Thế giới chuẩn bị đón năm mới giữa Covid-19
Từ Australia tới Anh, Mỹ, các sự kiện đón năm mới đều bị hủy hoặc giảm quy mô do lo ngại Covid-19.
Khung c ảnh vắng lặng tại Cảng Sydney hôm 31/12. Australia sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới bước sang năm mới 2021. Tuy nhiên, thay vì có mặt từ sớm ở bến cảng để giành vị trí đẹp thưởng thức màn trình diễn pháo hoa lúc giao thừa, người Sydney năm nay được yêu cầu ở nhà và đón năm mới qua tivi để ngăn ngừa Covid-19 lây lan.
Các khay Osechi được chuẩn bị sẵn tại một nhà hàng ở thành phố Fukuoka, Nhật Bản, hôm 30/12. Osechi là món ăn truyền thống của người Nhật Bản vào dịp năm mới, có từ thời Heian (năm 794 – 1185). Osechi được đựng trong những chiếc khay đặc trưng gọi là jbako, tương tự hộp cơm bent.
Một cặp bánh gạo mochi khổng lồ được dâng lên đền thờ Atsuta Jingu ở thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản, hôm 30/12. Đây cũng là món truyền thống tại Nhật Bản dịp năm mới.
Thường niên, hàng trăm người sẽ dâng bánh mochi khổng lồ làm từ 5 bao gạo lên ngôi đền. Tuy nhiên, năm nay, chỉ có chưa đến 10 người được dâng bánh làm từ một bao gạo để giảm nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Các ngôi đền khắp Nhật Bản dự kiến vẫn đón hàng triệu người đến đón năm mới và cầu nguyện, nhưng sẽ áp dụng các biện pháp phòng dịch và hạn chế đám đông. Một số đền chuyển sang hình thức livestream lễ đón năm mới trên website.
Rải rác người dân đến tham quan khung cảnh trang trí tại công viên Patriot ở Kubinka, Nga, hôm 30/12. Nga hiện là vùng dịch lớn thứ tư thế giới, với hơn 3 triệu người nhiễm nCoV, trong đó hơn 56.000 người chết.
Đêm giao thừa được người dân Nga chờ đón hơn cả lễ Giáng sinh, vốn diễn ra vào ngày 7/1 do phần lớn người dân theo Chính thống giáo. Tuy nhiên, các sự kiện công cộng năm nay đã bị hủy hoặc giới hạn tại nhiều vùng.
Thành phố Kaluga, nơi được mệnh danh là thủ đô đêm giao thừa của Nga, vẫn thu hút du khách với các lễ hội kéo dài suốt một tuần, bất chấp người dân kêu gọi hủy bỏ. Giới chức Kaluga cho hay sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch.
Video đang HOT
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khiêu vũ cùng một cô gái trong tiệc năm mới diễn ra tại Cung điện Độc lập, thủ đô Minsk, hôm 29/12. Có tổng cộng 314 thanh thiếu niên từ nhiều vùng của Belarus được mời tham dự sự kiện này, là các học sinh trung học phổ thông và dạy nghề, sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng.
Belarus báo cáo gần 190.000 ca nhiễm nCov, trong đó khoảng 1.400 ca tử vong, nhưng nhiều người dân nghi ngờ chính quyền đang che giấu quy mô thực sự của đại dịch tại nước này.
Tổng thống Lukashenko đã đối mặt với chỉ trích suốt nhiều tháng vì thái độ xem thường Covid-19, từ chối phong tỏa đất nước và khuyên người dân uống vodka, đến phòng xông hơi để chống lại nCov.
Tại châu Âu, nơi tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, các quốc gia cũng hủy sự kiện bắn pháo hoa và đếm ngược năm nay. Trong ảnh, bảng hiệu nhắc nhở mọi người ở nhà đón năm mới an toàn tại trung tâm thủ đô London, Anh, hôm 30/12.
Chính quyền đã áp đặt biện pháp hạn chế cấp 4, cấp cao nhất tại London và hầu hết các vùng tây nam, trung tâm, tây bắc và đông bắc của Anh, tác động đến 44 triệu người, tức 3/4 dân số. Gần như toàn bộ phần còn lại của đất nước bị áp đặt hạn chế cấp 3.
Màn bắn pháo hoa trên sông Thames bị cấm, nhưng tháp đồng hồ Big Ben sẽ điểm 12 tiếng vào lúc nửa đêm.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ghi hình bài phát biểu thường niên dịp năm mới tại thủ đô Berlin hôm 30/12. Bà cảnh báo cuộc khủng hoảng “lịch sử” vì đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài đến năm 2021 ngay cả khi có vaccine, đồng thời gcảm ơn “đại đa số người Đức” đã tuân thủ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt.
Đức đang áp lệnh phong tỏa một phần cho đến ngày 10/1, trong đó hầu hết các trường học, nhà hàng, cơ sở văn hoá, giải trí và các dịch vụ không thiết yếu đều bị đóng cửa.
Đức còn cấm bán pháo hoa, vốn thường được người dân bắn trên đường phố lúc giao thừa, và màn pháo hoa thường niên tại Cổng Brandenburg cũng bị hủy.
Những chiếc bánh Vasilopita được một cửa hàng ở Thessaloniki, Hy Lạp, làm ra để chào mừng năm 2021, lấy cảm hứng từ virus corona và đại dịch Covid-19.
Hy Lạp ghi nhận hơn 137.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 4.700 ca tử vong. Hôm 29/12, lô thứ hai của vaccine Pfizer đã cập bến nước này. Chính phủ Hy Lạp đặt mục tiêu 85.000 người được tiêm vaccine Covid-19 đến cuối tháng 1/2021.
Tại Mỹ, quả cầu pha lê nổi tiếng đang được lắp đặt ở Quảng trường Thời đại, thành phố New York. Sự kiện đếm ngược đón năm mới tại đây vẫn sẽ được tổ chức và phát sóng trực tiếp, nhưng ngoại trừ những nhân viên ứng phó khẩn cấp được mời, người dân sẽ không được phép tập trung tại đây đón giao thừa sôi động như mọi năm.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 20 triệu ca nhiễm, trong đó gần 350.000 người chết.
Một tín đồ dâng lễ đến nữ thần biển cả Yemanja theo truyền thống đón năm mới tại bãi biển Copacabana, Rio de Janeiro, Brazil hôm 29/12.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới, trong đó thành phố Rio de Janeiro là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Chính quyền đã quyết định chặn lối vào các bãi biển từ ngày 31/12 nhằm ngăn đám đông tổ chức ăn mừng đêm giao thừa.
Các pháp sư ở Lima, Peru, cầm chân dung của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden để thực hiện các nghi lễ tiên đoán về năm mới 2021, hôm 29/12.
Hồi đầu tuần, số ca nhiễm nCoV tại Peru đạt mốc 1 triệu, khiến chính quyền phải áp đặt thêm các biện pháp hạn chế. Thủ đô Lima và các vùng duyên hải phía bắc sẽ giảm năng suất hoạt động của các trung tâm thương mại, đóng cửa các bãi biển và mở rộng giờ giới nghiêm đến ngày 4/1.
Trung Quốc giảm danh tiếng toàn cầu
Hình ảnh toàn cầu của Trung Quốc trở nên tiêu cực khi phần lớn người dân các nước nói Bắc Kinh xử lý Covid-19 kém, theo khảo sát của Pew.
Trung tâm Nghiên cứu Pew ngày 6/10 công bố kết quả cuộc thăm dò được tiến hành với 14.276 người trưởng thành ở 14 quốc gia, từ tháng 6 đến tháng 8, chủ yếu qua điện thoại do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Các quốc gia Trung tâm Pew tiến hành khảo sát gồm các nước như Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Australia, Nhật Bản và Anh.
Tất cả người dân ở 14 quốc gia được Trung tâm Pew khảo sát đều có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, với 61% số người được hỏi nói rằng Bắc Kinh đã xử lý Covid-19 không hiệu quả. Ngoại trừ Pháp, Nhật Bản và Italy, danh tiếng của Bắc Kinh ở các nước còn lại đều giảm kỷ lục.
Kết quả khảo sát quan điểm về Trung Quốc ở Australia, Anh và Mỹ. Đồ họa: CNN.
"Những quan điểm không tích cực về Trung Quốc đang tăng lên và điều này gắn với thực tế là Trung Quốc đã ứng phó đại dịch Covid-19 không tốt", Laura Silver, nhà nghiên cứu cấp cao tại Pew và đồng tác giả của báo cáo, cho biết.
Silver cho biết ban đầu các nhà nghiên cứu dự định khảo sát ở 50 quốc gia và phần lớn sẽ dùng phương pháp hỏi trực tiếp. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ Covid-19 khiến họ phải giảm quy mô khảo sát xuống còn 14 nước và thông qua phương pháp gọi điện thoại.
Khảo sát cũng chỉ ra sự tín nhiệm của người dân các nước với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giảm trong 12 tháng qua, với hơn 77% người được khảo sát ở Mỹ nói rằng họ không tin tưởng ông "hành động đúng đắn" với các vấn đề toàn cầu.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy những quan điểm tích cực về Trung Quốc đã giảm mạnh thời gian qua. Năm 2017, 64% người Australia được hỏi cho biết họ có cảm nhận tích cực đối với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn của nước này. Tuy nhiên, con số này đã giảm chỉ còn 14% vào năm nay.
Khảo sát ở Anh cũng cho kết quả tương tự. Năm 2018, 49% người được hỏi cho biết họ có quan điểm ủng hộ Trung Quốc, trong khi chỉ có 35% có quan điểm tiêu cực về nước này. Tuy nhiên, hiện có tới 74% người Anh tham gia khảo sát nói rằng họ có cái nhìn tiêu cực với Trung Quốc.
Kể từ sau khi phát hiện các ca nhiễm nCoV đầu tiên ở thành phố Vũ Hán hồi tháng 12/2019, Trung Quốc đã đối mặt với chỉ trích vì ứng phó đại dịch kém và nhiều quốc gia phương Tây cũng hoài nghi nước này "giấu dịch", cáo buộc mà Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ.
Tuy nhiên, Trung Quốc sớm kiềm chế được Covid-19 và cuộc sống ở nước này phần lớn đã trở lại bình thường trong những tháng gần đây, trong khi tình hình dịch vẫn phức tạp ở Mỹ và các nước phương Tây.
Người dân tham gia trò chơi tại công viên nước ở Vũ Hán hôm 15/8. Ảnh: AFP.
Trung tâm Nghiên cứu Pew gồm một nhóm chuyên gia có trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ, chuyên cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, dư luận và nhân khẩu học. Trung tâm bắt đầu khảo sát ý kiến toàn cầu về Trung Quốc và các cường quốc khác trên thế giới từ năm 2002.
Trung Quốc nỗ lực 'kết bạn' bằng vaccine Covid-19 Trung Quốc tự ngợi ca nỗ lực chống Covid-19 Trung Quốc vun đắp hình ảnh Vũ Hán 'hồi sinh' hậu Covid-19
Danh tiếng toàn cầu Mỹ xuống thấp nhất trong hai thập kỷ Quan điểm tích cực toàn cầu về hình ảnh của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ qua, theo kết quả khảo sát của Pew. Kết quả cuộc thăm dò "Thái độ Toàn cầu Pew" được Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố ngày 14/9 cho thấy quan điểm tích cực về Mỹ trên thế giới đã giảm xuống...