The Division 2 – Game bắn súng đỉnh nhất 2019 chính là đây
The Division 2 là một hậu bản tuyệt vời so với chính người tiền nhiệm của nó. Nhà phát triển hẳn đã học hỏi được rất nhiều sau khi The Division ra mắt và áp dụng được những bài học đó vào đứa con tinh thần của mình.
The Division 2 mang tới một phần chơi chiến dịch tốt hơn nhiều so với người tiền nhiệm của nó, với ít nhiệm vụ vớ vẩn hơn và một thế giới mở với nhiệm vụ phụ được thiết kế tốt hơn. Endgame của nó (phần chơi sau khi đã phá đảo mục chiến dịch) cũng là một trải nghiệm thỏa mãn không kém phần so với các giờ chơi trước đó với các level được thay đổi và độ khó được tăng lên kích thích người chơi. Thế nhưng bạn cần lưu ý: nếu như The Division không làm bạn hứng thú trong hai năm vừa qua với hàng loạt các bản update, thì hậu truyện của nó có lẽ cũng sẽ không làm được. Đây cơ bản là một phiên bản tốt hơn của cùng một thứ: bắn nhau góc nhìn thứ ba có co-op, với cây kĩ năng và hàng đống loot trên nền chiến tranh quân sự quen thuộc của Tom Clancy.
Nơi mà tựa game cải tiến được là đó là hệ thống phần thưởng, ném cho bạn điểm kinh nghiệm và loot từ nhiều nguồn khác nhau khiến cho bạn có cảm giác như đây là sự bù đắp tự nhiên cho hành trình của bạn, hơn là do việc cày cuốc. Nếu bạn đang tìm kiếm một tựa game bắn súng loot đồ hay để chơi với bạn bè sau màn ra mắt thảm hại của Anthem hoặc một quãng nghỉ giữa Destiny 2, The Division là một lựa chọn tốt. Thiết kế của các nhiệm vụ chính đa phần rất ấn tượng, đưa bạn qua các địa điểm thật để bắn nhau với ba phe phái trong game: The Hyenas, True Sons và Outcasts, cả ba vốn hành động khác nhau trong chiến đấu.
Kẻ thù không có ăn được đạn nhiều như trong tựa game đầu, và một vài kẻ thù cấp cao hơn – những thằng mà phải dùng đạn để bóc giáp của chúng ra – thì khá là vui để đối đầu. Đây là một tựa game bắn súng đa phần là tuyệt vời, đôi khi bị ít tuyệt vời đi bởi AI hơi ngu một tí, vốn vài lúc sẽ kẹt ở một chỗ để bạn làm gỏi.
Mỗi một nhiệm vụ chính mang lại cảm giác như một sự kiện thật sự. Khi mà không ai thật sự làm game bắn súng góc nhìn thứ ba tuyến tình nữa – ở đây chúng là những phần tách riêng trong một tổng thể thế giới mở đồ sộ – sẽ rất dễ để quên những level này mang lại cảm giác như thế nào khi chúng được thiết kế tốt.
Có một chuyến tham quan cực kì tuyệt vời vào Bảo tàng Lịch sử Mỹ, nơi mà một trận đấu súng sẽ diễn ra giữa một khu triển lãm chiến tranh Việt Nam trên nền nhạc The End của The Doors. Rồi lại có một trận chiến khác ở khu triển lãm hành tinh và Sao Hỏa ở Bảo tàng Không gian khiến trong một vài phút bạn cảm tưởng như đang chơi một sản phẩm sci-fi vậy. Trong khi đó phần kết thúc của phần chơi chiến dịch đưa tới một trần chiến dài trên nóc Tòa Quốc hội Hoa Kỳ – nơi sẽ rất tuyệt để selfie một khi tiếng súng ngừng và bạn trỗi dậy chiến thắng. Việc chọn các địa điểm khác nhau này mang tới một bầu không khí rất đa dạng cho The Division 2. Các đồn điền ở gần cuối phần chiến dịch, vốn mỗi cái thuộc về ba tổ chức kẻ địch, mang tới những khung cảnh hoành tráng nhất trong game.
Nếu như bạn chưa từng thăm Washington DC ở ngoài đời thật, thì thành phố sẽ khó nhận ra hơn so với New York. Nhưng chắc chắn nó mang lại cảm giác sống động hơn nhiều so với thế giới của người tiền nhiệm, với không thiếu các NPC thân thiện nhảy vào giúp đỡ bạn trong các cuộc đụng độ. Cảm giác phấn khích chắc chắn sẽ đến khi đồng đội của bạn giúp lật ngược thế cờ trong một trận chiến tưởng như đã định sẵn kết cục.
DC cũng là một nơi rất đẹp, nhất là khi bạn di chuyển ra khỏi khu vực đô thị nhàm chán và đến với các khoảng không mở lớn hơn như Công viên West Potomac. Hiệu ứng thời tiết và vòng lặp đêm/ngày góp phần làm tăng thêm phần hấp dẫn cho bầu không khí, cùng với đó là các thay đổi rõ rệt đối với thế giới khi trời trút nước hoặc đón nhận các cơn bão.
Nó gần như là hậu tận thế – bạn có thể thấy phông nền này được sự dụng cho một tựa game Resident Evil hay Dark Zone của The Division 2. Nếu như Manhattan của phần game thứ nhất lấy mốc thời gian sau khi thế giới kết thúc, thì ở đây mang lại cảm giác như một phần xa xăm trôi dạt vào lịch sử Mỹ. Các con phố vắng ngắt với cỏ mọc um tùm, các tòa nhà xập xệ như sắp đổ đến nơi, và ở khắp nơi là những chiếc xe ô tô bị bỏ lại khi thảm họa xảy ra. Một vài quang cảnh ở thành phố này thực sự rất ấn tượng, như cảnh một chiếc Air Force One rơi xuống trước Tòa Quốc hội Hoa Kỳ (tất nhiên là có loot ở trong).
Hầu hết các hoạt động trải dài khắp bản đồ DC được thiết kế rất tốt, nhất là những điểm Control, nơi bạn giải phóng các đồn điền khỏi sự chiếm đóng của kẻ thù. Chúng đều có chung một mục tiêu – tiêu diệt hết kẻ địch, thanh toán một tên Elite, sau đó bảo vệ và lại hại thêm một tên Elite nữa – nhưng được sắp xếp đủ khác nhau để thách thức bạn trong việc di chuyển. Ở phần endgame, các điểm Control này bị chiếm lại bởi kẻ thù và được nâng dần độ khó lên nhưng cũng kèm theo loot tốt hơn.
Cuộc hành trình để đến được level 3 có rất ít các nhiệm vụ phụ lặp lại được thêm vào cho có. Đó là một cuộc hành trình nhanh chóng. Bạn cũng không thể đổ lỗi cho The Division 2 cho việc thiếu sự đa dạng được: rời khỏi thế giới rỗng tuếch của Anthem, khá là hay khi bị một đống icon nhiệm vụ nổi tiếng của Ubisoft tấn công. Người viết không khuyến khích chơi một mình các nhiệm vụ chính, nhưng bạn có thể tận hưởng hầu hết mọi thứ một mình nếu như bạn thích, ít nhất là cho đến khi bạn đến phần endgame.
Lên cấp cũng thoải mái hơn so với tựa game đầu. Bạn mở khóa các kĩ năng một cách nhanh chóng trong suốt phần chiến dịch, sau đó mở khóa các biến thể của chúng với các điểm SHD Tech rải đầy ở đầu game thay vì phải nâng cấp cơ sở đồn điền của mình như ở The Division. Điều này mang lại cảm giác thuận tiện hơn rất nhiều, như kiểu nhà phát triển muốn bạn thử nghiệm với các trang bị khác nhau trước khi tới phần endgame. Một kĩ năng người viết rất thích ấy là Hive, mở khóa Stinger và bắn ra hàng đống robot ong nhỏ bay tới đốt chết mấy thằng ngốc chạy lại gần khu vực đó.
Kẻ địch đôi khi cũng sẽ dùng vũ khí và đạn dược để đối đầu với bạn, ví dụ như những cái xe đồ chơi nhỏ nhắn nhưng chết chóc hay súng bắn foam hóa học. Điều này giúp cho sự đa dạng trong game được nâng lên một tầm đáng kể.
Một khi bạn đạt được mức khóa level 30, một tổ chức khác mang tên Black Tusk được thêm vào trong game. Tương tự như The Division, bạn trải qua các World Tiers, vốn quyết định độ khó của kẻ thù và độ tốt của loot bạn nhặt được. Sau đó bạn sẽ thăm lại phần lớn các địa điểm nhiệm vụ chính đầu game, nhưng được độ lại để tăng sự đa dạng và làm mới trải nghiệm. Những tên Black Tusk bắn ra drone phát nổ như kiểu bọn nó kiếm được hàng tấn trong mùa giảm giá Black Friday và thả ra mấy con chó robot có gắn súng bắn tỉa như trong các game Metal Gear. Các nhiệm vụ này chơi rất vui và bạn có lẽ sẽ không có vấn đề gì thăm lại các nhiệm vụ cũ một khi chúng được thiết kế đỉnh cao như thế này.
Video đang HOT
Hoàn thành một vài nhiệm vụ này và bạn sẽ có đủ điểm để chơi các phiên bản khác của chúng, vốn giờ đây bạn sẽ xâm chiếm các đồn điền nơi Black Tusk đã chờ sẵn với hàng tá drone. Đánh chiếm được ba đồn điền này mở khóa World Tier cao nhất ở endgame và các đồn Black Tusk khác.
Cái ăn điểm thực sự cảu level 30 nằm ở việc mở khóa ba class, với mỗi class có riêng các chặng tiến triển khác nhau. Chúng mang tới các vũ khí riêng biệt (súng bắn tỉa cho Sharpshooter, súng phóng lựu đạn cho Demolitionist và nỏ tên cho Survivalist) vốn khi bắn có cảm giác rất tuyệt. Người viết tập trung vào Demolitionist, vốn mang tới sát thương phụ cho những khẩu liên thanh và một bản nâng cấp súng turret cho phép bắn đạn pháp chết chóc.
Các lớp này cho bạn một cảm giác về hướng phát triển trong The Division, khuyến khích bạn tiến tới vũ khí tốt nhất phù hợp với phong cách chơi của mình. Bạn cũng có thể chuyển giữa các class bất kì lúc nào và tinh chỉnh đồ đạc để phù hợp nhất có thể.
Chế độ PvP/PvE Dark Zone cũng quay trở lại với ba dạng chính. Tất cả những khu vực Dark Zone ở đây khác biệt về phong cách và thiết kế: khu vực phía Đông mang lại cảm giác như phim Apocalypse Now, một khu vực nhiều cây cối hơn hết thảy phần còn lại. Thế rồi có khu phía Nam, một khu đô thị hiện đại. Cuối cùng là Dark Zone Tây, một cộng đồng từng bị gia giữ trong các bức tường giờ đây chỉ còn là một thị trấn ma với phong cảnh chẳng khác gì Fallout. Loot sẽ được bình thường hóa ở mỗi khu, nghĩa là xâm nhập vào Dark Zone không phải trở ngại gì lớn lắm, nhưng sẽ có các sự kiện cho người chơi hardcore. Dark Zone có triển vọng để trở thành địa phận cho những trải nghiệm kịch tích, và nó cũng có nhiều loot nữa nên tội gì mà bạn không thử.
Thế nhưng The Division 2 cũng không hẳn là hoàn hảo. Người viết đã bị crash vài lần trong vòng tuần qua, và thậm chí còn bị lỗi màn hình khi bị đá văng khỏi game. Bạn sẽ được thả vào một nhiệm vụ dang dở nếu bị crash, nhưng đây cũng không phải cách khắc phục tối ưu. Người viết cũng bị vài lỗi kết nối mặc cho đa phần thời gian chế độ PvP làm việc khá ổn. Ngay bây giờ cũng có một lỗi skill khá phiền toái khiến cho súng turret biến mất ngay khi dùng, hay khá chắc rằng có một cái cầu thang người viết không thể đi xuống được. Đây không phải là những lỗi quá lớn nhưng chắc chắn chúng ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của người chơi.
Tổng kết
The Division 2 là một hậu bản tuyệt vời so với chính người tiền nhiệm của nó. Nhà phát triển hẳn đã học hỏi được rất nhiều sau khi The Division ra mắt và áp dụng được những bài học đó vào đứa con tinh thần của mình. Đây là một tựa game bắn súng mà bất kì fan của looter shooter nào cũng nên chơi qua, còn nếu bạn chỉ là một gamer bình thường, đây chính là cơ hội để bạn trải nghiệm thể loại game này.
The Division 2 hiện đang có mặt trên PC, Playstation 4 và Xbox One.
Ưu:
Cơ chế thưởng đồ được cải tiến mang lại cảm giác thỏa mãn
Các nhiệm vụ chính ấn tượng và thú vị
Thiết kế môi trường và hiệu ứng hình ảnh tuyệt đẹp, sống động
Phần endgame bùng nổ với kẻ thù và các lối chơi mới
Dark Zone mang lại các phút giây đối đầu kịch tính
Nhược:
AI đôi lúc hơi ngu ngơ
Nhiều lỗi crash game, mất kết nối và các thứ nhỏ nhặt khác không đáng có
Điểm: 8/10
Theo GameK
Tổng hợp đánh giá The Division 2
Ubisoft Massive đưa mọi người trở lại thế giới của The Division để đi sâu vào hậu quả mà virus khủng bố mang lại ở phần tiếp theo, nhưng chất lượng của nó thực sự ra sao?
The Division 2 đã chính thức xuất hiện vào tuần trước và đưa người chơi đến với thủ đô Washington D.C. thời điểm 7 tháng sau khi dịch bệnh bùng phát ở New York. Rất nhiều lối chơi và cơ chế cốt lõi vẫn được giữ lại, đi kèm một số yếu tố mới để thêm gia vị thu hút game thủ mới, bao gồm các khu vực Dark Zone được đại tu.
Ngoài ra, nhà sản xuất còn mang đến một hệ thống bang hội (Clan System), và lần đầu tiên chúng ta được trải nghiệm các cuộc đột kích (raid) trong trò chơi, mở đầu với Dark Hours sẽ xuất hiện trong thời gian tới. Khi đạt đến cấp 30, bạn có thể lựa chọn chuyên môn cuối, trở thành Demolitionist, Survivalist hoặc Sharpshooter.
Hiện tại, một số bài đánh giá chuyên môn dành cho The Division 2 đã xuất hiện và bạn có thể tham khảo qua bên dưới.
GameSpot - 9
Ưu:
Thiết kế môi trường, thế giới và khu vực chiến đấu tuyệt vời
Kẻ thù và kỹ năng đa dạng giữ cho các trận chiến luôn sôi động, kịch tính
Phần thưởng thú vị duy trì cảm giác tiến bộ mạnh mẽ theo thời gian
Chức năng chơi nhiều người được tích hợp tốt
Một số tính năng nâng cao chất lượng tổng thể tao nhã
Khuyết:
Cốt truyện chưa thuyết phục
PC Gamer - 8.2
"Đây là phần tiếp theo mang lại cảm giác rất trọn vẹn cho The Division, từ một đội ngũ phát triển đã tiếp thu được rất nhiều bài học từ cộng đồng của mình, sau một loạt các bản cập nhật thành công. Một tựa game bắn súng thú vị, hấp dẫn, đặt trong một thế giới ấn tượng, cung cấp hàng chục giờ chơi cuốn hút và chiến lợi phẩm tuyệt vời."
PC Invasion - 4/5
"Massive Entertainment đã vượt qua chính mình trong việc tạo ra phần tiếp theo chất lượng. Họ hiểu những thiếu sót của phiên bản đầu tiên và nhân đôi những yếu tố thuyết phục người hâm mộ gắn bó lâu dài. Mặc dù còn đó một số vấn đề như văng game hay trang bị biến mất ngẫu nhiên, Tom Clancy's The Division 2 vẫn là một ví dụ tiêu biểu cho thể loại hành động bắn súng kết hợp thu thập vật phẩm trong thế giới chia sẻ trực tuyến được triển khai đúng cách ngay từ đầu. Đây là điều mà Destiny 2 từng phải vật lộn để đạt được trong quá khứ, và Anthem hiện tại đang tìm cách giải quyết. Đối với Massive Entertainment và The Division 2, bạn sẽ chỉ cần thắt dây an toàn và tận hưởng chuyến hành trình."
Game Informer - 9/10
"Gác phần cốt truyện thất vọng và những trục trặc kỹ thuật sang một bên, Ubisoft đang nắm trong tay một tựa game thành công mang tên The Division 2. Combat mạnh mẽ, nhiệm vụ thú vị và cơ chế loot hấp dẫn khiến tôi bị cuốn hút đến tận cuối game và chưa có kế hoạch ngừng chơi sớm. Đối với một sản phẩm live-service (dịch vụ trực tiếp) vừa xuất xưởng, đó là thành tích khá tốt."
GamerSky - 7.5/10
"Với trải nghiệm kết game chỉn chu, Division 2 trở nên tốt hơn nhiều so với phiên bản tiền nhiệm và tôi tin rằng nó thậm chí còn hay hơn Destiny 2, cũng như vượt trội nhiều so với Anthem. Tuy nhiên, phiên bản PS4 gặp phải một lỗi nghiêm trọng liên tục làm hỏng trò chơi kể từ ngày phát hành đầu tiên."
Một vài điểm số đáng chú ý khác:
Destructoid - 8.5
Tech Advisor - 3.5/5
Attack of the Fanboy - 4/5
Gameblog [French] - 8
Gadgets 360 - 8
Cheat Code Central - 2.8/5
Theo Game4V
Chơi The Division 2, game thủ có biết đâu là kỹ năng hữu ích nhất? Khác với 3 nhánh kỹ năng ở phần đầu, The Division 2 mang đến tận 8 sự lựa chọn, khiến không ít game thủ hoang mang trong việc chọn hướng xây dựng nhân vật. Trong The Division 2, người chơi không chỉ có súng và lựu đạn mà còn có đến tận 8 kỹ năng khác nhau để mở khóa bằng cách hoàn...