Thế giới áp sát mốc 241 triệu ca mắc COVID-19; Nga vẫn là ‘điểm nóng’
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 16/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 240.961.318 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.907.345 ca tử vong.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 218.201.080 người.
Xe cứu thương chở các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện tại Kommunarka thuộc thủ đô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 743.880 ca tử vong trong tổng số 45.639.563 ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 452.010 ca tử vong trong số 34.053.573 ca. Brazil đứng thứ 3 với 602.727 ca tử vong trong số 21.627.476 ca.
Thống kê của hãng Bloomberg cho thấy hơn 6,64 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên toàn cầu tại 184 quốc gia và vùng lãnh thổ, tương ứng với tỷ lệ 43,2% dân số thế giới đã được tiêm chủng. Trung bình mỗi ngày 26,6 triệu liều vaccine được tiêm và với tốc độ tiêm này, thế giới sẽ mất 6 tháng để bao phủ vaccine cho 75% dân số toàn cầu.
Điểm nóng dịch bệnh hiện nay tập trung tại Nga khi trong vòng 24 giờ qua, nước này lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong trên 1.000 ca/ngày, trong khi số ca mắc mới cũng ở con số cao chưa từng thấy với 33.208 ca mắc mới. Tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở quốc gia châu Âu này vẫn ở mức thấp tương đương 31% dân số.
Hiện Nga cũng là quốc gia châu Âu có số người không qua khỏi do COVID-19 cao nhất “lục địa già” với 222.315 ca. Theo kết quả một cuộc khảo sát độc lập, có hơn 50% dân số Nga cho biết không có ý định tiêm chủng. Đây sẽ là một thách thức đối với nỗ lực chống dịch COVID-19 đối với Chính phủ Nga, khi nước này chủ trương tránh tái áp đặt các biện pháp hạn chế phòng dịch như trước đây.
Còn tại Đông Nam Á, một số quốc gia đang nỗ lực thích nghi với điều kiện bình thường mới trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Chính phủ Lào đã tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa kéo dài thêm 15 ngày kể từ ngày 16/10, đồng thời tạo điều kiện cho người dân làm ăn và sinh sống trong điều kiện bình thường mới. Đây là lần thứ 12, Lào gia hạn lệnh phong tỏa vốn được áp dụng từ ngày 22/4 đến nay. Dù Lào đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng chống, nhưng dịch bệnh vẫn tiếp tục lan rộng trong cộng đồng tại nhiều tỉnh và khó dự báo khi trong hai tuần qua, số ca cộng động đã tăng 98,5%.
Video đang HOT
Thời gian tới, Lào sẽ hướng đến việc giảm thiểu tối đa số ca nhiễm hoặc tử vong do COVID-19, đồng thời nỗ lực cân bằng và hoà hợp giữa các biện pháp y tế, hành chính và kinh tế; phấn đấu tổ chức thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội lần thứ 9 mà chính phủ đã ban hành; trao quyền ban hành quy định cụ thể cho chính quyền các địa phương. Trong 24 giờ qua, Lào ghi nhận 548 ca mắc mới COVID-19 và 2 trường hợp tử vong. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào là 31.736 ca, trong đó có 38 người tử vong.
Khách du lịch tới sân bay quốc tế Phuket, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tại Thái Lan, chính phủ đã đưa ra các biện pháp để chào đón du khách nước ngoài trở lại phù hợp với kế hoạch mở của trở lại của nước này. Người phát ngôn của Chính quyền vùng đô thị Bangkok (MBA) Pongsakorn Kwanmuang cho biết thủ đô Bangkok sẽ thành lập các điểm xét nghiệm (swab hub) dành cho du khách nước ngoài tương tự như Phuket khi Bangkok mở cửa cho khách quốc tế đã tiêm chủng đầy đủ vào tháng 11/2021.
Tuy nhiên, theo ông Pongsakorn Kwanmuang, khác với tại Phuket khi các điểm sàng lọc COVID-19 được thiết lập tại các khách sạn nơi khách du lịch nhận phòng, Bangkok có kế hoạch thành lập các điểm xét nghiệm trên khắp thủ đô để thực hiện xét nghiệm đối với du khách nước ngoài. Du khách sẽ được cách ly tại các khách sạn và chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR. Ngoài ra, các biện pháp như thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh và tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại các điểm du lịch nổi tiếng của Bangkok cũng sẽ được thực hiện để ngăn chặn lây nhiễm, đặc biệt là tại các địa điểm giải trí ban đêm mà có thể sẽ được phép hoạt động trở lại vào ngày 1/12.
Theo kế hoạch, Thái Lan sẽ miễn cách ly đối với khách du lịch bằng đường hàng không đã được tiêm chủng đầy đủ từ 5 quốc gia là Anh, Mỹ, Đức, Singapore và Trung Quốc từ 1/11, đồng thời mở thêm nhiều địa điểm dành cho du khách nước ngoài ở các tỉnh, trong đó có thủ đô Bangkok.
Sáng 16/10, Thái Lan ghi nhận thêm 10.648 ca nhiễm mới cùng 82 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 1.772.838 ca, trong đó có 1.647.255 bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục và 18.205 người không qua khỏi.
Campuchia cũng đang tiến sát đến mục tiêu mở trở lại toàn bộ nền kinh tế trong trạng thái bình thường mới thông qua việc điều chỉnh các quy định về cách ly và đi lại đối với những người đã tiêm đủ liều vaccine. Cụ thể, các quan chức kết thúc chuyến công tác nước ngoài sẽ chỉ phải cách ly tập trung 3 ngày. Điều kiện tương tự cũng được áp dụng với các nhà ngoại giao và quan chức tổ chức quốc tế. Người nước ngoài là nhà đầu tư, doanh nhân, chuyên gia có thư đảm bảo hoặc thư mời khi nhập cảnh Campuchia cũng chỉ phải cách ly tập trung 3 ngày. Với người dân thông thường, kể cả công dân Campuchia lẫn người nước ngoài, thời gian cách ly tập trung là 7 ngày. Những người thuộc danh mục khác mà chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 hoặc tiêm chưa đủ liều vẫn phải cách ly tập trung đủ 14 ngày.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Moderna cho người dân ở Bronx New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của nước này cho biết du khách quốc tế tiêm kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 do các hãng khác nhau sản xuất vẫn được nhập cảnh Mỹ. CDC Mỹ đồng thời lưu ý rằng các loại vaccine này phải là các loại vaccine được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép sử dụng. Trước đó cùng ngày, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại với những người nước ngoài đã được tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ. Cụ thể, người đến từ hơn 30 quốc gia trong “danh sách xanh” của Mỹ sẽ được phép nhập cảnh nước này qua các cửa khẩu hàng không và đường bộ từ ngày 8/11.
Liên quan đến vấn đề vaccine, các nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tiếp tục bất đồng về bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với các loại vaccine ngừa COVID-19. Nhiều nước cho rằng một thỏa thuận như vậy chỉ có thể đạt được khi một số nước có “thỏa hiệp thực sự”.
Theo Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala, các cuộc đàm phán về việc từ bỏ bản quyền đối với vaccine ngừa COVID-19 đã “bế tắc”, nhưng các cuộc tham vấn không chính thức vẫn đang tiếp tục. Bà bày tỏ tin tưởng các bên có thể sớm tìm được tiếng nói chung. Dự kiến cuộc họp chính thức tiếp theo sẽ diễn ra ngày 26/10 tới.
Nam Phi và Ấn Độ đã kêu gọi tạm thời dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine phòng COVID-19 nhằm thúc đẩy sản xuất và khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine giữa các nước. Cùng với việc được nhiều quốc gia ủng hộ, ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các “ông lớn” ngành dược và các quốc gia sở tại của họ với lập luận rằng bằng sáng chế không phải là rào cản chính đối với việc mở rộng quy mô sản xuất và cảnh báo động thái này có thể cản trở sự đổi mới.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), ông Kirill Dmitriev, cho biết trong năm sau Nga sẽ sản xuất lượng vaccine Sputnik V và Sputnik Light đủ để tiêm chủng cho 1 tỷ người. Cũng theo ông Dmitriev, đến cuối năm nay, số liều vaccine Sputnik V và Sputnik Light sẽ đủ tiêm cho 700 triệu người.
Đến nay vaccine Sputnik V đã được 70 quốc gia trên thế giới phê chuẩn sử dụng nhưng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) vẫn chưa công nhận vaccine này.
Ca nhiễm, tử vong do Covid-19 ở Nga tiếp tục cao kỷ lục
Ca nhiễm và tử vong hàng ngày do Covid-19 ở Nga ghi nhận mốc nghiệt ngã mới, khi tiêm chủng trì trệ và biện pháp phòng dịch hạn chế.
Giới chức y tế Nga hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 33.208 ca nhiễm và 1.002 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 7.958.384 và 222.315. Số liệu mới đánh dấu mức tăng kỷ lục ngày thứ ba liên tiếp về cả ca nhiễm và tử vong từ khi dịch bệnh bùng phát ở Nga.
Nga hiện là vùng dịch thứ năm thế giới và là quốc gia ghi nhận ca tử vong cao nhất ở châu Âu.
Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Kommunarka, gần thủ đô Moskva hôm 15/10. Ảnh: AFP .
Việc thiếu các hạn chế nghiêm ngặt được cho là đã khiến virus lây lan, dù một số khu vực đã áp dụng check mã QR để ra vào các địa điểm công cộng.
Điện Kremlin trì hoãn tái áp đặt các hạn chế lớn, dù gọi tỷ lệ tiêm chủng của đất nước là thấp đến "không thể chấp nhận", đồng thời yêu cầu giới chức phải đảm bảo "nền kinh tế tiếp tục hoạt động". Theo chính phủ Nga, hệ thống y tế của đất nước không bị quá tải và đã sẵn sàng tiếp nhận số lượng bệnh nhân ngày càng tăng.
Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko cho rằng ca nhiễm tăng nhanh do "hành vi" của người Nga và kêu gọi họ đi tiêm phòng. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cho biết mọi thứ đã được thực hiện để người dân có cơ hội "tự cứu chính mình bằng cách tiêm chủng".
Giới chức thủ đô Moskva, tâm điểm đợt bùng phát dịch bệnh ở Nga, đầu tuần này thông báo sẽ mở hơn 20 điểm xét nghiệm quanh thủ đô để người dân có thể thực hiện xét nghiệm nhanh miễn phí.
Nga phát triển được một số loại vaccine, nhưng giới chức phải đối mặt tình trạng một bộ phận người dân hoài nghi vaccine. Các cuộc thăm dò độc lập cho thấy hơn một nửa người Nga không có kế hoạch tiêm phòng.
Theo trang Gogov, trang web thống kê dữ liệu Covid-19 từ các khu vực, hiện 31% dân số Nga đã được tiêm chủng đầy đủ.
Tòa án Nga yêu cầu truy thu tiền phạt mạng xã hội Facebook Một tòa án ở thủ đô Moskva ngày 7/10 đã yêu cầu các cơ quan chức năng truy thu 26 triệu ruble (361.400 USD) tiền phạt đối với mạng xã hội Facebook của Mỹ vì không xóa nội dung mà Nga cho là bất hợp pháp. Biểu tượng Facebook trên màn hình điện thoại di động. Ảnh: AFP/TTXVN Thông báo cho biết Tòa...