‘Thế chiến thứ ba’ trong Storm: Frontline Nation
Bối cảnh game diễn ra khi năm quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Đức đang tranh giành nhau từng mỏ dầu.
Storm: Frontline Nation là game chiến thuật theo lượt chơi trên bản đồ (gọi là wargame).
Khác với đa phần những game cùng thể loại, cốt truyện của Storm không lấy bối cảnh thời trung cổ hay chiến tranh thế giới mà là tương lai gần. Tháng Giêng năm 2012, sau một cuộc chiến tranh nguồn xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông ngừng hoạt động, khiến cho kinh tế toàn cầu khủng hoảng trầm trọng. Bấy giờ năm quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Nga, và Đức đang tranh giành nhau từng mỏ dầu.
Mục chơi chiến dịch của Storm diễn ra ở châu Âu và Bắc Phi, người chơi chọn cho mình một trong năm cường quốc kể trên và bắt đầu giành giật từng vùng lãnh thổ, từng mỏ tài nguyên.
Tuy nhiên bên cạnh cốt truyện chính Storm còn có mục chơi mở (open campaign) cho phép người chơi lựa chọn trong số hơn 45 quốc gia trên thế giới như Ai Cập, Hy Lạp, Áo… Phần chơi này giúp Storm có giá trị chơi lại rất cao, bởi mỗi quốc gia có những điểm mạnh điểm yếu khác nhau cùng công nghệ, binh chủng riêng biệt, sẽ làm bạn tốn không ít thời gian để khám phá hết. Nhưng điều đáng chê trách là nhà phát triển lại thêm vào một vài quốc gia quá nhỏ bé, không đủ “bản lĩnh” để tham gia vào cuộc chiến. Chẳng hạn như Montenegro hay Estonia, những nước này chỉ có vài vùng lãnh thổ eo hẹp, công nghệ lạc hậu, khó lòng đương đầu trước những đối thủ “nặng ký” như Tây Ban Nha hay Ý, chưa kể kinh tế, tài nguyên nghèo nàn.
Video đang HOT
Gameplay của Storm khá dễ nắm bắt nếu bạn đã từng chơi qua các game cùng dạng wargame trước đây. Hầu hết thời gian bạn chơi trên một bản đồ thu nhỏ của các khu vực trên thế giới (châu Âu, châu Phi…) theo lượt, mỗi lượt tương ứng một tháng trong game. Với tư cách là một nhà lãnh đạo của quốc gia, bạn phải làm mọi việc từ đơn giản đến phức tạp. Bạn có thể tuyên chiến cũng như kí hiệp ước hòa bình với những nước khác, sản xuất xe tăng, máy bay, đào tạo quân đội, nghiên cứu vũ khí và công nghệ mới. Và những việc “sâu xa” hơn như bí mật chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt như bom hạt nhân, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học ám sát tướng lĩnh của quốc gia khác. Stormkhông có “cây công nghệ” phức tạp gồm công-nông nghiệp, văn hóa, quân sự dòng Civilization, những công nghệ trong game chỉ tập trung vào quân sự, mỗi công nghệ mới được nghiên cứu thành công sẽ mở ra những vũ khí mới để tiêu diệt kẻ thù: vali bom, vi khuẩn bệnh than, bệnh đậu mùa…
Những dấu khuyết của Storm dần lộ rõ khi đi sâu vào trò chơi, điển hình là hệ thống hướng dẫn bằng video của game khá rối rắm hầu như chẳng giúp ích gì nhiều cho người chơi. Đồ họa phủ những gam màu tối làm bạn không mấy thiện cảm, âm thanh thì nhàm chán. Bù lại giao diện game khá trực quan và dễ sử dụng. Mục chơi chiến dịch thường đưa ra những nhiệm vụ lái người chơi theo cốt truyện của game, có thể là xây một căn cứ hải quân hay gài điệp viên ăn cắp công nghệ mới của quân địch.
Những đối thủ máy trong game khá hiếu chiến và thường chủ động tấn công trước. Ngay từ lượt thứ hai máy đã đem quân đi gây hấn khắp nơi, khiến bạn không lúc nào rảnh tay được. Lối chơi của Storm tập trung nhiều vào quân sự hơn kinh tế, mục tiêu chính của bạn là nghiên cứu vũ khí, vạch chiến lược hợp lí và đánh chiếm các vùng đất khác. Bạn cũng không thể nào đoán trước được diễn biến của game, bởi máy hành động không theo một chiều hướng nào, gây chiến và liên minh lung tung. Ví dụ Slovenia tiến đánh Hungary vô cớ, Ukraine tuyên chiến với Slovak, Mỹ xâm lược Tunisia và liên minh với Montenegro hay Ai Cập làm đồng minh với Nga. Điều này khiến mục chơi chiến dịch trở nên hỗn loạn, máy thường thích “bạ đâu đánh đó”, kể cả những nước chẳng thù hằn gì.
Chiến trận trong Storm có qui mô nhỏ hơn so với những game khác, hai bên sẽ dàn quân trên một bản đồ chi tiết có đầy đủ hiệu ứng thời tiết, địa hình và di chuyển trên những ô lục giác. Bạn sẽ có một lượt để sắp xếp lệnh cho các đơn vị quân (Order phase), sau đó sẽ là một lượt để hai bên hành động (Action phase) và lại tiếp tục một lượt sắp xếp. Lượt hành động của bạn và đối thủ diễn ra đồng thời, vì thế việc tính toán sai lầm là điều rất thường gặp, ví dụ bạn cho xe tăng oanh tạc một đơn vị bộ binh của địch, nhưng đến khi hành động thì chúng lại chạy sang nơi khác cùng lúc đạn bắn tới, thế là bạn bắn hụt. AI của máy cũng khá thông minh khi biết tận dụng lợi thế địa hình và đánh vào sơ hở của người chơi, biết phòng thủ tấn công đúng lúc, bảo đảm sẽ khiến bạn chật vật không ít. Nếu không thích tận tay điều binh khiển tướng, người chơi có thể giao phó cho máy tự đánh. Hoặc ngược lại nếu chỉ muốn đánh trận thì mục chơi Skirmish luôn chờ bạn. Storm cũng hỗ trợ chơi mạng cùng bạn bè với cả hai loại chơi trên bản đồ hoặc chiến trận.
Wargame là một thể loại khá kén người chơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao, Storm: Frontline Nation cũng không ngoại lệ. Dù vẫn còn nhiều hạn chế về hình ảnh, âm thanh, hệ thống hướng dẫn phức tạp, nhưng với một cơ chế gameplay vững chắc, AI thông minh cùng nhịp độ dồn dập, tập trung mạnh về khía cạnh chiến thuật, Storm: Frontline Nation là một game khá cho những ai yêu thích thể loại wargame và muốn thử thách óc chiến lược.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Storm: Frontline Nation - Đại chiến thế giới
Nếu đã từng chơi qua Hearts of Iron và Civilization thì nay với Storm: Frontline Nation, bạn sẽ có cơ hội thử sức với một sản phẩm pha trộn giữa cả hai tựa game kể trên.
Với bối cảnh là cuộc chiến tranh thế giới trong tương lai, Frontline Nation sở hữu giá trị chơi lại được đánh giá rất cao, kèm theo đó là AI khá thông minh khiến người chơi thực sự phải "vật lộn" để có thể giành chiến thắng.
Vào tháng 1 năm 2012, một trận chiến lớn bất ngờ nổ ra khiến dầu mỏ từ Trung Đông không thể xuất khẩu đi nơi khác. Hậu quả tất yếu là sự sụp đổ của các nền kinh tế lớn. Đóng vai trò là một trong năm nước lớn: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Đức, người chơi sẽ sử dụng quân đội của mình để chiếm lấy những khu vực khai thác dầu mỏ.
Ở chế độ chơi Campaign, bạn sẽ điểu khiển một trong năm nước trên, chiến đấu tại Châu Âu và Bắc Phi với vô số những địa điểm cần chiếm đóng. Để có thể chiến thắng, người chơi phải bắt đầu từ việc xây dựng quân đội, gửi gián điệp để ăn cắp công nghệ của đối phương cho tới việc xây dựng những căn cứ quân sự của riêng mình.
Bên cạnh đó, game thủ có thể bỏ qua phần chơi campaign để thử sức ngay ở chế độ mở. Tại đây game cung cấp cho người chơi 45 quốc gia bao gồm cả Tây Ban Nha, Ai Cập, Hy Lạp... để thỏa sức chọn lựa. Đây chính là thứ sẽ khiến bạn chơi đi chơi lại Frontline Nation nhiều lần, bởi mỗi quốc gia lại có ưu và nhược điểm riêng.
Điều khiển một nước nhỏ, bạn sẽ phải quan tâm tới việc đối ngoại với những "hàng xóm" của mình nhiều hơn, khi mà lực lượng và ngân sách khởi điểm thường vô cùng hạn hẹp. Tuy nhiên, không hiểu sao nhà phát triển lại cho vào một số quốc gia như Montenegro, Morocco và Estonia. Những nước này có "thực lực" quá kém trong một cuộc chiến tranh tầm cỡ thế giới, nó khiến nhiệm vụ của người chơi thay vì chinh phạt sẽ gói gọn trong việc cố gắng sống sót qua hết đợt tấn công này tới đượt tấn công khác của quốc gia lớn hơn.
Storm: Frontline Nation là một game chiến thuật theo lượt. Mỗi "lượt" trong game tương ứng với một tháng. Về khí tài quân sự, game cung cấp cho người chơi khá đa dạng từ xe tăng, máy bay cho tới vũ khí nguyên tử, sinh học... Càng phát triển thì quốc gia của bạn càng nắm nhiều công nghệ có sức hủy diệt lớn hơn.
Tuy vậy phần hướng dẫn trong game lại thực sự gây thất vọng. Vắn tắt lại thì đó là những đoạn video nhòe nhoẹt cho người chơi thấy giao diện, một vài chiến thuật... So với vô số hướng dẫn có khả năng tương tác được trong nhiều game ngày nay thì Frontline Nation đã tự làm giảm giá trị của chính mình.
Bên cạnh đó, ánh sáng của game cũng khá "tối", khiến bạn đôi khỉ cảm thấy khá khó khăn trong việc phân chia các đạo quân. Đi kèm với ánh sáng thì âm thanh trong game cũng lại là một điểm trừ lớn vì chẳng có gì nổi bật.
Việc nắm bắt những gì đang xảy ra trong Storm: Frontline Nation là một thử thách với người chơi. Ví dụ như Slovenia tấn công Hungary chẳng vì lý do gì cả, hay đang yên đang lành Ukraine lại đi khiêu chiến với Cộng hòa Slovak... Người chơi thường chẳng thể đoán nổi chuyện gì sẽ xảy ra trong game.
Những trận chiến trong Frontline Nation được biểu diễn dưới một quy mô nhỏ. Mỗi vùng đất được biểu diễn bằng một hình lục giác, mỗi bên cũng sẽ chỉ có một số đơn vị nhất định. Game cung cấp cả chế độ chơi Co-op cho phép những game thủ thi đấu với nhau. Tuy vậy, bạn chỉ có thể sử dụng trong mạng LAN hoặc nối thẳng tới IP của người chơi cùng.
Nhìn chung, về mặt hình ảnh và âm thanh, Storm: Frontline Nation chưa thể làm game thủ "đã tai", "mãn nhãn" như số nhiều những game chiến thuật hiện đại. Tuy vậy nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một game thử thách khả năng cầm quân cũng như sát với thực tế, thì đây là một tựa game chấp nhận được.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gửi người con gái mà tôi yêu suốt đời Chào Em ! Mở đầu bằng câu chào em có vẻ khôn giống với tinh cách của anh lắm vì nó hơi lạnh lùng đúng không? Nhưng anh không biết mở đầu bằng câu gì hơn nữa em à . Vì lúc này đây anh có mở đầu bằng những câu nói ấm áp thì em cũng đâu còn ở bên cạnh anh...