Năm 2023: Không nơi nào an toàn trước cơn giận của thiên nhiên
Năm 2023, thế giới chứng kiến rất nhiều thảm họa thiên tai thảm khốc. Từ những trận động đất kinh hoàng tàn phá Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Morocco cho tới cái nóng kỷ lục và nạn cháy rừng ở châu Âu hay trận lũ lịch sử cuốn trôi hàng chục nghìn người Lybia…
Cơn giận dữ của thiên nhiên đã để lại hậu quả sâu sắc cho hành tinh xanh.
1. Bão Otis
Vào ngày 26/10, bão Otis đã đổ bộ vào bờ biển Thái Bình Dương của Mexico, gần thành phố du lịch nổi tiếng Acapulco. Vào thời điểm tiếp cận đất liền, Otis đạt cường độ cấp 5 (tức cấp bão cao nhất theo thang đo của Mỹ), với sức gió duy trì khoảng 270 km/giờ. Con số này đã vượt qua kỷ lục trước đó do bão Patricia nắm giữ, đưa Otis trở thành cơn bão mạnh nhất được ghi nhận đổ bộ vào bờ biển Thái Bình Dương của Mexico.
Tàu thuyền bị cơn bão Otis “ném” ngổn ngang lên bờ khi nó đổ bộ vào Mexico hôm 26/10 – Ảnh: Metro
Hậu quả của Otis rất nặng nề, với gần 80% khách sạn và 96% doanh nghiệp ở Acapulco bị thiệt hại. Đáng chú ý, nền kinh tế của Acapulco, vốn phụ thuộc nhiều vào du lịch, đã phải đối mặt với sự suy thoái nghiêm trọng do cơn bão gây ra sự tàn phá trên diện rộng. Cơn bão khiến 48 người chết và thiệt hại vật chất được công ty phân tích rủi ro thiên tai Enki Research ước tính là 15 tỷ USD, hoặc hơn 10 tỷ USD theo công ty tái bảo hiểm toàn cầu Gallagher Re. Cả hai cách tính đều có nghĩa là Otis đã vượt qua con số 7,5 tỷ USD của bão Wilma, trở thành thảm họa thời tiết gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử Mexico.
2. Lũ lụt ở Libya
Ngày 10/9, cơn bão Địa Trung Hải có tên Daniel đi qua miền Đông Libya, tạo ra một cơn mưa dữ dội và kéo dài, với lượng mưa lên đến 400mm. Số nước mà bão Daniel đổ xuống đông bắc Libya tương đương với lượng mưa trong 8 tháng ở khu vực này.
Khoảng 1/4 số nhà cửa tại thành phố Wadi Derna của Libya đã bị nước lũ cuốn trôi – Ảnh: New York Post
Thảm kịch lên đến đỉnh điểm khi hai con đập tại đây không chịu nổi áp lực và vỡ trong đêm 11/9, kéo theo 30 triệu mét khối nước đổ vào các khu vực đang phải vật lộn với lũ lụt. Trong số các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề, thành phố Wadi Derna ở phía Đông Lybia, nơi có ít hơn 100.000 người sinh sống, phải gánh chịu hậu quả lớn nhất với 1/4 số nhà cửa nơi đây bị lũ cuốn trôi.
Hãng tin AP trích nguồn từ các tổ chức cứu trợ quốc tế và chính quyền sở tại cho hay, lũ lụt do bão Daniel gây ra đã khiến hơn 11.300 người chết và hơn 10.000 người mất tích, trở thành thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử hiện đại của Lybia.
3. Động đất Morocco
Video đang HOT
Nửa đêm 8/9 (theo giờ địa phương) một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã xảy ra ở khu vực phía Đông của Morocco. Đây là trận động đất mạnh nhất tấn công Morocco trong vòng 120 năm qua, với tâm chấn ở độ sâu 18,5 km nằm trong dãy núi High Atlas thuộc tỉnh Al Haouz, cách thành phố du lịch nổi tiếng Marrakesh khoảng 70 km về phía tây nam.
Thi thể các nạn nhân được đưa ra khỏi đống đổ nát trong trận động đất tại Morocco hôm 8/9 – Ảnh: CNN
Khu vực này có khoảng hơn 800 nghìn cư dân với nhiều ngôi làng cổ kính được xem như di sản văn hóa của Morocco. Do trận động đất xảy ra trong đêm và lại có cường độ cực mạnh, nên hậu quả là vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt đối với những làng mạc trong khoảng cách 50 km tính từ tâm chấn. Tang thương nhất là Amizmiz, một thị trấn nằm ở vùng núi cách tâm chấn khoảng 32 km về phía đông bắc, khi gần như toàn bộ nhà cửa nơi đây bị san bằng, với khoảng 2.000 người thiệt mạng. Một số khu định cư nhỏ cũng chịu tổn thất nặng nề; chẳng hạn như thị trấn Tafeghaghte, nằm cách Amizmiz khoảng 1,5 km, cũng chỉ còn là đống đổ nát, khi trận động đất đã giết chết hơn 90 cư dân ở đây.
Theo Bộ Nội vụ Morocco, số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất ở quốc gia Bắc Phi này là hơn 2.800 người và khoảng 2.500 người bị thương, biến thảm họa hôm 8/9 là trận động đất gây nhiều thương vong nhất tại Morocco kể từ năm 1960.
Hàng chục nghìn công trình xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ biến thành đống gạch vụn sau trận động đất 7,8 độ richter hồi tháng 2 – Ảnh: Politico
4. Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria
Vào khoảng 4 giờ 17 phút ngày 6/2/2023 (giờ địa phương), một trận động đất có cường độ khủng khiếp 7,8 độ richter đã làm rung chuyển miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Bắc Syria. Tâm chấn của trận động đất nằm ở độ sâu 24,1km, cách thành phố Nurdagi, tỉnh Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 23km về phía Đông và nằm gần biên giới giữa nước này với Syria.
Cường độ mạnh kỷ lục của trận động đất, cùng với hàng nghìn dư chấn lớn nhỏ sau đó, đã tạo ra sức tàn phá kinh hoàng, cướp đi sinh mạng của khoảng 44.000 người tại Thổ Nhĩ Kỳ và khoảng 6.000 người ở Syria. Ngoài ra, còn có hơn 87.000 người bị thương nhưng con số thực tế có thể còn cao hơn nữa do cuộc xung đột tại Syria khiến công tác cứu trợ và thống kê thiệt hại gặp quá nhiều khó khăn.
Về mặt kinh tế, thảm họa này khiến hơn 160.000 công trình xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đống gạch vụn. Tại Syria, như đã đề cập, khó khăn trong việc tiếp cận hiện trường khiến các tổ chức quốc tế chỉ có thể ước tính khoảng 9 triệu người dân vùng Tây Bắc nước này chịu ảnh hưởng nặng nề, với phần lớn trong số đó rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, trận động đất ngày 6/2 là trận động đất có cường độ lớn nhất và gây ra thiệt hại nặng nề nhất tại nước này kể từ sau thảm họa địa chấn tương tự năm 1939 khiến hơn 32.000 người thiệt mạng và hơn 100.000 người bị thương.
5. Cháy rừng ở Hawaii
Tháng 8/2023, Hawaii, tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ, hứng chịu một trận cháy rừng khủng khiếp, với độ lớn và thiệt hại được đánh giá là nghiêm trọng nhất lịch sử nước Mỹ trong vòng 100 năm qua.
Các đám cháy bùng phát tại một số địa điểm trên đảo Maui của Hawaii rồi lan rộng tới thành phố Lahaina gần đó, thiêu rụi thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng này và cô lập hoàn toàn khu vực phía Tây của hòn đảo.
Được tiếp sức bởi gió khô thổi mạnh, tốc độ và cường độ của “cơn bão lửa” khiến giới chức địa phương không kịp, hay đúng hơn là không thể phản ứng gì để có thể ngăn chặn. Hỏa hoạn đã gây ra sự tàn phá chưa từng có cả về người và của trong lịch sử Hawaii. Theo cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang Mỹ (FEMA) thống kê, khoảng 2.000 ngôi nhà và hơn 850 hecta đất đã bị thiêu rụi, với khoảng 100 người đã chết trong trận cháy rừng này. Thiệt hại về kinh tế ước tính lên đến 5,5 tỷ USD.
Những gì còn lại sau trận cháy rừng kinh hoàng nhất lịch sử Hawaii – Ảnh: NYT
6. Nắng nóng kỷ lục tại châu Âu và châu Á
Mùa hè năm 2023, cả châu Âu và châu Á đều liên tiếp chứng kiến những kỷ lục về nắng nóng và hệ quả sâu sắc của tình trạng thời tiết cực đoan này.
Ở châu Âu, sau tháng 6 nóng nhất là tháng 7 và tháng 9 cũng có nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận vào các tháng này trong lịch sử. Nhiệt độ tại thị trấn Floridia trên đảo Sicily, Italia vào ngày 13/8 lên đến 119,84 độ F, hay gần 49 độ C, trở thành cột mốc mới về nhiệt độ trong lịch sử châu Âu.
Tại châu Á, đợt nắng nóng vào tháng 4 và tháng 5 cũng ghi nhận những cột mốc nhiệt độ cao nhất lịch sử tại các quốc gia Nam và Đông Nam Á, chẳng hạn như Thái Lan chứng kiến ngày nóng nhất trong lịch sử, với nhiệt độ 45,4 độ C hôm 15/4, còn nước láng giềng Lào cũng ghi nhận nhiệt độ cao nhất là 43,5 độ C trong hai ngày liên tiếp hồi tháng 5. Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc) cũng đã trải qua ngày tháng 5 nóng nhất (46,1 độ C) trong hơn một thế kỷ vào hôm 29/5 trong khi Bangladesh ghi nhận tháng 4 nóng nhất sau 6 thập kỷ và các bang phía Bắc Ấn Độ chứng kiến nhiệt độ vượt quá 45 độ C vào giữa tháng 5.
Báo cáo từ World Weather Attribution (WWA), một liên minh các nhà khoa học khí tượng quốc tế, cho biết đợt nắng nóng tại châu Á là sự kiện 200 năm mới có một lần và “hầu như không thể xảy ra” nếu không có biến đổi khí hậu. Hệ quả của nó là không thể đong đếm, khi mùa màng bị ảnh hưởng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn và hàng trăm nghìn người phải nhập viện hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe do nắng nóng.
Ở châu Âu, cái nóng như thiêu đốt còn gây ra nạn cháy rừng, tàn phá những khu vực rộng lớn ở Tây Ban Nha và đặc biệt Hy Lạp. Theo Hệ thống thông tin cháy rừng châu Âu, trên khắp Hy Lạp, các đám cháy rừng đã thiêu rụi 130.000 hecta trong năm nay, một kỷ lục của Liên minh châu Âu. Tây Ban Nha kém hơn một chút, nhưng cũng chứng kiến 76.000 hecta rừng biến mất do “bà hỏa”. Thiệt hại về nhân mạng cũng rất thảm khốc, với hàng chục người bị chết trong biển lửa, mà phần lớn trong số đó không thể nhận dạng được.
7. Lũ lụt ở Trung Quốc
Từ ngày 29/7 trở đi, vùng đông bắc Trung Quốc phải vật lộn với lượng mưa và lũ lụt chưa từng có tại ít nhất 16 tỉnh và thành phố do Bão Doksuri – cơn bão thứ năm đổ bộ vào Thái Bình Dương vào năm 2023. Nhiều thành phố lớn của đất nước tỷ dân, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh, chứng kiến lượng mưa lớn nhất trong 140 năm.
Tháng 8 mang đến tình trạng cực đoan hơn nữa khi mưa và các cơn bão mới, nhất là bão Khanun, liên tiếp tăng cường sức gió mùa, làm lũ lụt thêm trầm trọng. Hàng loạt thảm họa thiên nhiên này đã gây ra thiệt hại nặng nề. Tại Bắc Kinh, ít nhất 33 người đã thiệt mạng do mưa lũ. Hơn một chục người khác cũng thiệt mạng khi lũ lụt tràn qua tỉnh Cát Lâm. Tương tự, tỉnh Hà Bắc cho biết 29 người đã thiệt mạng và 16 người mất tích trong tháng 8 vì mưa lũ.
Giới chức Hà Bắc cho hay, hơn 40.000 công trình nhà cửa bị phá hủy, gần 160.000 ngôi nhà bị hư hỏng và khoảng 2 triệu người phải sơ tán để tránh lũ. Thiệt hại về kinh tế của riêng Hà Bắc đã lên đến 13,3 tỷ USD. Trên toàn Trung Quốc, số người chết do đợt mưa bão, lũ lụt cuối tháng 7 và đầu tháng 8 lên tới hơn 300 người và tổn thất vật chất ước tính khoảng gần 40 tỷ USD.
Biểu tượng của tình đoàn kết sau siêu bão Otis ở Mexico
Giữa lúc người dân Mexico đang căng mình khắc phục hậu quả kinh hoàng của siêu bão Otis tràn qua nước này hôm 25/10 khiến 48 người thiệt mạng, phá hủy hàng trăm nghìn ngôi nhà và làm tê liệt hệ thống cơ sở hạ tầng, hình ảnh nữ cảnh sát trẻ ôm một em bé sơ sinh địa phương cho bú đã trở thành biểu tượng của sự đoàn kết tại quốc gia Mỹ Latinh trong những ngày qua.
Tòa nhà bị hư hại khi siêu bão Otis quét qua Acapulco, bang Guerrero, Mexico, ngày 26/10/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thuộc biên chế lực lượng phản ứng nhanh "Zorros" tại thủ đô Mexico City, nữ cảnh sát Arizbeth Dionicio cùng đồng đội mình được điều đến Acapulco (bang Guerrero) - thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của siêu bão Otis, nhằm hỗ trợ việc khắc phục hậu quả của cơn bão được đánh giá là mạnh nhất trong lịch sử tại địa phương duyên hải miền Tây Mexico này.
Trong lúc thực thi nhiệm vụ, Arizbeth Dionicio chứng kiến hình ảnh một bé sơ sinh khóc ngặt ngẽo không dứt khi đang trên tay mẹ. Arizbeth tiến lại gần và được biết rằng em bé đã không được bú mẹ trong 2 ngày qua vì mẹ bé bị tắt sữa sau cơn bão kinh hoàng. Trong khi đó, việc mua sữa bột cho trẻ sơ sinh lại gặp nhiều khó khăn do bão đã phá hủy nhiều siêu thị.
Không một chút do dự, Arizbeth ôm em bé vào lòng và cho bú. Nữ cảnh sát nói với bà mẹ vẫn đang nước mắt lưng tròng rằng cô hiện cũng đang nuôi con của mình bằng sữa mẹ và đã phải gửi em bé cho nhà ngoại trông giùm để đến Acapulco thực hiện nhiệm vụ. Mải cho em bé bú, nữ cảnh sát 28 tuổi không hề biết rằng, giữa đống hoang tàn của cơn bão, hình ảnh của cô đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ và là biểu tượng của tình đoàn kết.
Cùng lúc đó, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador tuyên bố chính phủ nước này sẽ làm tất cả những gì có thể để khắc phục hậu quả của bão Otis nhằm đưa Acapulco - một trong những địa điểm du lịch biển nổi tiếng nhất của Mexico - trở lại hoạt động với cảnh quan đẹp như từng có.
Theo số liệu cập nhật hôm 29/10, ít nhất 48 người đã thiệt mạng do bão Otis, cao hơn nhiều so với con số 29 người được thống kê trước đó. Theo Cơ quan Phòng vệ Dân sự Mexico, các nạn nhân thiệt mạng gồm 43 người tại Acapulco, 5 người ở khu vực Coyuca de Benitez, phía Bắc Acapulco. Ngoài ra, cơn bão cũng khiến 36 người mất tích.
Ước tính ban đầu cho thấy bão Otis gây thiệt hại kinh tế 15 tỷ USD. Khoảng 273.000 nhà ở, 600 khách sạn và 120 bệnh viện bị hư hại trong khi nhiều nhà hàng và cơ sở kinh doanh bị bão tàn phá.
Người dân tại thành phố biển Acapulco và khu vực lân cận đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau cơn bão mạnh cấp 5. Các gia đình nạn nhân thiệt mạng đã tổ chức tang lễ cho người thân, trong khi người dân ở thành phố cố gắng tìm nguồn hỗ trợ nhu yếu phẩm. Các nhân viên chính phủ và tình nguyện viên dọn dẹp những tuyến đường bị tắc nghẽn do bùn đất và đống đổ vỡ.
Chính phủ đã triển khai lực lượng an ninh gồm khoảng 17.000 người thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho các khu vực có nhiều siêu thị bị cướp phá trong thời gian bão hoành hành. Cuối tuần qua, hàng viện trợ đã bắt đầu được phân phát tới khu vực ảnh hưởng bão. Quân đội thiết lập cầu hàng không để phân phát hàng cứu trợ nhân đạo. Hàng nghìn lít nước sạch cùng thực phẩm đã được chuyển đến thành phố Acapulco có 780.000 người dân.
Trước đó, rạng sáng 25/10, với sức gió lên tới 266 km/h, bão Otis đã đổ bộ vào khu vực ven biển bang Guerrero, bang Oaxaca và các địa phương lân cận, tàn phá nặng nề nhà cửa, các công trình xây dựng và hệ thống hạ tầng. Đây được xem là một trong những cơn bão mạnh nhất tràn vào quốc gia Mỹ Latinh này trong 30 năm qua.
Hiện các nhà khoa học khí tượng Mexico và thế giới đang tìm hiểu nguyên nhân khiến bão Otis mạnh hơn rất nhiều so với dự báo, thậm chí đối với cả các dự báo được đưa ra ngay trước thời điểm cơn bão đổ bộ chỉ vài giờ, khiến nhà chức trách không kịp cảnh báo và ứng phó. Năm 1997, bão Paulina mạnh cấp 4 đổ bộ Acapulco khiến trên 200 người thiệt mạng.
Siêu bão khiến 27 người chết và thiệt hại hàng tỷ USD tại Mexico Bão Otis, một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Mexico trong năm qua, đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 27 người, gây thiệt hại lên tới hàng tỷ USD, chính phủ Mexico cho biết ngày 27/10. Bão gây ra mưa lớn, đất đá lấp đường xá tại Acapulco, Mexico. Ảnh AP. Bão Otis chính thức đổ bộ vào...