‘The First Slam Dunk’ – siêu phẩm anime bóng rổ càn quét phòng vé châu Á
Cùng điểm qua một vài sự thật thú vị và thành tích ’siêu khủng’ của thương hiệu ‘The First Slam Dunk’ trước khi ra rạp thưởng thức phim vào tháng 4.
Được mệnh danh là một trong những anime thể thao có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại, Slam Dunk dễ dàng có được sự ủng hộ nhiệt thành của đông đảo khán giả khi vươn mình bước lên màn ảnh rộng với bộ phim điện ảnh đầu tiên mang tên “The First Slam Dunk”. Bộ phim thành công vang dội, càn quét phòng vé khắp châu Á.
Màn tái xuất sau 26 năm kể từ khi bộ truyện đình đám kết thúc
Cách đây 33 năm, bộ truyện tranh Slam Dunk lần đầu tiên được đăng tải trên tạp chí Weekly Shonen Jump! (thời điểm 1990), và liên tục phá vỡ các kỷ lục cho tới tận cả thập kỷ sau đó. Tập truyện cuối cùng ra mắt vào tháng 6/1996, khép lại một hành trình đáng nhớ gắn liền với tuổi thơ của cả một thế hệ độc giả.
Từ năm 1993 đến 1996, loạt phim anime chuyển thể từ bộ truyện được hãng Toei Animation sản xuất và lên sóng với 101 tập phim; trở thành một tác phẩm kinh điển về đề tài bóng rổ, được xem là một trong những anime thể thao xuất sắc nhất từ trước đến nay.
Slam Dunk kể câu chuyện về nam sinh quậy phá Sakuragi Hanamichi, một anh chàng tóc đỏ to xác với kỷ lục “thất tình” vô tiền khoáng hậu. Từ một cuộc gặp gỡ với Haruko – em gái của đội trưởng đội bóng rổ Takenori, Hanamichi lần đầu tiên tiếp xúc với bóng rổ và dần phát cuồng với những cú úp rổ (slam dunk). Từ chỗ chỉ chơi bóng rổ để chinh phục người đẹp, Hanamichi ngổ ngáo dần dành tình yêu cho bộ môn này. Đồng hành cùng cậu là những thành viên trong đội bóng rổ trường Trung học Shohoku, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Anzai và cùng nhau tiến đến giải vô địch toàn quốc.
Sau 26 năm kể từ khi bộ manga kết thúc, phim điện ảnh đầu tiên mang tên “The First Slam Dunk” ra mắt khán giả Nhật Bản vào tháng 12/2022, một lần nữa làm sống lại thương hiệu manga-anime huyền thoại của giới thể thao.
Phiên bản điện ảnh này là câu chuyện sẽ được kể từ góc nhìn của chàng hậu vệ nhỏ con Miyagi Ryota, đào sâu hơn vào tuổi thơ và niềm cảm hứng chơi bóng của anh. Lấy bối cảnh trận đấu quan trọng giữa Shohoku và Sannoh – đội bóng top 10 toàn quốc, phim đan xen câu chuyện quá khứ của từng thành viên cùng những diễn biến của trận đấu. Từ đó, sự ảnh hưởng sâu sắc của bóng rổ đến quãng đường trưởng thành của từng thành viên trong đội Shohoku được tác giả Takehiko Inoue mô tả một cách khéo léo.
Đích thân tác giả viết kịch bản và đạo diễn cho phim
Tái xuất cùng đứa con tinh thần của mình, tác giả bộ truyện – Takehiko Inoue đích thân chắp bút viết kịch bản và cầm trịch luôn vị trí đạo diễn phim.
Video đang HOT
Khi sáng tác Slam Dunk, Takehiro Inoue đưa khá nhiều trải nghiệm thời trai trẻ của mình vào tác phẩm. Giống như nhân vật chính, ông vì muốn “lấy le” với các bạn nữ mà mới tìm đến bóng rổ nhưng dần dần nhận ra tình yêu của mình dành cho môn thể thao này. Bên cạnh đó, tác giả cũng chia sẻ mình thường xuyên theo dõi các trận đấu bóng rổ và lấy cảm hứng từ các cầu thủ nổi tiếng trong thế giới thể thao.
Vào năm 2012, Hiệp hội Bóng rổ Nhật Bản đã công nhận tầm ảnh hưởng của Slam Dunk và trao tặng phần thưởng đặc biệt cho tác giả Takehiko Inoue vì đóng góp của ông cho sự phát triển của bóng rổ Nhật Bản, đồng thời công nhận quỹ học bổng ông thành lập, hỗ trợ đưa các cầu thủ bóng rổ ưu tú của Nhật Bản sang Mỹ du học.
Hiểu về bóng rổ, hiểu tác phẩm và hơn hết, Takehiko Inoue hiểu các khán giả, độc giả của mình muốn gì. Vậy nên, ông sẽ là nhà biên kịch, đạo diễn hoàn hảo nhất cho “The First Slam Dunk”, là nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của bộ phim điện ảnh đầu tiên này.
Càn quét phòng vé toàn châu Á với thành tích doanh thu ấn tượng
Ngay khi ra mắt tại Nhật Bản, “The First Slam Dunk” đã ngay lập tức leo lên vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng doanh thu tại Nhật, giành lấy vị trí đang được bom tấn Suzume của Shinkai Makoto chiếm giữ. Sức hút mạnh mẽ của “The First Slam Dunk” duy trì trong thời gian dài, thậm chí khiến cho bom tấn oanh tạc phòng vé toàn cầu Avatar: The Way of Water cũng phải ngậm ngùi hít khói, dù tác phẩm của James Cameron ra mắt muộn hơn “The First Slam Dunk” đến 2 tuần.
Tại thị trường quốc tế, “The First Slam Dunk” cũng càn quét phòng vé hầu hết các thị trường tại châu Á mà bộ phim đã khởi chiếu. Ở Hàn Quốc, phim đã vượt mốc 4 triệu vé, vượt mặt Your Name để trở thành anime được xem nhiều nhất trong lịch sử phòng vé xứ kim chi; đồng thời thu hút những nghệ sĩ nổi tiếng như nam ca sĩ SUGA của BTS, nữ diễn viên Han So Hee, nam ca sĩ Wonwoo của Seventeen…
Tại Hong Kong, ra mắt vào tháng 1/2023, “The First Slam Dunk” mở màn với 14.3 triệu đô-la Hong Kong, tính đến nay đã thu về con số 37.4 triệu đô-la Hong Kong, vượt qua Ant-Man and the Wasp: Quantumania và Suzume, chính thức trở thành Á quân trong danh sách những bộ phim có doanh thu phòng vé cao nhất Hong Kong năm 2023.
Ở Việt Nam, “The First Slam Dunk” sẽ ra mắt khán giả vào ngày 14/4./.
5 nhân vật anime trông ngầu hơn nhờ cái đầu 'sư cọ'
Ai nói rằng đầu trọc khiến các nhân vật trong anime kém ngầu hơn? Trên thực tế, có một số nhân vật anime với cái đầu hói lại trở thành nét đặc trưng riêng và được nhiều người yêu thích.
Dưới đây là một số ví dụ như thế!
1. Saitama (One Punch Man)
Có thể hầu hết mọi người nghĩ rằng cái đầu hói của Saitama là do quá trình luyện tập chăm chỉ (100 lần chống đẩy, 100 lần đứng lên, 100 lần squat và chạy 10 km) mỗi ngày. Bởi đây là thông tin được đề cập trong manga One Punch Man.
Nhưng theo những người sáng tạo ra One Punch Man, cái đầu trọc của Saitama nhằm châm biếm những siêu anh hùng trông bảnh bao và đẹp trai. Anh tin rằng vẻ đẹp trai của một siêu anh hùng không đến từ vóc dáng mà đến từ khả năng và sự chân thành bảo vệ kẻ yếu. Điều thú vị nhất về Saitama là anh có thể kết liễu quái vật chỉ bằng một cú đấm.
2. Master Roshi (Dragon Ball)
Quy lão tiên sinh hay Muten Roshi tuổi đã cao, râu tóc bạc phơ, cái đầu trọc lốc nhưng vẫn rất rắn rỏi. Ông là người thầy đầu tiên của Goku và đã dạy cậu Kamehameha. Ông luôn quan tâm đến học trò của mình, là một người thầy chu đáo, biết nhìn xa, hết lòng vì sự phát triển của học trò. Tuy nhiên, người tài thì thường có tật, Quy lão tính tình vui vẻ dí dỏm nhưng rất thích chọc các cô gái và đọc tạp chí dành cho "người trưởng thành".
3. Keith Shadis (Attack on Titan)
Không chỉ là người Quản Giáo, người chỉ huy và dẫn dắt việc huấn luyện tân binh cho tất cả các binh đoàn của Paradis, Keith Shadis còn chính là vị cựu Đoàn Trưởng của quân Trinh Sát trước thời của Erwin Smith. Anh cũng là vị Đoàn Trưởng duy nhất trong lịch sử chấp nhận đề cử người khác lên nhận chức vụ của mình dù vẫn còn sống.
Keith Shadis quyết định trở thành Quản Giáo như một hình phạt cho những tội lỗi của mình, cũng như tin rằng bản thân ông không xứng đáng để nhận được tình yêu và hạnh phúc, khi đã khiến quá nhiều đồng đội của mình phải hy sinh.
Bù lại, ông có một con mắt nhìn người rất chính xác, được thể hiện qua việc đánh giá từng học sinh của minh trong quá trình huấn luyện của họ.
4. Okisuke (Naruto)
Okisuke là một samurai đến từ Làng sắt và là một trong những ninja mạnh nhất. Okisuke chính là cánh tay phải của một samurai nổi tiếng tên là Mifune, anh luôn tuân theo mệnh lệnh của Mifune trong các nhiệm vụ. Ngoài sức mạnh cùng khả năng ấn tượng, một trong những điểm đặc trưng nhất của Okisuke chính là cái đầu hói.
5. Jura Neekis (Fairy Tail)
Trong Fairy Tail, Jura Neekis là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất. Anh là cựu thành viên của Lamia Scale và là một trong Thập Thánh Pháp Sư, danh hiệu dành tặng cho mười vị pháp sư mạnh nhất lục địa Ishgar. Jura được biết đến là bậc thầy trong việc sử dụng Thổ Thuật, mang lại cho ông biệt danh Thiết Thạch Jura (Iron Rock Jura).
Jura là một người đàn ông cao to và to lớn với dáng người to lớn vạm vỡ, nổi bật bởi cái đầu hói. Mặc dù là người thực tế và rất khiêm nhường, cũng khiêm tốn và không hề kiêu ngạo hay khoa trương về sức mạnh bao la của mình, nhưng cái đầu hói dường như đã mang cho ông một vết thương lòng.
Loạt cảnh buồn nhất mọi thời đại ở hoạt hình Nhật Bản: Chi tiết của Doraemon không ai muốn xảy ra! Đây là những tình tiết khiến khán giả rơi nước mắt ở hoạt hình Nhật Bản. Ai bảo hoạt hình không thể khiến người xem rơi nước mắt? Hoạt hình Nhật Bản (anime) có không ít những tình tiết đau thương, để lại trong lòng khán giả sự ám ảnh khôn nguôi. Sau đây là những cảnh phim buồn và không thể nào...