Thế giới có nữ tỷ phú đầu tiên đạt mốc tài sản 100 tỷ USD
Người thừa kế “đế chế” mỹ phẩm Pháp L’Oreal đã trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đạt mốc tài sản ròng 100 tỷ USD…
Tỷ phú người Pháp Francoise Bettencourt Meyers. (Ảnh: Bloomberg)
Bà Francoise Bettencourt Meyers, người thừa kế “đế chế” mỹ phẩm Pháp L’Oreal và là nữ tỷ phú giàu nhất thế giới, đã trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đạt mốc tài sản ròng 100 tỷ USD – theo hãng tin Bloomberg.
Trong xếp hạng 500 tỷ phú giàu nhất hành tinh Bloomberg Billionaires Index, bà Bettencourt Meyers đang đứng ở vị trí thứ 12, trước tỷ phú Mukesh Ambani của Ấn Độ và sau tỷ phú Carlos Slim của Mexico. Ông Slim mới đây là người đầu tiên của khu vực Mỹ Latin cán mốc tài sản 100 tỷ USD.
Video đang HOT
Đưa bà Bettencourt Meyers tới mốc tài sản này là giá cổ phiếu L’Oreal đạt mức cao chưa từng thấy. Cổ phiếu này đã tăng giá 35% trong năm nay khi người tiêu dùng tiếp tục xu hướng chi tiêu mạnh tay cho các sản phẩm xa xỉ sau đại dịch Covid-19.
Theo số liệu của L’Oreal, ở thời điểm năm 2022, bà Bettencourt Meyers và gia đình sở hữu cổ phần hơn 34% trong công ty mỹ phẩm khổng lồ này.
Bà Bettencourt Meyers là người con duy nhất của bà Liliane Bettencourt – con gái của ông Eugene Schueller, nhà sáng lập của L’Oreal Group. Bà Bettencourt Meyers thừa kế cổ phần từ mẹ khi người mẹ qua đời vào năm 2017, giữ vai trò Chủ tịch của Tethys – công ty mẹ của L’Oreal, kiêm Phó chủ tịch L’Oreal Group.
Là công ty mỹ phẩm lớn nhất thế giới, L’Oreal sở hữu một danh sách dài các thương hiệu nổi tiếng lâu năm từ Lancome tới Maybelline. Năm 2022, công ty đạt doanh thu hơn 38 tỷ euro, tương đương 42 tỷ USD.
Năm nay, L’Oreal mua lại thương hiệu mỹ phẩm Aesop của Australia với giá 2,5 tỷ USD – đánh dầu vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay của công ty. Kỷ lục trước đó là vụ mua lại YSL Beaute với giá 1,7 tỷ USD vào năm 2008 – theo dữ liệu từ Dealogic.
So với khối tài sản ròng của người đồng hương Bernard Arnault – Chủ tịch hãng đồ hiệu lớn nhất thế giới LVMH – khối tài sản của bà Bettencourt Meyers còn khá “khiêm tốn”. Ông Arnault đang là người giàu thứ hai thế giới, với khối tài sản ròng ước tính đạt 179 tỷ USD – theo Bloomberg Billionaires Index.
Vị trí đầu tiên trong xếp hạng này đang thuộc về tỷ phú Mỹ Elon Musk, CEO của hãng xe điện Tesla. Giá trị tài sản ròng của ông Musk 232 tỷ USD, tăng hơn 95 tỷ USD từ đầu năm.
“Câu lạc bộ” tỷ phú sở hữu tài sản 100 tỷ USD của thế giới ở thời điểm ngày 28/12 – Nguồn: Bloomberg.
Blue Origin phóng thành công tên lửa đẩy New Shepard
Ngày 19/12, Tập đoàn hàng không vũ trụ Blue Origin của tỷ phú Mỹ Jeff Bezos đã thực hiện thành công vụ phóng tên lửa đẩy New Shepard, đánh dấu sự trở lại của công ty này sau khi gặp thất bại cách đây hơn một năm liên quan vụ phóng tàu vũ trụ không chở người.
Tên lửa đẩy New Shepard của Blue Origin rời bệ phóng tại bãi phóng Launch Site One, gần thị trấn Van Horn, bang Texas, Mỹ, ngày 31/3/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tên lửa đẩy New Shepard rời khỏi bệ phóng tại bãi phóng Launch Site One, gần thị trấn Van Horn của bang Texas vào lúc 10h42 sáng giờ địa phương (23h42 tối cùng ngày theo giờ Việt Nam). Sau khi tách khỏi tầng đẩy của tên lửa, tàu vũ trụ không người lái đạt độ cao tối đa 107km so với mực nước biển, cao hơn nhiều so với ranh giới không gian gần 99,8km được quốc tế công nhận (hay còn gọi là đường Karman). Sau đó, tầng đẩy tên lửa đã đáp xuống khu vực dãy núi Sierra Diablo. Đây là loại tên lửa có thể tái sử dụng cho các vụ phóng tiếp theo.
Mặc dù tên lửa đẩy New Shepard thực hiện sứ mệnh phóng tàu vũ trụ mang theo khối lượng lớn các thiết bị thí nghiệm khoa học và không chở người, nhưng sứ mệnh này mở đường cho công ty Blue Origin tiếp tục đưa những người giàu có thích cảm giác mạnh trải nghiệm chuyến bay đặc biệt này. Các thí nghiệm khoa học trên tàu bao gồm một thí nghiệm chứng minh hoạt động của công nghệ pin nhiên liệu trong môi trường vi trọng lực; một thí nghiệm khác cho thấy cách thức nước và khí chuyển động trong môi trường không trọng lực.
Vào ngày 12/9/2022, một tên lửa đẩy của Blue Origin đã gần như bốc cháy ngay sau khi rời bệ phóng. Tàu vũ trụ khớp nối với tên lửa đã thực hiện thành công bước tách khẩn cấp khỏi tầng đẩy này và rơi xuống mặt đất an toàn. Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã tiến hành điều tra nguyên nhân sự cố này trong hơn một năm qua. Kết quả điều tra cho thấy vòi phun động cơ bị hỏng khiến nhiệt độ vận hành cao hơn dự kiến. FAA đã yêu cầu Blue Origin thực hiện các biện pháp khắc phục, trong đó có việc thiết kế lại một số bộ phận động cơ, trước khi nối lại các vụ phóng tàu vũ trụ.
Kể từ tháng 7/2021 đến nay, Blue Origin đã thực hiện tổng cộng 6 vụ phóng tàu vũ trụ có phi hành đoàn, đưa 31 người vào vũ trụ, trong đó có tỷ phú Jeff Bezos và diễn viên William Shatner.
Các tỷ phú bước vào chính trường đông đến bất ngờ Theo một nghiên cứu nhấn mạnh quyền lực và ảnh hưởng ngày càng tăng của giới siêu giàu, hơn 11% trong số hơn 2.000 tỷ phú trên thế giới đã tranh cử hoặc trở thành chính trị gia. Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch tập đoàn Foxconn Terry Gou (bên phải) trong chuyến thăm một cơ sở sản xuất của Foxconn tại...