Thế chiến 3 sẽ là chiến tranh hạt nhân, nếu Mỹ và NATO can thiệp vào Ukraine
Chiến tranh hạt nhân sẽ bùng nổ trong Thế chiến 3, nếu Mỹ và NATO can thiệp vào Ukraine, là nhận định của nhà ngôn ngữ học-hoạt động chính trị Noam Chomsky với kênh truyền hình thời sự RT (Nga) trong một cuộc phỏng vấn gần 30 phút về chính sách Mỹ.
Giáo sư Noah Chomsky
Giáo sư danh dự ngôn ngữ học Chomsky (thuộc Viện công nghệ Massachusets) lâu nay là người luôn lên án những chính sách của Mỹ và phương tây, trong cuộc phỏng vấn đã đề cập nhiều vấn đề từ NATO, Nga bị phương tây trừng phạt, cuộc chiến chống quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và kịch bản tệ hại nhất trong mối quan hệ suy thoái Mỹ-Nga là chiến tranh hạt nhân.
Vài tháng qua, quan hệ Nga-Mỹ xuống thấp nhất từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, vì phương Tây cáo buộc Nga chiếm bán đảo Crimea trái phép khỏi Ukraine, trong khi Nga lên án phương tây kích động người Ukraine lật đổ chính phủ tổng thống Viktor Yanukovych.
Ông Chomsky bảo cuộc tìm kiếm thế bá chủ thế giới của Mỹ và NATO đã gây ra những vụ căng thẳng quốc tế, có nguy cơ đẩy trái đất vào cuộc chiến tranh này.
Ông bảo sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1989, NATO tìm cách kiểm soát nguồn cung năng lượng toàn cầu, đẩy cao căng thẳng với Nga đến độ nó có thể bùng phát thành một cuộc xung đột hạt nhân ngoài ý muốn.
Ông Chomsky nói: “Dĩ nhiên kịch bản tệ hại nhất là một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ rất khủng khiếp. Cả hai nước đều nói hậu quả là nó sẽ xóa sạch tất cả. Đó là kịch bản tệ hại nhất.
Video đang HOT
Cuộc chiến tranh đó đã suýt xảy ra nhiều lần trong quá khứ. Và nó có thể xảy ra lần nữa, nhưng không phải vì có lên kế hoạch, mà vì những tác động ngoài ý muốn. Đã có nhiều vụ không nghiêm trọng, nhưng suýt xảy ra, nếu phút chót không có sự can thiệp của loài người để ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân. Bạn chẳng thể bảo đảm sự can thiệp đó sẽ lại tiếp tục”, ông nói.
“Khi bạn chơi trò này, với mức độ nguy cơ gây ra thảm họa liên tục, bạn sẽ thua. Và nay, đặc biệt có cuộc khủng hoảng ở Ukraine, và cái gọi là hệ thống tên lửa phòng thủ gần bên giới Nga, đó là một tình hình rất đe dọa”.
Trong tuần qua, báo Der Spiegel (Đức) đưa tin NATO toan lập một hệ thống tên lửa phòng thủ mới nhằm bảo vệ châu Âu khỏi bị Nga tấn công.
Ông Chomsky nói vào những năm 1990, khi không còn Liên Xô, nhiệm vụ chính của NATO là kiểm soát hệ thống năng lượng toàn cầu, đường ống dẫn khí, nhằm kiểm soát thế giới”.
Ông bảo vụ Nga bị Mỹ và phương tây cấm vận vì cuộc khủng hoảng Ukraine lại làm sức mạnh Mỹ yếu đi, khi Nga chuyển qua liên minh với Trung Quốc:
“Các chính sách hiện tại của phương tây đẩy Nga hướng tới mối tương tác thân cận hơn với Trung Quốc. Trong tương tác này, Nga thật sự yếu cơ nên có những nhượng bộ, nhưng Mỹ tạo ra một hệ thống quyền lực vốn có thể làm giảm thiểu đáng kể sự thống trị của Mỹ đối với thế giới”.
Ông Chomsky còn chỉ trích Mỹ lập một liên minh “vô nghĩa, phi pháp” để đánh IS. Ông bảo thay vào đó, để Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc có giải pháp, và Iran có thể tham gia cuộc tấn công IS.
Theo Bảo Vĩnh
Theo RT
Một Thế giới
Thời báo Hoàn Cầu: Trung Quốc nhen nhóm cho Thế chiến III
Theo Giáo sư Han Xudong tại Đại học Quốc phòng quốc gia quân đội Trung Quốc, Thế chiến III hoàn toàn có thể xảy ra do những tranh chấp hàng hải trên toàn cầu và Bắc Kinh cần chuẩn bị sẵn sàng.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Han cho hay tất cả các quốc gia sẽ cùng tham gia vào "kỷ nguyên của những hình thức chiến tranh toàn cầu kiểu mới".
Ngay cả những lĩnh vực không xảy ra tranh chấp trước đây như không gian ngoài vũ trụ, không gian kỹ thuật số và các vùng đại dương cũng đang trở thành một phần trong trận chiến quốc tế với "số lượng các bên tham gia không thể dự đoán được", ông Han nhận định.
Quân đội Trung Quốc dàn hàng tham gia một cuộc tập trận.
Theo chuyên gia quân sự Han, những tranh chấp lãnh hải sắp tới sẽ là nguồn cơn bùng phát xung đột và thực tế dẫn tới một cuộc chiến toàn cầu. "Những tranh chấp về phân chia hải phận trên toàn cầu tại Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đang diễn ra ác liệt nhất. Nó có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba để phân xử quyền chủ quyền trên biển", ông Han viết.
Trong đó, Trung Quốc hiện đang theo đuổi tranh chấp chủ quyền với hàng loạt quốc gia láng giềng tại Biển Đông bao gồm Việt Nam, Philippines, Brunei, Đài Loan và Malaysia. Trên vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc một mực cho rằng các khu vực biên giới lãnh hải bao gồm quần đảo giàu tài nguyên Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkaku, thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Tuy nhiên, phía Tokyo khẳng định quần đảo này thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Nhật Bản.
Trước hành động tăng cường sự hiện diện quân sự và thái độ chính trị mang tính khiêu chiến hiện nay của Trung Quốc, một số nhà quan sát dự báo việc đưa ra các yêu sách trên biển là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã sẵn sàng tham chiếm.
"Trong bối cảnh tình trạng ganh đua trên biển ngày càng gia tăng, quá trình phát triển của quân đội Trung Quốc cần chuyển từ công tác bảo vệ các quyền trên đất liền của quốc gia sang bảo vệ các quyền trên biển", ông Han nhấn mạnh.
Ông này nói thêm "năng lực quân sự rộng lớn" cũng cần được phát triển nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc "bị dồn vào thế bị động" dưới sức mạnh từ những lực lượng quân sự hùng hậu như Mỹ, quốc gia đang ngày càng chú trọng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đây không phải là lần đầu tiên Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo thuộc sự quản lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho đăng tải những bài viết nhắc tới khả năng nổ ra các cuộc chiến tranh mà Trung Quốc là một bên tham chiến. Hồi năm ngoái, tờ báo mang tư tưởng hiếu chiến ủng hộ chính phủ Trung Quốc Weweipo còn cho đăng bài báo mang tựa đề: "Sáu cuộc chiến tranh Trung Quốc chắc chắn tham gia trong 50 năm tới".
Theo đó, tờ Weweipo dự báo cuộc chiến tranh giành các hòn đảo trên Biển Đông sẽ xảy ra trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 do Trung Quốc tham vọng "tái chiếm" các vùng rộng lớn như quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và bãi cạn Scarborough (thuộc quyền kiểm soát của Philippines).
Ngoài ra, tờ báo này cho rằng cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng sẽ xảy ra vào năm 2040.
Theo Infonet
Kế hoạch châm ngòi Thế chiến 3 Thủ tướng Anh Winston Churchill từng mưu tính cùng Mỹ tấn công Liên Xô vào cuối Thế chiến 2 với kế hoạch mang mật danh Chiến dịch không tưởng. Từ trái sang: Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt và lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin tại Hội nghị Yalta tháng 2.1945 - Ảnh: History.com Giữa lúc phương Tây và...