The Diplomat: Mỹ và Nhật hỗ trợ Việt Nam mạnh nhất ở Biển Đông
Trung Quốc có một lợi thế quan trọng hơn so với Nhật – Việt, rõ ràng nhờ vào kho vũ khí hạt nhân và vai trò trung tâm trong nền kinh tế châu Á.
Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ thăm Việt Nam đã khiến giới truyền thông Trung Quốc đặc biệt chú ý và có nhiều đồn đoán.
Tạp chí The Diplomat ngày 26/11 đăng bài phân tích của giáo sư Alexander L. Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương tại Honolulu bình luận, cuộc khủng hoảng Việt – Trung trên Biển Đông sau khi Bắc Kinh đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam tháng 5 vừa qua được xem như một phép thử để xác định ai đứng về phía ai trong cuộc xung đột ở Biển Đông.
Trong khi hầu hết cộng đồng quốc tế vẫn duy trì quan điểm trung lập ở Biển Đông, một số quốc gia đã ủng hộ quan điểm của Việt Nam công khai bằng hình thức này hay hình thức khác. Trong số những nước ủng hộ Việt Nam, Hoa Kỳ và Nhật Bản có thể xem như đối tác hỗ trợ mạnh nhất và đáng tin cậy nhất, giáo sư Vuving bình luận. Các bên chia sẻ chung một mục tiêu là duy trì sự cân bằng quyền lực và giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực trong 2 thập kỷ qua.
Trung Quốc với khoảng thời gian dài duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong 3 thập kỷ qua dường như đã xác định rằng cần sử dụng sức mạnh quân sự mới để theo đuổi tuyên bố yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) của họ ở Biển Đông và cuối cùng sẽ chiếm vị thế vai trò thống trị trong khu vực. Tương lai an ninh khu vực sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các bên liên quan đến Biển Đông.
Vị trí, vai trò chiến lược của Biển Đông với các bên
Trước đó hầu hết các nhà bình luận đều cho rằng tranh chấp ở Biển Đông là về vấn đề lãnh thổ và xung đột tài nguyên thiên nhiên giữa các quốc gia ven biển. Điều này sẽ tạo ra một ngõ cụt không thể làm sáng tỏ tính toán và động cơ của các bên liên quan. Bên cạnh giá trị kinh tế, Biển Đông còn có giá trị chiến lược to lớn với nhiều quốc gia.
Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền” với gần như toàn bộ Biển Đông với bản đồ đường lưỡi bò. Giới hoạch định chiến lược và phân tích Trung Quốc xem Biển Đông là “chuỗi đảo đầu tiên”.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì Biển Đông thạm chí còn quan trọng hơn nhiều đối với việc phòng thủ. Nếu Trung Quốc coi Biển Đông là sân sau thì với Việt Nam, Biển Đông là cửa ngõ phía trước bước ra thế giới.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam gần nơi Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981.
Biển Đông không chỉ có giá trị chiến lược với các quốc gia ven biển mà còn với các cường quốc khu vực và quốc tế. Các tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa Ấn Độ với Thái Bình Dương đều đi qua Biển Đông, tuyến hàng hải chiếm 1/3 tổng giá trị thương mại thế giới và 1/2 tổng lượng vận chuyển dầu khí toàn cầu.
Không chỉ các nền kinh tế Đông Nam Á mà ngay cả Đông Bắc Á cũng phụ thuộc vào tuyến hàng hải huyết mạch trên Biển Đông. 80 % dầu và khí đốt của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đi qua Biển Đông. Vùng biển này được ví như nút cổ chai châu Á hay một động mạch toàn cầu. Ai kiểm soát Biển Đông có thể kiểm soát tối cao ở Tây Thái Bình Dương.
Mỹ có tham chiến hay không khi nổ ra xung đột ở Biển Đông?
Hoa Kỳ đã có sự quan tâm đặc biệt đến Biển Đông, kể từ năm 2010 các nhà lãnh đạo Mỹ nhiều lần tuyên bố Washington có lợi ích quốc gia cốt lõi ở Biển Đông, trong đó tự do và an toàn hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông là điều Mỹ quan tâm đặc biệt. Cả nền kinh tế Mỹ và thế lực Mỹ trên toàn cầu cũng như vai trò của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương phụ thuộc vào tự do, hòa bình trên Biển Đông với những mức độ khác nhau.
Video đang HOT
Trong thực tế nếu xảy ra một cuộc phong tỏa ở Biển Đông sẽ tác động đến nền kinh tế Mỹ nhưng không phải quá lớn. Nhưng Mỹ xem Biển Đông là một phần quan trọng, chìa khóa cho vị thế ưu việt của mình ở Tây Thái Bình Dương và duy trì trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu. Nhưng thực tế liên kết giữa Biển Đông và lợi ích của Mỹ không phải lúc nào cũng rõ ràng và hữu hình. Do đó sẽ khó khăn cho Washington thuyết phục dân Mỹ tin vào tầm quan trọng của Biển Đông đối với lợi ích của họ.
Khả năng Mỹ tham chiến ở Biển Đông được giới hạn bởi nhu cầu của Mỹ về một không gian mở sau 2 cuộc chiến tranh tốn kém và 1 cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Trung Quốc đã nhận ra khoảng trống quyền lực nảo này và đã tăng cường các hoạt động xét lại mình trong khu vực. Nhưng cam kết của Mỹ với khu vực quan trọng này có thể được tăng cường một lần nữa.
Tổng tham mưu trưởng, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam.
“Nhật Bản sẵn sàng giúp Việt Nam, nhưng không thể một mình cân bằng với Trung Quốc”
Lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông bắt nguồn chủ yếu từ sự phụ thuộc vào tuyến đường hàng hải cũng như sự theo đuổi của Tokyo về một trật tự khu vực do Mỹ dẫn đầu. Nếu Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát khu vực này họ có thể kiểm soát 60% nguồn cung năng lượng của Nhật Bản và có thể thay thế Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo mới của khu vực.
Một trật tự khu vực nếu do Trung Quốc dẫn đầu rất có thể sẽ có ít tự do và thuận lợi cho Nhật Bản hơn là vai trò Mỹ đang đảm nhiệm hiện nay. Nhật Bản có chung mối quan tâm mạnh mẽ cùng với Mỹ và Việt Nam về việc duy trì nguyên trạng trong khu vực.
Nhật Bản có thể làm được gì ở Biển Đông? Đương nhiên Tokyo không thể đóng vai trò như một giải pháp từ bên ngoài, Nhật thiếu vũ khí hạt nhân và có thể phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về kinh tế, hay đơn giản Nhật Bản không thể ngăn chặn Trung Quốc.
Do đó cân bằng vẫn là vai trò có thể cho Nhật Bản. Nhật sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam chống sự bành trướng của Trung Quốc thông qua việc cung cấp các tàu tuần tra bảo vệ. Nhưng thậm chí khi Nhật Bản tham gia cùng Việt Nam thì liệu Tokyo đã đủ sức để cân bằng ảnh hưởng của Bắc Kinh vẫn còn là câu hỏi thú vị cần nghiên cứu nhiều hơn. Nếu chỉ nhìn vào sức mạnh quân sự và kinh tế tổng hợp có thể thấy Nhật Bản không làm được.
Trung Quốc có một lợi thế quan trọng hơn so với Nhật – Việt, rõ ràng nhờ vào kho vũ khí hạt nhân và vai trò trung tâm trong nền kinh tế châu Á. Do đó vai trò hiệu quả nhất đối với Nhật Bản ở Biển Đông là tạo điều kiện cho việc hình thành một khối giữa Hoa Kỳ, Việt Nam, Philippines và các nước khác chia sẻ chung lợi ích của việc duy trì nguyên trạng.
Vuving bình luận, chỉ có một liên minh do Mỹ dẫn đầu mới có thể cân bằng sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Với lợi ích cao của mình ở Biển Đông và nhận thức được nó, Nhật Bản có thể sẽ sẵn sàng đóng vai trò này. Tuy nhiên với khoảng cách địa lý và tâm lý khác nhau trong vấn đề Biển Đông, Washington có thể ít sẵn sàng cho liên minh như vậy. Đây có thể là một yếu tố ngăn chặn xung đột leo thang, nhưng cũng có thể khiến Trung Quốc đánh giá thấp quyết tâm của các đối thủ và trở nên nguy hiểm, khiêu khích hơn.
Theo Giáo Dục
Những vũ khí "khủng" Nga dự đoán Việt Nam sẽ mua
Hợp tác quốc phòng Việt-Nga đã được nâng lên tầm chiến lược, và theo dự đoán của Nga, trong thời gian tới Việt Nam sẽ mua loạt vũ khí khủng của Nga.
Vũ khí đầu tiên theo dự đoán từ phía Nga mà Việt Nam có thể mua là tiêm kích thế hệ 4 Su-35;
Trước đó, Việt Nam đã từ chối hợp đồng 18 chiếc máy bay Su-30K, vốn được Nga sản xuất để đền bù cho Ấn Độ trong việc chậm tiến độ sản xuất loại Su-30MKI.
Theo phân tích của truyền thông Nga, nếu nhập tiêm kích Su-30K, Việt Nam có thể tăng cường đáng kể sức mạnh Không đối không trong hiện tại.
Nhưng để phát triển tính kỹ chiến thuật trong tương lai, phát triển chiều sâu và hiện đại hóa sức mạnh quân đội thì Việt Nam phải tính tới những mẫu vũ khí hiện đại như Su-35, MIG-35...
Theo trang "Tin tức Hàng không" của Nga, Trung tâm Phân tích Mua bán vũ khí thế giới Nga dự đoán, những khách hàng tiềm năng của kế hoạch xuất khẩu PAK FA bao gồm các nước sau đây: Không quân Nga dự kiến sẽ đặt mua 200-250 máy bay chiến đấu, Ấn Độ dự kiến sẽ đặt mua 250 máy bay chiến đấu, Algeria (năm 2025-2030 dự kiến sẽ mua), Argentina (năm 2035 - 2040), Brazil (năm 2030 - 2035), Venezuela (năm 2027 - 2032), Việt Nam (năm 2030 - 2035), Indonesia (năm 2028 - 2032), Malaysia (năm 2035 - 2040)...
Theo phân tích trên, Việt Nam hiện nay đang là một khách hàng tiềm năng của Nga chỉ đứng sau Ấn Độ, theo dự đoán đến năm 2030 - 2035 Việt Nam sẽ có khoảng từ 12 đến 24 chiếc Sukhoi T -50 trong biên chế Không quân.
Theo dự đoán của các chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga, hệ thống tiếp theo Việt Nam có thể mua từ Nga là hệ thống Krasuha-2.
Thông tin trên được hãng tin Interfax-AVN cho biết hồi giữa tháng 9/2013, theo đó Bộ Quốc phòng Việt Nam đang xem xét khả năng mua một số hệ thống gây nhiễu thế hệ mới do Viện nghiên cứu NPO Kvant của Nga phát triển.
Hệ thống tác chiến điện tử tối tân nhất là 1L269 Krasuha-2.
Trạm gây nhiễu chủ động đặt trên xe cơ động Krasuha-2 dùng để bảo vệ các khu vực lãnh thổ rộng lớn chống trinh sát, phát hiện bằng radar, cũng như chống các máy bay chỉ huy báo động sớm và máy bay không người lái...
Đây là một trong những hệ thống gây nhiễu điện tử thế hệ mới vừa được Nga hoàn thành kiểm tra nhà nước trong năm 2009 và mới đưa vào trang bị với số lượng hạn chế.
Các chi tiết kỹ thuật của các hệ thống Krasuha được Nga giữ bí mật, chỉ biết rằng chúng được lắp trên khung gầm 4 trục BAZ-6910-022. Các hệ thống này do Viện nghiên cứu Gradient phát triển và sản xuất tại Liên hiệp khoa học-sản xuất Kvant.
Tuy nhiên ông Gennady Kapralov - Giám đốc NPO Kvant cho biết thêm: "Chúng tôi đang cung cấp các thiết bị tác chiến điện tử mới cho Quân đội Nga.
Chúng tôi sẽ cung cấp những thiết bị như vậy ra nước ngoài sau năm 2018". Như vậy nếu việc đàm phán mua hệ thống Krasuha-2 thành công thì sớm nhất cũng phải sau năm 2018 Việt Nam mới có thể sở hữu hệ thống này.
Hệ thống vũ khí tiếp theo mà Việt Nam có thể mua là hệ thống Pantsir-S1. Thông tin trên đã được các phương tiện truyền thông Nga cho biết, theo đó Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thể hiện sự quan tâm đến những tổ hợp pháo tên lửa phòng không tiên tiến này.
Vào cuối tháng 3/2013, một vài nguồn tin quân sự Nga đã hé lộ về việc Việt Nam cử học viên sang Nga đào tạo chuyển loại, làm chủ trang bị vũ khí hiện đại trong đó có cả tổ hợp pháo tên lửa phòng không tầm gần Pantsir-S1 tối tân.
Tổ hợp pháo tên lửa phòng không kết hợp Pantsir-S1 là một trong những sản phẩm quốc phòng "độc đáo" của Nga, nó có thể tiêu diệt hiệu quả đối với các mục tiêu tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, bom dẫn đường... trong phạm vi bán kính 20km.
Sở dĩ các chuyên gia Nga đưa ra nhận định Việt Nam sẽ mua hàng loạt vũ khí hiện đại nhất của Nga trong tương lai gần là bởi mối quan hệ Việt - Nga trong thời gian qua đã được nâng lên tầm chiến lược, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật - quân sự.
Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt - Nga đã và đang phát triển trong một số lĩnh vực, bao gồm cả trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự, điều đó hoàn toàn phù hợp với tinh thần của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia và lợi ích của mỗi bên.
Theo Đất Việt
Thượng cờ hai tàu tên lửa tấn công nhanh đầu tiên của Việt Nam Sáng 17/7, Vùng 2 Hải quân đã tổ chức lễ tiếp nhận hai tàu pháo - tên lửa đầu tiên đóng mới tại Việt Nam mang số hiệu HQ-377 và HQ-378. Hai tàu được trang bị hệ thống tên lửa Kh-35 Uran-E với 16 quả đạn có khả năng đánh chìm chiến hạm lượng giãn nước cỡ 5.000 tấn, với tầm bắn lên...