai loại vaccine ngừa COVID-19 được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc của hãng Sinopharm và Sinovac đều có thể hiệu quả nói trên, dù lượng kháng thể giảm.
Đánh giá trên được đưa ra vài ngày sau khi một số nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm cho rằng 3 mũi vaccine của Sinovac không sinh đủ kháng thể để phòng lây nhiễm biến thể mới. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Yale, Bộ Y tế CH Dominica và nhiều tổ chức khác đã kết luận rằng hai mũi vaccine của Sinovac và một mũi vaccine của Pfizer không đủ để ngăn nguy cơ lây nhiễm Omicron.
Theo giới phân tích, cơ thể người có nhiều tầng miễn dịch khác nhau và khi các kháng thể không ngăn chặn được sự lây nhiễm, thì tế bào T - một loại tế bào bạch cầu có thể tấn công tế bào nhiễm bệnh - sẽ tạo một tầng bảo vệ mới. Những gì chúng ta vẫn hiểu đến nay là phản ứng của tế bào T giúp bảo vệ khỏi bệnh nặng, nhập viện và tử vong.
Các nghiên cứu khác ở Nam Phi và Hà Lan đã phát hiện rằng các tế bào T vẫn có khả năng chống lại Omicron ở cả những người đã tiêm vaccine công nghệ mRNA và công nghệ vector virus.
Trong một tài liệu công bố trên tạp chí Viruses, các nhà nghiên cứu ở Đại học Khoa học và công nghệ Hong Kong (Trung Quốc) và đại học Melbourne (Australia) cũng phát hiện rằng tế bào T ở các bệnh nhân COVID-19 đã bình phục hoặc những người đã tiêm vaccine có thể nhận dạng một loạt protein của virus. Các nhà nghiên cứu cho rằng tế bào T vẫn hiệu quả trong việc tạo phản ứng miễn dịch chống Omicron, hoặc một số biến thể khác, và giúp ngăn bệnh trở nặng.
Ông Mahamud cho biết nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng tỏ rằng Omicron nhiễm vào hệ hô hấp trên, không giống các biến thể khác gây bệnh nặng ở phổi. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận kết quả này.
Thực tế cho thấy số ca nhiễm đã tăng trên khắp thế giới kể từ khi Omicron được xác nhận tháng 11/2021, nhưng số ca nhập viện và tử vong dường như thấp hơn so với cùng giai đoạn này trong các làn sóng trước. Ông Mahamud rằng còn quá sớm để khẳng định có cần một vaccine đặc trị Omicron hay không, nhưng cách tiếp cận tốt nhất nhằm giảm tác động của biến thể này là đạt mục tiêu tiêm phòng của WHO cho 70% dân số từng nước trước tháng 7/2022, thay vì triển khai tiêm mũi thứ 3 và thứ 4 ở một số nước.
Chuyên gia WHO nói về khả năng virus corona và cúm mùa 'bắt tay nhau' Theo chuyên gia Abdi Mahamud của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người có thể vừa nhiễm COVID-19 vừa bị cúm mùa tấn công, nhưng cơ chế hoạt động của hai loại này khác nhau nên khó có chuyện kết hợp với nhau. Biển yêu cầu giữ khoảng cách để phòng COVID-19 tại Berlin (Đức) - Ảnh: REUTERS Thông tin từ...