Thế giới 5,5 triệu người nhiễm Covid-19, Brazil báo động người bản địa tử vong
Đại dịch Covid-19 tiếp tục càn quét khắp thế giới, khiến khoảng 5,5 triệu người nhiễm bệnh và hơn 346.000 người tử vong đến nay.
Số liệu trên được trang thống kê toàn cầu Worldometers cập nhật tính đến 6h sáng ngày 25/5. Số bệnh nhân Covid-19 hồi phục đạt gần 2,3 triệu.
Brazil tiếp tục là tâm dịch Covid-19 của thế giới. (Ảnh: Reuters)
Trong 213 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự hiện diện của virus corona chủng mới, Mỹ tiếp tục là nước bị tấn công dữ dội nhất với gần 1,7 triệu người nhiễm, tăng hơn 18.000 ca trong vòng 24 giờ qua, và hơn 99.000 người tử vong với mức tăng gần 600 trong cùng khoảng thời gian.
Đứng tiếp theo trong danh sách lần lượt là Brazil, Nga, Tây Ban Nha, Anh và Italia.
Brazil vẫn là tâm dịch lớn của thế giới khi ghi nhận thêm hơn 15.800 ca nhiễm vào danh sách tổng trên 363.200 người. Số bệnh nhân Covid-19 qua đời ở nước này có thêm 653 người, nâng tổng số lên gần 22.670 người.
Theo kết quả khảo sát của tổ chức Articulation of Indigenous Peoples of Brazil (APIB) trên 900.000 người bản địa ở nước này, tỷ lệ người mắc và tử vong vì Covid-19 ở cộng đồng bản địa cao gấp đôi so với phần còn lại của dân số toàn quốc.
Video đang HOT
Đến nay, có tới hơn 60 cộng đồng người bản địa Brazil ghi nhận các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới, nhiều người trong số họ ở khu vực Amazon, nơi mọi người chỉ có thể đến bệnh viện bằng thuyền hoặc máy bay. Các bang miền bắc và đông bắc Brazil bị dịch bệnh hoành hành mạnh nhất.
Tuần trước, Hạ viện Brazil thông qua kế hoạch khẩn cấp cho các cộng đồng bản địa, theo đó, không chỉ cung cấp thiết bị y tế và bệnh viện dã chiến mà còn cung cấp nước uống và thực phẩm để các bộ lạc tự cách ly. Tuy nhiên, kế hoạch này còn được Thượng viện phê chuẩn.
Mỹ hạn chế du khách nhập cảnh từ Brazil
Trong bối cảnh dịch bệnh ở Brazil ngày càng nghiêm trọng, Nhà Trắng, ngày 24/5, thông báo quyết định cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với hầu hết công dân nước ngoài từng ở Brazil trong 2 tuần gần nhất, ngoại trừ những người có thẻ xanh, là thân nhân của công dân Mỹ và thành viên phi hành đoàn.
Theo phát ngôn viên Kayleigh MacEnany, động thái trên là nhằm đảm bảo công dân nước ngoài không trở thành nguồn lây nhiễm mới tại Mỹ và sẽ không ảnh hưởng gì tới trao đổi thương mại song phương.
Cùng ngày, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien cho biết Washington cũng sẽ cân nhắc áp đặt hạn chế với các nước khác ở khu vực Nam Bán cầu dựa trên cơ sở từng nơi.
Israel nghiên cứu khẩu trang tự diệt khuẩn
Viện Công nghệ Israel (Technion) cho biết các nhà nghiên cứu nước này đang chế một loại khẩu trang đặc biệt có khả năng tự diệt khuẩn để sử dụng được nhiều lần.
Khẩu trang này có một lớp sợi carbon bên trong và được phân tán đồng nhất. Quá trình khử khuẩn sẽ dựa vào sức nóng được tạo ra trong lớp sợi carbon bằng cách dùng một dòng điện thấp 2 ampe từ một nguồn tiêu chuẩn, ví dụ như cổng sạc, kết nối USB… Nhờ đó, khẩu trang được làm nóng và tiêu diệt virus, sẵn sàng cho tái sử dụng.
Theo Technion, khẩu trang tự diệt khuẩn hiệu quả và mang tính sáng tạo cao này có thể giúp các quốc gia ứng phó với tình trạng thiếu hụt khẩu trang trong cuộc chiến chống Covid-19.
Trung Đông vẫn ‘nóng”
Đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành mạnh ở Trung Đông, với số ca mắc mới và tử vong tính theo ngày vẫn ở mức cao.
Theo thông báo của Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm hơn 1.140 người nhiễm mầm bệnh, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 lên gần 157.000. Số trường hợp tử vong là 4.340 người, bao gồm cả 32 ca mới.
Trong khi đó, Ảrập Xêút thông báo có thêm 11 nạn nhân xấu số của Covid-19 vào danh sách 390 người, và thêm gần 2.400 ca nhiễm, nâng tổng số lên 72.560 người.
Một loạt các nước như Iran, Qatar, Syria, Ai Cập… đều ghi nhận sự gia tăng ở cả số người nhiễm mầm bệnh và số ca tử vong.
Dịch Covid-19: Chưa có dấu hiệu ngừng lại, số ca tử vong tại Nam Phi có thể lên tới 50.000 người
Số ca tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại Nam Phi có thể lên tới 50.000 ca.
Trong khi số ca nhiễm có thể lên tới 3 triệu ca vào cuối năm nay khi Nam bán cầu đón mùa Đông tới (từ tháng 6 tới tháng 8), tạo điều kiện thuận lợi cho virus SARS-CoV-2 lây lan.
Nam Phi hiện có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 cao nhất châu Phi. (Nguồn: AP)
Ngày 21/5, các nhà khoa học và thống kê được Bộ Y tế Nam Phi tuyển dụng để xây dựng mô hình khoa học về sự lây lan của dịch Covid-19 cho biết số ca tử vong có thể rơi vào khoảng 35.000 tới 50.000 ca vào tháng 11 tới.
Cũng theo các mô hình khoa học này, có tính tới kịch bản xấu nhất và lạc quan nhất, tới tháng 11, nước này sẽ có tới 3 triệu ca mắc, trong khi nhu cầu giường bệnh sẽ đạt đỉnh 45.000 giường, gấp khoảng 10 lần so với số giường bệnh sẵn có hiện nay dành cho các bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt.
Một trong những mô hình cho thấy lệnh phong tỏa đã làm giảm 60% tỷ lệ nhiễm bệnh, trong khi con số này là 30% khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng kể từ đầu tháng 5.
Phát biểu khi trình bày mô hình khoa học trên truyền hình, chuyên gia Harry Moultrie cho rằng Nam Phi vẫn chưa thực sự qua đỉnh dịch. Một số quan ngại khác đang nổi lên là việc chỉ tập trung giải quyết dịch Covid-19 có thể gây phương hại cho các lĩnh vực khác như cuộc chiến chống HIV và bệnh lao phổi.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize nhấn mạnh lệnh phong tỏa có "giá trị đặc biệt" khi giúp tạo ra rào cản ngăn chặn virus "di chuyển" và lây lan. Hiện Nam Phi đang nỗ lực từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa với cách tiếp cận đã cân nhắc những rủi ro.
Nam Phi hiện có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 cao nhất "lục địa đen", với hơn 18.000 ca nhiễm và 339 ca tử vong. Lệnh phong tỏa toàn quốc, vốn đã bước sang tuần thứ 6, đã phần nào phát huy hiệu quả giúp làm chậm đà lây lan của dịch bệnh.
Đại dịch COVID-19 Mối đe dọa diệt chủng với thổ dân Amazon Nhiếp ảnh gia huyền thoại Sebastiao Salgado đã cảnh báo về một 'cuộc diệt chủng' đối với người dân bản địa Amazon nếu Chính phủ Brazil không có những biện pháp quyết liệt ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan. Nguy cơ các bộ tộc bản địa vùng Amazon sẽ bị diệt chủng vì COVID-19. Ảnh: AFP Tổng thống Jair Bolsonaro - người đã...