Thế chấp 3 đời gà, đại gia trứng gà sạch không trả được nợ ngân hàng
Tài sản thế chấp cho khoản vay gồm toàn bộ số lượng đàn gà, cả gà ông bà, gà bố mẹ, gà con và các hoa lợi phát sinh từ toàn bộ đàn gà thuộc sở hữu của bên thế chấp đang được chăn nuôi ở trại gà.
Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đang lựa chọn tổ chức thực hiện bán đấu giá khoản nợ 800 tỷ đồng của Công ty Cổ phần ĐTK (Công ty ĐTK) và Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung ương (công ty thành viên của ĐTK).
Khoản nợ của hai doanh nghiệp trên được hình thành từ hợp đồng tín dụng ký kết giữa ĐTK, Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung ương với VietinBank Chi nhánh Thăng Long và VietinBank chi nhánh Đống Đa.
Cụ thể, khoản nợ (cộng dồn gốc và lãi) của hai doanh nghiệp này tại VietinBank Thăng Long là 629,885 tỷ đồng, tại VietinBank Đống Đa là 162,117 tỷ đồng. Tổng giá trị hai khoản nợ là 800 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung ương còn có khoản nợ 120,691 tỷ đồng tại VietinBank Thăng Long và cũng đang được ngân hàng này rao bán.
Như vậy, tổng giá trị 3 khoản nợ nói trên lên đến 920,691 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức giá khởi điểm cho cả 3 khoản nợ gần nghìn tỷ này chỉ là 188,942 tỷ đồng.
Sản phẩm trứng gà sạch Freshkan của ĐTK.
Được biết, tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản nợ của Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung ương tại VietinBank Thăng Long gồm: Quyền tài sản gắn liền với đất tại thửa đất thuê ở xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; toàn bộ số lượng đàn gà, cả gà ông bà, gà bố mẹ, gà con và các hoa lợi phát sinh từ toàn bộ đàn gà thuộc sở hữu của bên thế chấp đang được chăn nuôi ở trại gà tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; hàng tồn kho luân chuyển; quyền phải thu phát sinh từ hợp đồng kinh tế giữa khách hàng vay vốn và đối tác; và tài sản gắn liền với thửa đất thuê tại xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Video đang HOT
Trong khi đó, tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản nợ của ĐTK tại VietinBank Thăng Long gồm: Quyền tài sản gắn liền với đất tại thửa đất ở xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; toàn bộ tài sản gắn liền với thửa đất thuê tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội; quyền sử dụng đất ở tại Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội; vốn góp của Công ty CP ĐTK và một số thành viên trong HĐQT Công ty CP ĐTK tại một số doanh nghiệp; hàng tồn kho luân chuyển; quyền phải thu luân chuyển.
Tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản nợ của ĐTK tại VietinBank Đống Đa gồm: Quyền phải thu luân chuyển; quyền tài sản phát sinh từ phần vốn góp của CTCP ĐTK tại CT TNHH chăn nuôi gia cầm ĐTK.
Các khoản nợ trên được VietinBank bán gộp chung không tách rời, khách hàng đăng ký tham gia đấu giá phải mua đồng thời tất cả các tài sản nêu trên.
Được biết ĐTK là một doanh nghiệp tư nhân do nữ doanh nhân Đào Tú Khanh làm Chủ tịch HĐQT kiêm nhà sáng lập. Năm 2017, ĐTK gây sự chú ý với việc đầu tư hơn 800 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất trứng gà sạch hiện đại nhất Việt Nam tại Tề Lễ, Tam Nông, Phú Thọ, với công suất 175 triệu quả trứng/năm.
Đây là lần đầu tiên một công ty tư nhân Việt Nam đầu tư vào hệ thống công nghệ khép kín từ sản xuất nguyên liệu thức ăn đầu vào, chăn nuôi gà hậu bị, chăm sóc gà thương phẩm. Thời gian cung ứng sản phẩm từ khi gà đẻ tới hệ thống cửa hàng, siêu thị chỉ trong vòng 24 giờ.
Trên thị trường, người tiêu dùng cũng đã quen với các sản phẩm của ĐTK như trứng gà sạch vỏ nâu mang thương hiệu Freskan và Emitama Omega 3,6,9; Emitama Canxi;… tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
ĐTK cũng nắm cổ phần tại Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung ương sau khi doanh nghiệp này cổ phần hoá. Sau khi có được doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, ĐTK sở hữu tiếp trại gà giống Bình Xuyên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) diện tích 33ha, quy mô 100 nghìn con; và trại lợn nái sinh, thương phẩm tại Xích Thổ, Nho Quan, Ninh Bình, diện tích 5ha, quy mô 3.000 con.
Trụ sở của Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Trung ương tại Km14 Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sau khi nắm trong tay Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương, ĐTK cũng chuyển trụ sở chính về tại địa chỉ này.
Nhà đất, ô tô... hàng nghìn tỷ, hạ giá rao bán cả tháng trời vẫn ế
Hàng loạt bất động sản, nhà xưởng, xe sang... là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ được các ngân hàng rao bán nhiều lần, hạ giá liên tục nhưng vẫn khó bán.
Các ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu thông qua việc rao bán đấu giá các khoản nợ và tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn chật vật trong việc thanh lý tài sản thế chấp. Nhiều khoản nợ giá trị lớn dù hạ giá nhiều lần, rao bán trong nhiều năm vẫn ế. Có nhiều khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo đầy đủ nhưng các ngân hàng vẫn khó khăn trong việc thanh lý.
Chỉ trong nửa đầu tháng 5, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) phát đi hàng chục thông báo về việc bán đấu giá tài sản, khoản nợ để thu hồi và xử lý nợ xấu. Đa số khoản nợ đang được ngân hàng này rao bán đều có giá trị lớn từ vài chục cho tới vài trăm tỷ đồng.
Trong đó, VietinBank Uông Bí vừa thông báo về việc bán đấu giá khoản nợ của CTCP Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung (Tập đoàn Quang Trung). Mức giá khởi điểm cho khoản nợ trên được VietinBank công bố là 460,412 tỷ đồng, bằng đúng giá trị khoản nợ. Trong trường hợp bán đấu giá lần 1 với mức giá khởi điểm nêu trên không thành, ngân hàng thực hiện giảm giá khởi điểm để tiếp tục bán đấu giá khoản nợ, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành liền trước đó.
Tương tự, VietinBank Chi nhánh Phúc Yên (Vĩnh Phúc) mới rao bán toàn bộ khoản nợ phát sinh tại Công ty TNHH Hải Phú Ngọc. Giá trị nợ đến ngày 13/5 là 55,2 tỷ đồng.
VietinBank cũng mới rao bán khoản nợ 161,5 tỷ của Công ty CP Phúc Đạt tại Chi nhánh Hải Dương, giá bán khởi điểm là 105,6 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận bỏ gần 55,6 tỷ đồng nợ lãi trong khoản vay này để thu hồi.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội (BIDV Nam Hà Nội) thông báo bán đấu giá lần thứ 11 khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh với giá khởi điểm hơn 1.154 tỷ đồng. Trong lần đầu rao bán vào cuối năm 2020, BIDV đưa ra giá khởi điểm khoản nợ này lên tới 2.100 tỷ đồng. Nhưng sau 10 lần bán bất thành, BIDV đã chấp nhận đại hạ giá gần một nửa xuống còn 1.154 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc Ngân hàng chấp nhận bỏ hơn 1.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh trong khoản vay này để thu hồi nợ gốc.
BIDV cũng nhiều lần bán đấu giá khoản nợ 1.035,5 tỷ đồng của Công ty CP Tập đoàn Khải Vy nhưng đều không thành công.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng nhiều lần rao bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Kỹ Nghệ Evergreen Việt Nam. Giá khởi điểm rao bán trong lần gần nhất vào cuối tháng 3 còn 988,9 tỷ đồng, giảm hơn 110 tỷ đồng so với thông báo hồi đầu tháng 3.
Vietcombank cũng rao bán đấu giá hoặc bán thỏa thuận khoản nợ hơn 79 tỷ đồng của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hùng Hưng. Trong đó, giá trị nợ gốc chỉ là 29,2 tỷ đồng, còn lại là nợ lãi.
Hay Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn cũng mới rao bán khoản nợ của Công ty TNHH Phát triển địa ốc Sài Gòn Mới. Tài sản bao gồm 6 quyền sử dụng đất và công trình nhà cửa gắn liền trên hơn 1.900 m2 đất tại địa chỉ 20 Trần Cao Vân (Quận 1, TP) có giá khởi điểm gần 430 tỷ đồng.
Không dễ bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ
Lý giải nguyên nhân các ngân hàng rao bán tài sản thế chấp dù giảm giá liên tục mà vẫn ế, giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính là do nền kinh tế khó khăn hậu COVID-19 kéo dài, thị trường giao dịch tài sản thanh khoản thấp. Đến nay, dù kinh tế đang dần phục hồi nhưng cũng không dễ tìm được nhà đầu tư đủ tiềm lực tài chính để mua lại các khoản nợ có quy mô lớn.
Việc thanh lý tài sản đảm bảo có giá trị thấp sẽ dễ xử lý hơn. Còn những tài sản giá trị lớn, từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng sẽ khó bán hơn. Thường các ngân hàng phải mất nhiều lần rao bán, rồi hạ giá mới thanh lý được.
Việc bán đấu giá bất động sản là tài sản thế chấp có nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến việc giải chấp, định giá tài sản. Nhiều tài sản thế chấp là bất động sản cần sự đồng thuận của chủ tài sản. Có nhiều mảnh đất là tài sản đảm bảo của các khoản nợ liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân nên việc sang tên sở hữu mất nhiều thời gian.
Hơn nữa, nhiều tài sản bảo đảm khi phát mại được định giá theo giá trị chưa sát với giá thị trường nên dù giảm giá vẫn khó bán. Tài sản đảm bảo không được bán giảm giá quá nhiều nên mỗi lần phát mại giá chỉ giảm nhỏ giọt, khiến cho tài sản được đem ra đấu giá nhiều lần vẫn không thành công.
Các ngân hàng đang phải đẩy nhanh tiến trình thanh lý, đấu giá tài sản đảm bảo, đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu được dự báo có nguy cơ tăng cao khi nhiều chính sách điều tiết sắp hết hiệu lực. Sau ngày 30/6, Thông tư 14/2021/TT-NHNN liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ hết hạn. Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng sẽ hết hiệu lực vào tháng 8 này.
Cưỡng chế kê biên tài sản công ty vợ chồng giám đốc từng tố Đường "Nhuệ" Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thái Bình vừa phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án đối với Công ty TNHH Lâm Quyết. Cụ thể, bản án kinh doanh thương mại số 01 ngày 5/3/2021 của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Thái Bình và...