Thế giới có thể rơi vào khủng hoảng tài chính vào năm 2020
Một số mầm mống khủng hoảng đang hình thành.
Tăng trưởng kinh tế thế giới hiện nay có thể sẽ tiếp tục trong năm 2019, nhưng đến năm 2020, xu hướng chung sẽ là khủng hoảng tài chính và sau đó là suy thoái kinh tế toàn cầu.
5 nguyên nhân toàn cầu
Giáo sư Nouriel Roubini, thuộc trường Đại học New York, Chủ tịch tổ chức tư vấn Roubini Global Economics, chuyên về phân tích kinh tế và tài chính, viết trên Les Echos (Pháp), ngày 4/10, nêu 5 nguyên nhân chính dẫn tới dự báo khủng hoảng:
Thứ nhất, chính sách kích thích tài chính, hiện đang thúc đẩy tăng trưởng GDP hàng năm của Mỹ đạt trên 2%, sẽ không thể duy trì mãi. Đến năm 2020, chính sách này sẽ không thể tiếp tục.
Thứ hai, do chính sách kích thích tài chính không thích hợp, nền kinh tế Mỹ hiện đang “quá nóng” và lạm phát cao hơn mục tiêu. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục tăng lãi suất, từ mức 2% hiện nay sẽ lên tới ít nhất 3,5% vào năm 2020. Điều này có thể sẽ làm lãi suất ngắn hạn và dài hạn tăng cao dữ dội cũng như làm đồng đô la tăng giá. Đồng thời, lạm phát cũng tăng ở các nền kinh tế lớn khác, trong khi giá dầu tạo thêm sức ép đối với lạm phát.
Thứ ba, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và Mỹ với một số nước khác đang leo thang, khiến tăng trưởng chậm lại và lạm phát tăng cao. Tăng trưởng của thế giới sẽ chậm lại, do tác động của các nước thấy cần phải đáp trả chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Các thị trường mới nổi, vốn dễ bị tổn thương, sẽ tiếp tục chịu tác động của chủ nghĩa bảo hộ và những điều kiện tiền tệ thắt chặt của Mỹ.
Thứ tư, tăng trưởng của châu Âu cũng sẽ chậm lại do thắt chặt tiền tệ và xung đột thương mại. Ngoài ra, chính sách dân túy tại một số nước như Italia có thể sẽ làm bùng nổ nợ không thể kiểm soát trong khu vực đồng euro.
Thứ năm, thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới đang sôi sục. Tỷ suất giữa chi phí và lợi nhuận tại Mỹ hiện cao hơn 50% so với mức trung bình lịch sử, việc phát huy vốn tư nhân đã trở nên quá mức và trái phiếu chính phủ quá đắt đỏ do lợi nhuận thấp và tiền thưởng kỳ hạn âm. Tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp Mỹ đạt mức cao lịch sử.
Video đang HOT
Các ông lớn của kinh tế thế giới có hợp tác ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng tài chính đang hình thành ở chân trời?
Ngoài ra, nợ của nhiều nền kinh tế mới nổi và tại một số nền kinh tế phát triển cao quá mức. Bất động sản quá đắt đỏ tại nhiều khu vực trên thế giới.
Khác với năm 2008, khi đó chính phủ các nước có các công cụ chính trị để ngăn chặn suy thoái và khủng hoảng rơi tự do, lần này lãnh đạo các nước sẽ phải đối đầu với suy thoái nhưng không có phương tiện để chống chọi, bởi vì mức nợ toàn cầu hiện cao hơn mức nợ trước cuộc khủng hoảng năm 2008. Do vậy, nếu xảy ra, suy thoái và khủng hoảng trong tương lai có thể sẽ nghiêm trọng và kéo dài hơn những cuộc khủng hoảng trước đây.
3 nguy cơ với các nền kinh tế mới nổi
Les Echos, số đầu tháng 10, nêu ra 3 nguy cơ: Thứ nhất, cuộc chiến thương mại ngày một căng thẳng khiến xuất khẩu hàng công nghiệp và nguyên liệu giảm sút. Thứ hai, nguy cơ về chính trị. Chẳng hạn như nước Nga, mặc dù luôn có thặng dư về xuất khẩu dầu khí và kim loại, nhưng liên tiếp chịu nhiều cú “sốc” tài chính do những quyết định chính trị của chính phủ nước này. Thứ ba, Trung Quốc với các khoản nợ tăng cao đáng ngại trong thập niên qua.
Hiện có 5 nước gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Ấn Độ, Indonesia và Braxin là thực sự trong tình trạng đáng ngại. Các xáo động tài chính hiện nay tại Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina đã tạo ra mối lo ngại cho các nền kinh tế mới nổi. Kịch bản về việc các nền kinh tế mới nổi tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính mới dường như đang hình thành. Dấu hiệu rõ nhất thể hiện từ thị trường hối đoái. Kể từ mùa xuân vừa qua, đồng Peso của Argentina đã mất giá hơn 50% so với đồng đô la; đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ cũng mất giá gần 40%. Đồng rupi của Ấn Độ, đồng real của Brazil, đồng rand của Nam Phi, đồng rúp của Nga cũng ở tình trạng mất giá tương tự. Điều này càng đáng lo ngại hơn khi các doanh nghiệp lớn của những nước trên đã vay rất nhiều và thường là vay ngoại tệ, do vậy sẽ gặp nhiều khó khăn khi trả nợ.
Tuy nhiên, vẫn là mạo hiểm để dự báo khủng hoảng tài chính. Một số người đã đưa ra dự báo này từ 20 năm nay. Cuối cùng rồi sẽ có ngày dự báo của họ là đúng, nhưng chưa biết khi nào./.
Theo toquoc.vn
Mỹ cảnh báo siêu khủng hoảng kinh tế thế giới 2020
Ngân hàng hàng đầu của Mỹ JPMorgan Chase vừa đưa ra dư bao đáng lo ngại về "siêu khung hoang thế giới" se nô ra vao năm 2020.
Vào năm 2020, thế giới sẽ phai đối mặt với những cú sốc kinh tế, mà cac chuyên gia cua nha băng hàng đầu Mỹ JPMorganChase gọi là "siêu khủng hoảng", ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội và se bao trùm toàn thế giới.
Theo dư bao cua ho, thê giơi se phai đôi măt nhưng vu bạo loạn hàng loạt và tinh trang gián đoạn cung câp lương thực. Ho dưa vao cơ sơ nao đê đưa ra một dự báo ảm đạm như thế? Xác suất dư bao thanh hiên thưc như thế nào? Hãng thông tấn Nga Sputnik đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia và đưa ra bài bình luận vê dự báo nay.
Siêu khủng hoảng tiếp diễn theo quy luật "tròn 1 thập kỷ"
Dự báo trên được đưa ra vào đúng dịp tròn 1 thập kỷ ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến sư suy thoái dài hạn.
Đêm rạng sáng ngày 15 tháng 9 năm 2008, ngân hàng Lehman Brothers đã nộp đơn lên tòa xin phá sản và yêu cầu bảo vệ trước các chủ nợ. Động tác phá sản của ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ đã thành điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, sau đó phát triển thành suy thoái toàn cầu.
Nguồn gốc của nó gắn với hàng loạt yếu tố thông thường: Chuỗi phát triển kinh tế chung và khủng hoảng chu kỳ trên thị trường thế chấp Mỹ trong năm 2007.
Kể từ đó, các nhà tài chính thiêt lâp nhưng mô hình khác nhau nhằm dự báo về thời điểm và mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo mà thế giới se hứng chịu, xác định chu kỳ lặp lại trong nền kinh tế.
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) có trụ sở tại Basel, được biết đến như là một "ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương" nhận định quá trình hồi phục sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 đã "rất thiếu cân bằng" với việc các nền kinh tế đang lên phải chịu đặc biệt nhiều áp lực.
Nhà kinh tế trưởng tại BIS ông Claudio Borio cho hay, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã dùng "thuốc liều cao" trong nhiều năm liền dưới dạng "lãi suất thấp và kéo dài bất thường" để kiềm chế khủng hoảng. Liều thuốc này đã giúp thúc đẩy các hoạt động kinh tế, nhưng nó chỉ phù hợp cho một giai đoạn nhất định và "đi kèm những tác dụng phụ không thể tránh khỏi".
Giới chuyên gia thống nhất dự đoán, cuộc khủng hoảng mới của nền kinh tế thế giới sẽ diễn ra theo chu kỳ 10 năm một lần
Ví dụ như những khủng hoảng mới nổ ra gần đây tại Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina chính là kết quả của "triệu chứng thiếu thuốc" khi ngân hàng trung ương các nước này "giảm liều dùng" và không có biện pháp bổ trợ hiệu quả nào được đưa ra.
Còn cac chuyên gia cua JPMorgan Chase dựa trên mô hình riêng để đánh giá và rut ra kêt luân răng, cuộc khủng hoảng mới của nền kinh tế-xã hội thế giới se diên ra vào đầu năm 2020.
Mô hinh cua ho được đánh giá dựa trên các yếu tố gồm quãng thời gian tăng trưởng kinh tế, độ dài dự báo của cuộc suy thoái tiếp theo, mức độ vay nợ, định giá tài sản, và mức độ nới lỏng các quy chế giám sát và mức độ sáng tạo tài chính.
Các nhà phân tích cua nha băng nhăc nhơ rằng, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chỉ số S&P 500 (Standard & Poor's 500 Stock Index - chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor, tức là một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ.) của thị trường chứng khoán Mỹ giảm 54% từ đỉnh, gây ra tác động siêu tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ và thế giới.
Tuy nhiên, dư đoan lần khủng hoảng tiếp theo này có thể gây ra ít tác động tiêu cực hơn so với những lần khủng hoảng trước, bơi vi gia tri tai san ở các nước đang phát triển hiện nay la thấp hơn nhiều so với năm 2008.
Cac nhà đầu tư thụ động và khủng hoảng thanh khoản
Chiến lược gia Marko Kolanovic của JPMorgan Chase cho rằng, sự dịch chuyển mạnh mẽ khỏi hoạt động quản lý tài sản chủ động sang quản lý thụ động - thông qua sự nổi lên của các quỹ chỉ số (index fund), quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) và các chiến lược giao dịch dựa trên định lượng, đã làm gia tăng mức độ nguy hiểm của sự gián đoạn thị trường.
JPMorgan chỉ ra rằng, sự suy giảm thanh khoản trên thị trường chứng khoán Mỹ vẫn ở vào khoảng 2/3 dưới mức trước khủng hoảng.
Tinh thanh khoản trên cac thị trường thu nhập cố định đa xấu đi, bởi vì các ngân hàng đang đóng một vai trò nhỏ hơn như các nhà sản xuất thị trường.
Theo baodatviet.vn
Lãi suất tăng kích hoạt khủng hoảng Nhà phân tích kinh tế Jesse Colombo, đã có bài bình luận trên tạp chí Forbes: "Lãi suất (LS) tăng sẽ kích hoạt cuộc khủng hoảng tài chính sắp tới ra sao" trên tạp chí Forbes. Bài viết cảnh báo về bong bóng và khủng hoảng tài chính trong tương lai sau chu kỳ tăng LS lần này của Cục Dự trữ Liên...