Thế chênh vênh khi Singapore sống chung với Covid-19

Theo dõi VGT trên

Chính phủ Singapore vẫn theo đuổi mục tiêu sống chung với Covid-19, nhưng số ca nhiễm tăng dường như đang khiến họ lúng túng.

Tự do đi lại không cần cách ly và dần nới lỏng giãn cách xã hội là viễn cảnh tươi sáng mà chính quyền Singapore hứa hẹn mang đến cho người dân trong nỗ lực khuyến khích tiêm chủng nhằm hướng tới chiến lược “sống chung với Covid-19″.

Từ 8/9, với hơn 88% dân số đủ điều kiện hoàn thành liệu trình tiêm vaccine, những người Singapore đã tiêm phòng đầy đủ sẽ được bật đèn xanh để đến Đức và Brunei mà không cần cách ly khi về nước.

Singapore cũng sẽ cho những người đã tiêm chủng đầy đủ từ cả hai quốc gia trên nhập cảnh và cho phép họ đi lại tự do sau khi xét nghiệm Covid-19 âm tính. Đây là một phần trong nỗ lực của Singapore, nền kinh tế phụ thuộc lớn vào thương mại, nhằm mở cửa trở lại với thế giới.

Thế chênh vênh khi Singapore sống chung với Covid-19 - Hình 1

Bên trong một điểm xét nghiệm Covid-19 của Singapore hồi tháng 6. Ảnh: Reuters

Nhưng tình trạng số ca nhiễm liên tục tăng gần đây đang đặt ra những nghi ngờ xen lẫn lo âu về kế hoạch từng bước mở cửa trở lại và “sống chung với Covid-19″ của Singapore.

Sau khi ghi nhận 1.325 ca nhiễm nội địa vào tuần trước, tăng từ 723 ca ở tuần trước nữa, Singapore hồi đầu tuần thông báo lệnh cấm tụ họp và giao lưu tại nơi làm việc, có hiệu lực từ hôm qua, và kêu gọi người dân chỉ nên tham gia các hoạt động đông người một lần mỗi ngày.

Hôm 6/9, phát ngôn của Bộ trưởng Tài chính Sinapgore Lawrence Wong đã làm dấy lên tranh cãi trên mạng xã hội về việc liệu kế hoạch mở cửa trở lại ở trong nước có một lần nữa bị đảo ngược không và liệu mục tiêu sống chung với Covid-19 có bị thay đổi hay không.

Bộ trưởng Wong cho biết chính quyền sẽ cố gắng kiểm soát dịch bệnh mà không phải siết chặt các biện pháp hạn chế, song ông cũng không loại trừ khả năng giới chức phải ban bố trở lại tình trạng “cảnh giác cao độ” hoặc nghiêm trọng hơn nữa là phong tỏa.

Lập trường thận trọng của chính phủ Singapore làm bật lên những khó khăn mà các nền kinh tế châu Á đang phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi sang trạng thái sống chung với Covid-19, vì thực tế cho thấy rõ ràng rằng chỉ thúc đẩy tiêm vaccine là chưa đủ để chống đỡ trước biến chủng Delta.

Tiến sĩ Jeremy Lim từ Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho biết những cảnh báo của Bộ trưởng Wong được đưa ra dựa trên các mô hình dịch tễ học và mối lo ngại ông đặt ra là hoàn toàn có thể hiểu được.

Theo mô hình của Alex Cook, phó khoa nghiên cứu tại Trường Saw Swee Hock, Singapore có thể ghi nhận 1.000 ca mỗi ngày vào cuối tháng 9 nếu tình trạng lây nhiễm vẫn tiếp diễn như hiện nay.

Lý do khiến Bộ trưởng Wong lo ngại nằm ở việc số ca nhiễm cao sẽ “chuyển thành một lượng lớn các ca phải điều trị đặc biệt và cuối cùng là các bệnh nhân t.ử v.ong”.

Video đang HOT

643 bệnh nhân Covid-19 đang nhập viện điều trị ở Singapore, trong đó 6 người phải chăm sóc đặc biệt.

Theo tiến sĩ Lim, cảnh báo của Bộ trưởng Wong “là một viên thuốc đắng khó nuốt đối với đại đa số người dân Singapore, những người đã tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của chính phủ và mong khởi đầu của một thời kỳ sống chung với Covid-19 bắt đầu từ tháng 9″.

“Mặt khác, Singapore tuyên bố đã sẵn sàng chuyển sang giai đoạn tiếp theo của đại dịch mà họ phải sẵn sàng từ bỏ và chấp nhận số ca nhiễm tăng lên mở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, khi số ca thực sự tăng, chính phủ vẫn tính đến việc siết các hạn chế. Nếu Singapore không sẵn sàng chấp nhận số ca nhiễm tăng, họ sẽ phải chống chọi với đại dịch nhiều năm nữa”, Cook lưu ý thêm.

Singapore hồi tháng 5 thừa nhận đại dịch sẽ không thể biến mất và cách ứng phó tốt nhất là học sống chung với nó, quan điểm mà một số nền kinh tế từng theo đuổi chiến lược “không Covid-19″ khác như Australia gần đây bắt đầu chấp nhận.

Thực tế, số ca nhiễm của Singapore vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng. Kenneth Mak, giám đốc dịch vụ y tế thuộc Bộ Y tế Singapore, tuần trước nói rằng những gì đang diễn ra không “bất ngờ”, hệ thống bệnh viện không “bị quá tải” nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và tỷ lệ bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt tương đối thấp.

Nhưng Bộ trưởng Tài chính Wong hôm 6/9 cho hay ông cảm thấy không thoải mái khi hệ số lây nhiễm cơ bản của virus lớn hơn một. “Nếu chúng ta tiếp tục đi theo quỹ đạo này, ta sẽ ghi nhận 1.000 ca trong một tuần nữa hoặc có thể là 2.000 ca trong một tháng”, ông nói. “Chúng ta đã biết chuyện gì xảy ra với các nước khác khi số ca nhiễm tăng vọt. Sẽ có thêm bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt cũng như những người không thể chống chọi nổi với virus”.

Thế chênh vênh khi Singapore sống chung với Covid-19 - Hình 2

Một con phố thuộc khu Chinatown, Singapore, vắng vẻ vào ngày 31/8. Ảnh: Reuters.

Hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) của biến chủng Delta dao động từ 5 đến 8, có nghĩa một người nhiễm virus có thể lây cho 5 đến 8 người khác. Truyền thông địa phương ngày 7/9 đưa tin với các biện pháp kiểm soát hiện tại, R0 của Singapore là 1,45.

Leo Yee Sin, giám đốc điều hành Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm Singapore, càng khiến lời cảnh báo của chính phủ trở nên đáng chú ý hơn khi nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/9 rằng chỉ tiêm chủng là chưa đủ để ngăn chặn đại dịch. Theo bà, Singapore vẫn cần đề cao cảnh giác, thêm rằng không thể coi Covid-19 như cúm thông thường.

Tiến sĩ Dale Fisher, chủ tịch Mạng lưới Ứng phó và Cảnh báo Dịch bệnh Toàn cầu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhận xét chiến lược mở cửa của Singapore là “thận trọng và hợp lý”.

“Nếu số ca nhiễm cao chuyển thành một lượng lớn ca cần nhập viện thì Singapore sẽ phải áp dụng các biện pháp cứng rắn để kiểm soát tình hình. Một chiến lược rút lui dần dần sẽ cho phép chúng ta theo dõi và điều chỉnh trong quá trình thực hiện”, ông nói.

Dù vậy, một số nhà phân tích cho rằng Singapore hoàn toàn có thể táo bạo hơn.

“Tình hình dịch bệnh của Singapore vẫn cực kỳ khả quan”, Cook đ.ánh giá. “Ca nhiễm có thể tăng trong những ngày tới, nhưng những trường hợp nghiêm trọng chủ yếu được ghi nhận trong nhóm số ít người chưa tiêm chủng”.

Tiến sĩ Lim từ NUS cho rằng Singapore không nên “chùn chân” mà hãy mạnh dạn bước tới. “Singapore cũng không nên quá sợ rủi ro đến mức bị tê liệt bởi những mô hình đen tối và u ám. Chẳng có vấn đề gì khi bạn đặt chân lên tảng đá để cảm nhận, rồi sau đó mới quyết định quay lại và rẽ sang đường khác”, ông nhấn mạnh.

Tiến sĩ David Allen, chuyên gia tư vấn cấp cao về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Yong Loo Lin, NUS, cho biết việc mọi người ngày càng hiểu rõ hơn và quen thuộc hơn với virus, kết hợp với tâm lý mệt mỏi, chán nản vì đại dịch, khiến họ cảm thấy bực tức trước các biện pháp hạn chế hơn là số ca nhiễm.

Theo ông, chính phủ Singapore vẫn nhất quán khi nói rằng diễn biến dịch bệnh dễ thay đổi, nhưng người dân chỉ tiếp nhận những phần thông điệp phù hợp với mong muốn của họ. Đây là một tình huống hiếm gặp ở Singapore, nơi chính phủ được cả thế giới ca ngợi vì thông điệp sắc bén và chiến dịch tiêm chủng thành công.

Nhưng giải thích về tính đặc hữu của virus và cách một quốc gia sẽ sống chung với Covid-19 như thế nào không đơn giản như việc khuyến khích người dân đi tiêm chủng, Claire Hooker, giảng viên cấp cao về y tế và sức khỏe con người tại Đại học Sydney, nhận định.

Theo Hook, đôi khi việc áp đặt trở lại các biện pháp hạn chế mà mọi người nghĩ là đã thoát khỏi chúng sẽ khiến thông điệp mà chính phủ đưa ra có vẻ “mâu thuẫn hoặc khó hiểu và nó chỉ khiến người dân thêm thất vọng”.

Hook cho rằng chính phủ Singapore không nên né tránh việc lắng nghe suy nghĩ của người dân. “Đầu tiên họ cần thừa nhận, rằng tôi biết tất cả mọi người đều thất vọng. Tôi biết chúng tôi có vẻ như đang mâu thuẫn với chính mình, có thể mọi người cảm thấy bị phản bội và chúng tôi đã khiến các bạn hy vọng hão huyền”, bà nói.

Sau đó, nhà chức trách có thể chia sẻ những chỉ số cụ thể mà họ tìm kiếm để nới lỏng các hạn chế, nhưng đồng thời cũng phải lưu ý tới mức độ không chắc chắn của kế hoạch.

“Một nguyên nhân lớn dẫn tới giận dữ là khi người dân cảm thấy họ không có bất kỳ quyền kiểm soát nào và không được lắng nghe”, Hook cho hay.

“Chúng ta vẫn báo cáo số ca nhiễm hàng ngày trên trang nhất các mặt báo, nhưng con số thực sự đáng lo ngại là có bao nhiêu bệnh nhân nặng”, tiến sĩ Cook từ NUS nhấn mạnh.

Fisher từ WHO cho biết điều quan trọng là Singapore và các nước khác đang chuyển sang giai đoạn sống chung với dịch bệnh cần nhớ rằng mấu chốt của cách tiếp cận này là ngăn chặn ca t.ử v.ong và các ca nghiêm trọng. Số ca nhiễm không còn đáng lưu tâm như giai đoạn chưa tiêm chủng.

“Có rất nhiều e ngại khi chúng ta tiến về phía trước. Singapore đã làm rất tốt trong nỗ lực kiểm soát đại dịch và giờ đây phải thay đổi cách nhìn nhận, chấp nhận việc ca nhiễm tăng lên”, ông nói.

Phó tổng thống Mỹ Harris đã đến Việt Nam sau 3 giờ trì hoãn

Tối 24-8, chuyên cơ chở Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã hạ cánh ở Hà Nội. Bà bắt đầu chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24 tới 26-8.

Phó tổng thống Mỹ Harris đã đến Việt Nam sau 3 giờ trì hoãn - Hình 1

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại Gardens by the Bay ở Singapore ngày 24-8 trước khi sang Việt Nam - Ảnh: REUTERS

Việt Nam là điểm đến thứ hai trong chuyến công du Đông Nam Á của bà Harris. Trước đó bà đã có chuyến thăm Singapore.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đón một vị phó tổng thống Mỹ sang thăm chính thức. Tháng trước, Việt Nam cũng tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.

Chuyến bay rời Singapore để đến Việt Nam của Phó tổng thống Harris bị trì hoãn khoảng 3 tiếng đồng hồ trong hôm 24-8.

Sau sự kiện họp bàn tròn doanh nghiệp và tham quan Gardens By the Bay ở Singapore, theo lịch bà Harris trở về khách sạn Shangri-La vào khoảng 13h (khoảng 12h, giờ Việt Nam) và chuẩn bị lên đường sang thăm Việt Nam.

Tuy nhiên một sự cố sau đó khiến phái đoàn của Phó tổng thống Mỹ phải tạm ngưng hành trình. Nhóm phóng viên theo đoàn đưa tin bà Harris tới sân bay ở căn cứ không quân Paya Lebar bất ngờ bị gọi quay ngược về khách sạn Shangri-La vào khoảng 15h30 (giờ địa phương).

Được biết, gần 19h tối, máy bay của bà Harris mới rời căn cứ Paya Lebar. Vào 19h50 (giờ Việt Nam), Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam thông báo đã xử lý xong và quyết định tiếp tục chuyến thăm.

Giới quan sát lưu ý việc bà Harris là quan chức cấp cao nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Đông Nam Á tính tới nay.

Chuyến đi này nằm trong tổng thể chiến lược "tái sinh" quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác.

Phó tổng thống Mỹ Harris đã đến Việt Nam sau 3 giờ trì hoãn - Hình 2

Chuyên cơ chở Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Hà Nội tối 24-8 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trao đổi với phóng viên trước sự kiện này, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết chuyến đi của Phó tổng thống Harris phản ánh chính sách đối ngoại rộng hơn của chính quyền Biden-Harris, và nhấn mạnh vào hai điểm: tầm quan trọng của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và tầm quan trọng của Mỹ đối với quan hệ hợp tác và sự can dự trong khu vực.

Theo đó, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nằm trong khuôn khổ chiến lược của chính quyền ngay từ đầu. Tổng thống, Phó tổng thống và các quan chức cấp cao của Mỹ đã tiến hành những hoạt động ngoại giao sâu rộng với lãnh đạo các nước trong khu vực này, nơi Mỹ xác định có lợi ích kinh tế và chiến lược lâu dài.

"Và trên hết, giờ đây bà Harris đang thăm Đông Nam Á, khu vực trung tâm của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, để tiếp nối sự can dự này của Mỹ", vị quan chức cấp cao trên nói.

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết bà Harris sẽ tập trung vào việc bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, tăng cường sự lãnh đạo của Mỹ, và mở rộng hợp tác an ninh. Các lĩnh vực được chú trọng cho chuyến thăm Singapore và Việt Nam, bao gồm: y tế toàn cầu, quan hệ hợp tác kinh tế và vấn đề an ninh.

Dự kiến, bà Harris sẽ bắt đầu chương trình làm việc từ sáng 25-8 ở Hà Nội.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Fed xoay trục chính sách và tác động tới kinh tế toàn cầu
15:32:07 19/09/2024
Lý do Israel chọn thời điểm này để kích nổ hàng loạt thiết bị của Hezbollah
08:58:24 19/09/2024
Công ty sản xuất máy nhắn tin đưa phản hồi bất ngờ sau vụ nổ hàng loạt tại Liban
14:52:50 18/09/2024

Tin đang nóng

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024
Một nữ danh ca U70 nói thẳng về giới nghệ sĩ và cách đối xử với nhau
06:27:30 20/09/2024
Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024
Nam diễn viên Việt b.ị c.hê xấu thẳng mặt
06:35:56 20/09/2024

Tin mới nhất

Nga tấn công trung tâm liên lạc tình báo quan trọng của Ukraine

10:54:24 20/09/2024
Hồi tháng 8, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phá hủy một cơ sở chỉ huy và kiểm soát của một trong những lữ đoàn cơ giới của Ukraine bằng tên lửa Iskander-M, khiến ít nhất 10 sĩ quan t.hiệt m.ạng.

Ấn Độ - Mỹ sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác mới

10:52:31 20/09/2024
Trong cuộc gặp với Tổng thống Biden, ông Modi dự kiến thông báo về các cuộc hội đàm gần đây với Tổng thống Nga và Ukraine liên quan đến giải pháp hòa bình cho xung đột Nga-Ukraine.

Biến đổi khí hậu: Cảnh báo cuộc sống tại các thành phố lớn sẽ trở nên không thể chịu nổi

09:02:24 20/09/2024
Các nhà nghiên cứu thấy rằng tác động đối với các thành phố này và 2,1 tỷ dân sống ở đó sẽ khủng khiếp so với kịch bản khi Trái Đất ấm lên ở mức giới hạn 1,5 độ C.

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

08:59:57 20/09/2024
Dữ liệu từ cơ quan trên cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và t.ử v.ong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bạo loạn tại vùng lãnh thổ Pháp ở Caribe

08:48:56 20/09/2024
Một nghiên cứu của Viện thống kê quốc gia (INSEE) năm 2022 cho thấy giá thực phẩm ở Martinique cao hơn tới 40% so với lục địa Pháp.

Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau loạt vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm ở Liban

08:45:11 20/09/2024
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho biết Trung Quốc hết sức chú ý đến các sự việc liên quan, phản đối mọi hành vi xâm phạm chủ quyền và an ninh của Liban.

Xuất hiện thông tin về đề xuất ngừng b.ắn mới của Israel

08:38:37 20/09/2024
Trong khi đó, kênh truyền hình Al Mayadeen của Liban dẫn lời một quan chức cấp cao của Hamas nói rằng phong trào này chưa nhận được đề xuất thỏa thuận mới.

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

06:04:01 20/09/2024
Sự thay đổi này xuất phát từ thực tế rằng cuộc phản công của Ukraine trong mùa Hè năm 2023 không mang lại kết quả như phương Tây kỳ vọng.

Nghĩa tình của người Việt tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) gửi về đồng bào vùng lũ

20:04:33 19/09/2024
Mặc dù sống xa Tổ quốc, bà con người Việt tại Hong Kong và Macau luôn phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương và đất nước.

Thủ tướng Liban tuyên bố đất nước đang trong trạng thái chiến tranh

20:01:51 19/09/2024
"Liban đang trong trạng thái chiến tranh với Israel. Cuộc chiến này bắt đầu cách đây khoảng 11 tháng và đang ảnh hưởng đến người dân của chúng tôi ở phía nam, nơi nhà cửa của họ đang bị phá hủy", ông Mikati nhấn mạnh.

Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga

19:59:02 19/09/2024
Đây là loại virus thường gây bệnh cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên, trong điều kiện thích hợp virus Rhino có thể phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi.

Có thể bạn quan tâm

Cách người phụ nữ 52 t.uổi này tạo ra cuộc sống tối giản: Đừng mua sắm quần áo và son môi bừa bãi

Sáng tạo

11:10:51 20/09/2024
Sống tối giản là tận dụng triệt để những thứ bạn đã có trước mắt, tận dụng chúng một cách tốt nhất và tạo ra chất lượng cuộc sống tinh tế hơn.

Sancho có thể khiến Felix vỡ mộng

Sao thể thao

11:09:45 20/09/2024
Phong độ chói sáng từ Jadon Sancho có thể ảnh hưởng đến cơ hội ra sân của Joao Felix tại Chelsea trong thời gian tới.

Zenless Zone Zero hé lộ thông tin cực hot, sẽ lấy "chất lượng hơn số lượng"

Mọt game

10:37:22 20/09/2024
Chỉ còn ít ngày nữa, Zenless Zone Zero sẽ chính thức ra mắt và ngay từ lúc này, sự quan tâm dành cho bom tấn mới của miHoYo đang lớn hơn bao giờ hết.

Tài tử "Người thừa kế" từng sốc khi biết chỉ còn sống được 6 tháng

Sao châu á

10:31:55 20/09/2024
Xuất hiện trong một chương trình gần đây, tài tử Hàn Quốc Kim Woo Bin đã chia sẻ về hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư.

Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay

Góc tâm tình

10:27:23 20/09/2024
Tôi rất xấu hổ khi biết t.iền lương của bạn gái nhận được mỗi tháng. Tôi đã trải qua vài mối tình nhưng chưa đâu vào đâu. Những người con gái mà tôi tìm hiểu trong vài năm qua có quá nhiều khuyết điểm.

Cosplay Ganyu chơi b.ắn cung, nữ game thủ Genshin gây choáng váng vì để tâm hồn "lồ lộ"

Cosplay

10:26:43 20/09/2024
Chắc hẳn, các game thủ Genshin Impact đã không còn quá xa lạ với cái tên Ganyu. Bởi lẽ, đây chính là một trong những nhân vật có nhiều fan nhất nhì ở thời điểm hiện tại.

One Piece live-action phần 2 của Netflix tung ra những quả trứng phục sinh lớn

Hậu trường phim

10:21:24 20/09/2024
Sau phần 1 ra mắt thành công, loạt phim người đóng này đã nhanh chóng có tin tức về phần 2 và mọi ánh mắt đều đổ dồn về bộ phim khi quá trình sản xuất đã bắt đầu.

Showbiz 20/9: Phim kinh dị 'Cám' ra rạp, vợ chồng Lý Hải lên tiếng việc từ thiện

Sao việt

10:14:42 20/09/2024
Phim điện ảnh Cám bắt đầu công chiếu sau thời gian ấp ủ, Lý Hải - Minh Hà giải thích về số t.iền kêu gọi ủng hộ cho bà con vùng bão lũ.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 24: Đào nơm nớp lo sợ bị dân chơi trả thù

Phim việt

10:12:03 20/09/2024
Trong Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 24, sau khi Quý báo án hội khách sộp, Đào nơm nớp lo sợ sẽ bị những vị khách dân chơi trả thù.

Ninh Bình: Trình diễn trang phục dân tộc ở cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Quốc tế 2024

Thời trang

10:03:47 20/09/2024
Đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu vẻ đẹp của văn hóa và du lịch Ninh Bình đến bạn bè quốc tế, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Sự khác biệt giữa cấp ẩm và khóa ẩm trong quy trình chăm sóc da

Làm đẹp

09:56:06 20/09/2024
Những sản phẩm cung cấp nước cho da được gọi là cấp ẩm, trong khi khóa ẩm dùng để chỉ những sản phẩm có tác dụng tạo thành lớp màng chắn bảo vệ và giữ ẩm cho da để độ ẩm trên da không bị mất đi.