Thay vì xây lăng mộ, hãy mở trường mầm non
Những sĩ quan SS của phát xít Đức khi giết người Do Thái, những người lính Pol Pot khi bổ cuốc vào đồng loại, những người lính Nhật trong thảm sát Nam Kinh, lính Bosnia trong thanh trừng sắc tộc ở Nam Tư… tất cả đều cho rằng mình không sai, rằng mình làm theo lệnh cấp trên, rằng mình làm việc phải làm.
Nhìn bức ảnh này, phụ huynh khó biết đã “giao con cho chằn”.
Tác gia Mỹ gốc Đức Hannah Arendt đã phân tích cho mọi người thấy con người sẽ man rợ thế nào khi cái ác trở thành việc thường nhật, trở thành cái phổ biến không đáng bận tâm. Một trong những điều thường trực trong đầu của những con người làm nên cái ác tận cùng này đều là tước bỏ tính người trong “đối tượng cần xử lý”; nói cách khác là họ từ bỏ tính thấu cảm (empathy) của mình để coi “đối tượng cần xử lý” không phải là đồng loại, để từ đó có những việc làm vượt ra khỏi các quy tắc đạo đức thông thường.
Với trường hợp hai cô bảo mẫu cơ sở mầm non Phương Anh (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM) bạo hành các cháu bé vừa được phát hiện, tôi không cho là họ mất hết nhân tính dù rằng hành động của họ đáng lên án và phải bị pháp luật trừng trị. Đây có thể là một lựa chọn (rõ ràng là tồi tệ) để hoàn thành việc mình phải làm, và rõ ràng là có tính toán (các cháu bé không hề có thương tích bên ngoài).
Họ là kẻ thủ ác, sẽ bị pháp luật trừng phạt. Nhưng sự trừng phạt lớn nhất họ phải chịu cả cuộc đời chính là sự xa lánh của bạn bè, người thân thậm chí là bố mẹ, chồng con, sự nhục nhã của gia đình họ. Vì thế, thêm những lời chửi rủa, thêm những sự khủng bố tới họ cũng không làm họ đau khổ hơn. Cũng không nên tưởng rằng treo ngược họ lên để ném đá (theo cả nghĩa đen) hay đánh đập họ sẽ làm gia đình các cháu bé bị bạo hành hả hê hơn.
Thay vì treo cổ hai người này lên, hãy thử nghĩ nguyên nhân của vụ việc ở đâu?
Nếu hệ thống trường công đủ chỗ, đủ cô giáo mầm non được đào tạo đầy đủ thì có xảy ra việc như hôm nay không? Nếu chính quyền địa phương kiểm tra thường xuyên, hàng xóm quan tâm thì có xảy ra việc đó không?
Video đang HOT
Nếu điều kiện cơ bản của mọi cô bảo mẫu (kể cả không được đào tạo chính quy) là phải học qua lớp đào tạo chăm sóc trẻ được đưa vào quy định thì có xảy ra việc này không? Trường học, từ mầm non đến trung học đều thiếu không gian, thiết bị, giáo viên, sao không lo đầu tư?
Các doanh nghiệp, thay vì đổ dồn tài trợ bóng đá nam, ca nhạc, xây lăng mộ… sao không tài trợ xây trường, dựng lớp, tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc cho các thầy cô giáo…?
“Nhà nước phải nhận lấy trách nhiệm này”
Nhìn lại quá trình giáo dục mầm non từ ngày mới giải phóng đến nay, có thể thấy chính sách của nhà nước thay đổi liên tục, rất bấp bênh. Thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông rất quan tâm đến giáo dục mầm non, ông từng nói: “Chưa có XHCN cho người lớn thì phải có XHCN cho trẻ con”.
Thời ấy, rất nhiều ngôi biệt thự đẹp trong thành phố được dùng làm nhà trẻ. Nhưng không hiểu sao sau đổi mới, Nhà nước lại chủ trương chuyển hệ thống nhà trẻ ra khỏi hệ thống giáo dục công lập hết, rồi tiếp theo lại chủ trương bán công hoá các trường nhà trẻ, mẫu giáo… Các trường mầm non và nhà trẻ Sài Gòn không “mặn” lắm với chủ trương này, vẫn cố gắng giữ được càng nhiều trường công lập càng tốt.
Sau một thời gian, Nhà nước lại chủ trương chỉ phổ cập mầm non cho trẻ từ năm tuổi trở lên…
Có thể thấy rất rõ những chủ trương không nhất quán ấy đã ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ mầm non. Việc ngày càng ít đi các nhà trẻ, mẫu giáo công lập là một khó khăn đầy nguy hiểm cho các bậc làm cha làm mẹ. Ít có năm nào không có trẻ bị chết, bị đày đoạ bởi những nhà trẻ “chui”. Cứ mỗi lần xảy ra một câu chuyện thương tâm là lại kéo nhau đi thanh tra, kiểm tra, sau một thời gian đâu lại vào đấy.
Nhìn từ phía người lao động, nhất là dân nhập cư, trường công lập ngày càng ít và đòi hỏi rất nhiều thủ tục mới được vào, trường dân lập thì học phí quá cao, làm sao cho con đi học nổi. Tình cảnh khó khăn vô cùng khiến họ phải ngậm đắng nuốt cay cho con vào nhà trẻ chui…
Thực tế này không thể chỉ quy cho ngành giáo dục. Ngành giáo dục lấy đâu ra tiền để làm nhà trẻ công lập. Nhà đầu tư cũng không dại gì lập nhà trẻ vì rủi ro cao. Khu công nghiệp mọc lên như nấm, nhưng có mấy ai lo làm nhà trẻ?
Có cầu thì có cung, tính sơ bộ theo tôi, khoảng 80% trẻ thơ buộc phải vào nhà trẻ chui để cha mẹ có điều kiện đi làm. Cũng không thể quy lỗi cho UBND phường, xã, vì họ có muốn quản cũng quản không nổi. Nhà nước, chứ không ai khác, phải nhận lấy trách nhiệm này.
Phải thay đổi hoàn toàn chính sách đầu tư cho hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo của đất nước, coi đó là một trọng trách lớn để hình thành thế hệ mới cho tương lai đất nước.
theo Sài Gòn tiếp thị
Yêu cầu Đài Loan hủy bỏ thăm dò dầu khí ở Trường Sa
Việt Nam phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy bỏ việc vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.
Đảo Ba Bình của Việt Nam nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Maps
"Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc phía Đài Loan tiến hành thăm dò dầu khí trên đảo Ba Bình là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói trong cuộc họp báo hôm nay.
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch phi pháp nêu trên".
Tuyên bố nói trên của ông Nghị là để trả lời cho câu hỏi của VnExpress, về phản ứng của Việt Nam trước việc quan chức Đài Loan mới đây đã tuyên bố tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cũng trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam cũng trả lời câu hỏi liên quan tới việc 20 ngư dân Việt Nam vào ngày 8/1 bị tàu Trung Quốc ngăn cản việc tránh bão ở gần quần đảo Hoàng Sa.
"Cản trở các ngư dân vào tránh trú bão là việc làm không phù hợp với tinh thần đối xử nhân đạo. Hiện nay các tàu cá và ngư dân Việt Nam đã tránh trú bão an toàn", ông Nghị nói.
Về việc phía Trung Quốc và Đài Loan gần đây lên tiếng bày tỏ quan ngại cho rằng Luật Biển Việt Nam có hiệu lực sẽ ảnh hưởng đến quan hệ với các nước trong khu vực, ông Nghị cho hay: "Liên quan đến Luật Biển Việt Nam, chúng tôi đã nhiều lần bày tỏ quan điểm của Việt Nam. Việt Nam thông qua Luật Biển là việc làm bình thường và cần thiết của một quốc gia ven biển có chủ quyền, thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982".
Theo ông Nghị, Luật Biển Việt Nam khẳng định rõ chủ trương của Việt Nam giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 cũng như các thỏa thuận, cơ chế liên quan, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực Biển Đông.
Theo VNE
Đằng sau vụ bà bầu 9 tháng bị đâm Tìm vợ không thấy, Đức lao vào cửa hàng bán quần áo, nơi vợ anh ta làm việc, túm áo bà chủ rồi bất ngờ rút dao đâm nạn nhân, bất chấp chị này đang mang bầu 9 tháng. Gây án Vụ việc xảy ra khoảng 18h30 ngày 5/1 tại cửa hàng bán quần áo thời trang số 42 Hàng Nón, Hoàn Kiếm,...