Thế giới chỉ trích Trung Quốc âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò
Một tờ báo Pháp cho rằng, Bắc Kinh sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, âm mưu, phớt lờ luật pháp quốc tế để thúc đẩy các yêu sách của mình.
Tấm bản đồ khổ dọc được Nhà xuất bản bản đồ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc phát hành hồi tuần trước tiếp tục vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Giới chức nhiều nước và các học giả đều cho rằng, việc thay đổi tấm bản đồ từ khổ ngang sang khổ dọc thể hiện yêu sách đòi chủ quyền của Trung Quốc đang trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á, chứng tỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh ngày càng lớn.
Bản đồ khổ dọc thể hiện 10 đoạn “nuốt” gần trọn Biển Đông do Trung Quốc phát hành (Ảnh: Tân Hoa xã)
Bộ trưởng Truyền thông Australia, ông Malcolm Turnbull, một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt trong chính quyền Canberra, người được xem là “phó tướng” quan trọng của Thủ tướng Australia Tony Abbott, ngày 1/7 đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “dùng sức mạnh cơ bắp với một hoặc vài nước láng giềng, thậm chí tất cả các nước láng giềng ở những thời điểm khác nhau”.
Ông Turnbull cho rằng chính sách của Trung Quốc “hoàn toàn phản tác dụng” và “ảnh hưởng tiêu cực” đối với an ninh khu vực. Những lời chỉ trích của Bộ trưởng Turnbull được dư luận chú ý bởi trước đây giới quan sát đánh giá Australia rất ít can thiệp vào xung đột trên biển Đông, vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Trong khi đó, tấm bản đồ 10 đoạn vừa được Trung Quốc công bố tiếp tục khiến giới chức Ấn Độ “nổi giận”. Phản ứng về bản đồ mới của Trung Quốc, thủ hiến bang Arunachal Pradesh, ông Nabam Tuki, đã lên án Trung Quốc đang có mưu đồ bành trướng lãnh thổ. Ông Tuki kiến nghị chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi lập kênh phản đối Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh đàm phán để tìm giải pháp.
Video đang HOT
Theo tờ Diplomat của Nhật Bản, tân Thủ tướng Modi, nhà lãnh đạo có thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chắc chắn sẽ không thể chấp nhận việc Trung Quốc ngang nhiên đưa bang Arunachal Pradesh vào bản đồ mới của nước này, bất chấp việc 2 bên đang cố gắng cải thiện quan hệ thông qua hợp tác kinh tế và đầu tư.
Theo chuyên gia Gerad Gayou của Quỹ tư vấn chính sách quốc tế Heritage Foundation, có trụ sở tại Mỹ, việc phát hành bản đồ 10 đoạn không phải là thủ đoạn gì mới của Trung Quốc, song là một động thái cho thấy Trung Quốc đang gia tăng những tuyên bố bất hợp lý về cái gọi là chủ quyền của nước này tại Biển Đông.
Ông Gayou nhấn mạnh, Bắc Kinh đã bỏ ngoài tai mọi lời chỉ trích để theo đuổi chính sách bành trướng lãnh thổ. Chuyên gia Mỹ cho rằng, tấm bản đồ Trung Quốc mới xuất bản không chỉ là tín hiệu cứng rắn đối với ASEAN và Mỹ, nó còn được Bắc Kinh coi như một công cụ hỗ trợ cho nước này trong những cuộc đối đầu về lãnh thổ trong tương lai.
Trong bài báo được đăng tải trên tờ Thế giới của Pháp số ra ngày 1/7, nhà báo Brice Pedroletti nhấn mạnh rằng, Trung Quốc từng tuyên bố rằng nước này đang “trỗi dậy một cách hòa bình” nhưng thực ra không phải vậy. Để đạt được giấc mộng hão huyền về một cường quốc biển, Bắc Kinh sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, âm mưu, phớt lờ luật pháp quốc tế, sử dụng ưu thế quân sự chèn ép nước nhỏ nhằm thúc đẩy các yêu sách của mình.
Có vẻ như Trung Quốc vẫn không vì những chỉ trích ngoại giao mà kiềm chế các hành động gây hấn trên Biển Đông. Bản đồ đường 10 đoạn là bằng chứng mới nhất cho thấy sự liều lĩnh của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Trước những động thái mang tính chất khiêu khích này, nhiều quốc gia trong khu vực và cộng đồng thế giới đã bày tỏ quan điểm rằng, phải dùng đến luật pháp để giải quyết các tranh chấp và ngăn chặn ngay những âm mưu, thủ đoạn mới của Trung Quốc./.
Theo VOV
"Nếu bị Trung Quốc dồn cùng đường, Triều Tiên không ngại chiến tranh"
"Họ nói rằng nếu họ bị dồn vào đường cùng, họ sẽ không ngần ngại đi đến chiến tranh với Trung Quốc", nguồn tin nói thêm.
Tờ Chosun Ilbo ngày 2/7 đưa tin, quyết định của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Hàn Quốc trước khi khi thăm Triều Tiên có vẻ như đã khiến Bình Nhưỡng cảm thấy khó chịu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận BÌnh và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye.
Chuyến thăm Hàn Quốc lần này của ông Tập Cận Bình được xem là một bằng chứng mới cho thấy quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đang ngày càng trở nên nguội lạnh và rạn nứt dưới thời Kim Jong-un.
Khác với cha và ông nội mình, dù đã lên nắm quyền 2,5 năm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã không đến thăm Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh được cho là đồng minh số 1 của Bình Nhưỡng.
Một nguồn tin quân sự nói với Chosun Ilbo rằng quân đội Triều Tiên gần đây thậm chí còn tăng cường tuyên truyền phản đối Trung Quốc. Thậm chí, một học viện quân sự của nước này còn treo khẩu hiệu "Trung Quốc là một kẻ phản bội và kẻ thù của chúng ta".
Các quan chức Triều Tiên ở nước ngoài đã khá thẳng thắn thừa nhận về tình hình khó khăn nước này đang vấp phải hiện nay là do áp lực kinh tế liên tục từ Trung Quốc, nguồn tin nói thêm.
"Họ nói rằng nếu họ bị dồn vào đường cùng, họ sẽ không ngần ngại đi đến chiến tranh với Trung Quốc", nguồn tin nói thêm.
Triều Tiên gần đây đã ra lệnh triệu tập tất cả các quan chức thương mại ở Trung Quốc về nước. Đây là lần triệu tập thứ hai kể từ sau vụ thanh trừng cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Jang Song-taek.
"Bề ngoài, đây giống như một cuộc triệu hồi để xem xét lại ý thức hệ, nhưng trên thực tế nó là một kiểu biểu tình im lặng chống lại Trung Quốc", một nguồn tin cho biết.
Để lấp chỗ trống do quan hệ rạn nứt với Bắc Kinh để lại, Bình Nhưỡng gần đây đã tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác với láng giềng và một đồng minh chính trị là Nga.
Hồi tháng 5 vừa qua, tân Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong đã gặp Đại sứ Nga Alexandr Timonin ba ngày trước khi gặp gỡ Đại sứ Trung Quốc Liu Hongcai.
Từ đầu năm nay, Triều Tiên đã tiến hành một số hoạt động thắt chặt quan hệ gần gũi hơn với Nga và hầu như đã đình chỉ các chương trình trao đổi chính thức với Trung Quốc.
Trong tháng 4, Bình Nhưỡng đã đồng ý cho phép thanh toán bằng đồng rúp của Nga. Và trong cùng tháng này, Moscow đã ra quyết định xóa nợ 10 tỷ USD cho Triều Tiên. ,
Trước chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Triều Tiên đã tiến hành một loạt vụ bắt giữ các công dân Trung Quốc với cáo buộc vi phạm pháp luật hoặc làm gián điệp. Nước này cũng tăng cường giám sát người Trung Quốc đã sống ở Triều Tiên nhiều năm.
Theo Giáo Dục
Đề cập nguy hiểm của Trung Quốc tại Myanmar Theo nhận định của phóng viên New Yorks Time, trong chuyến công du 4 ngày của ông Thein Sein tại Trung Quốc cuối tháng 6 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã những lời đề nghị khá kỳ lạ. Cuộc hội đàm giữa lãnh đạo 2 nước diễn ra vào ngày 27/6 mà như theo nhận định của các chuyên gia, Trung Quốc...