Thầy trò HLV Park Hang Seo đối phó với ngoại binh nhập tịch
Trừ Thái Lan, các đối thủ cùng bảng G vòng loại thứ 2 World Cup 2022 với Việt Nam như UAE, Malaysia, Indonesia đều tăng cường ngoại binh nhập quốc tịch để hy vọng soán ngôi thầy trò ông Park.
Đối thủ đáng ngại nhất của bảng G với Việt Nam có lẽ chính là UAE. Dù đội bóng vùng Tây Á đang tạm xếp thứ 4 với 6 điểm (kém Việt Nam đến 5 điểm) nhưng họ mới chỉ đá 4 trận thay vì 5 trận như các đối thủ.
UAE còn 4 trận đấu và trên thực tế, họ hoàn toàn có thể được chơi trên sân nhà khi Thái Lan mới đây đã lo ngại về tài chính nếu gửi đơn đề xuất đăng cai các trận còn lại của bảng G. LĐBĐ Thái Lan (FAT) không đủ kinh phí để chi cho các đội ăn ở, sinh hoạt, sản xuất bản quyền truyền hình… và họ có thể sẽ không gửi đơn xin tổ chức tới LĐBĐ châu Á (AFC).
Trên thực tế, cơ hội của Thái Lan không cao như Việt Nam, Malaysia hay UAE khi Thái Lan còn 3 trận nhưng đang chỉ có 8 điểm, xếp thứ 3 bảng G. Họ sẽ chạm trán Malaysia, UAE và Indonesia ở 3 trận còn lại. Nếu xin đăng cai nhưng chơi thất vọng ngay tại sân nhà, thầy trò HLV Nishino lẫn FAT còn có thể hứng chịu cơn thịnh nộ của CĐV xứ Chùa Vàng.
UAE có tiềm lực tài chính hùng hậu, đã từng tổ chức thành công Asian Cup 2019 nên việc đưa các đối thủ cùng bảng G đến Tây Á là điều dễ dàng. Đội bóng của HLV Van Marwijk đang được lãnh đạo LĐBĐ UAE tạo điều kiện tuyệt đối để phải lội dòng nước ngược ở 4 trận còn lại. Năng lực của UAE là rất lớn và chỉ cần chơi đúng khả năng, họ sẽ làm được điều đó.
UAE quyết tâm rất lớn cho mục tiêu đến vòng loại cuối cùng World Cup 2022 và thậm chí là ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Sau nhiều cân nhắc đưa lên đặt xuống, họ đã thanh lý nhiều HLV để mời lại chiến lược gia từng dẫn dắt Hà Lan giành ngôi á quân World Cup.
Ông Marwijk có thuận lợi khi đã biết các đối thủ ở bảng G và tự tin khi trở lại sẽ giúp UAE thay đổi tích cực.
Lợi thế chủ nhà và sự bổ sung của dàn ngoại binh Nam Mỹ nhập tịch sẽ giúp UAE của “Messi châu Á” Omar Abdulrahman (10) có lợi thế vượt trội ở những lượt trận còn lại của bảng G. Ảnh: Hoàng Linh
Trong khi các quốc gia khác lao đao vì dịch Covid-19 khiến ĐTQG gần như ngưng hoạt động thì UAE vẫn thi đấu giao hữu với đội tuyển khác từ năm ngoái. Họ đưa quân rèn luyện liên tục và hiện tại, UAE đã trải qua 2 đợt tập huấn kể từ đầu năm, điều Việt Nam, Malaysia, Thái Lan lẫn Indonesia không thể.
HLV Marwijk cũng đã được nâng cấp lực lượng với bộ ba cầu thủ nhập tịch chất lượng gồm 2 tiền đạo người Brazil Fabio Lima, Caio Canedo và tiền đạo người Argentina Sebastian Tagliabue. Nếu được chơi trên sân nhà, bộ ba tấn công này cùng với “sát thủ” hàng đầu châu Á Ali Mabkhout, hay “Messi châu Á” Omar Abdulrahman sẽ khiến UAE thực sự là đối trọng rất đáng ngại.
Lúc này, thầy trò HLV Park Hang Seo đang kiến nghị phải được tập huấn ở quốc gia có điều kiện thời tiết nắng nóng như UAE để không bị “ngợp” khi đến Tây Á. Điều kiện thi đấu tại đây có thể lên tới 37-43 độ C sẽ khiến các cầu thủ khó thích nghi, mất sức nhanh.
Malaysia hiện tại cũng đã khởi động lại giải VĐQG để HLV Tan Cheng Hoe không rơi vào thế khó trước giờ lên đường. Malaysia là đối thủ đáng gờm với mọi đội tuyển cùng bảng G khi họ đang có 9 điểm sau 5 trận, bám đuổi Việt Nam sát sao.
Malaysia cũng quyết tâm tăng cường sức mạnh hàng công với việc nhập quốc tịch cho tiền đạo 34 tuổi người Brazil là Guilherme De Paula, tiền vệ Liridon Krasniqi (người Kosovo). Đội hình Malaysia hiện tại cũng đầy rẫy cái tên nhập quốc tịch như Sumareh, Carbin Ong, Brendan Gan, Matthew Davies… Malaysia cũng được LĐBĐ nước này tạo điều kiện tối đa cho việc chuẩn bị bằng cách lui lịch thi đấu giải VĐQG, tìm đối tượng giao hữu để kiểm nghiệm đội hình.
Đội tuyển Thái Lan của HLV Nishino hiện tại cũng đang gấp rút tính toán kế hoạch hội quân. Tuy nhiên, có thể thấy vấn đề áp lực đang đè nặng lên chiến lược gia người Nhật Bản. Nguồn tin ông vô trách nhiệm với bóng đá Thái Lan khi về nước nhiều lần và không có nhiều thành tích nổi bật từ khi lên nắm quyền đã khiến HLV Nishino không khỏi buồn phiền.
Dù rất muốn cải tạo hình ảnh nhưng có thể thấy Thái Lan là đội gặp khó khăn nhiều trong khâu chuẩn bị, bởi sau khi khép lại giải VĐQG vào cuối tháng 3, HLV Nishino có thể sẽ không tập trung đội tuyển do các cầu thủ cần nghỉ ngơi.
Từ tháng 4 đến tháng 6, HLV Nishino có 3 tháng để tính toán hội quân, nhưng điều kiện quan trọng là làm sao cho các cầu thủ không nhàm chán và không được tập trung dài ngày. Thời gian quá thừa thãi vô tình khiến các cầu thủ khó duy trì phong độ đỉnh cao, tinh thần có thể cũng bị ảnh hưởng.
Điều này trái ngược với sự gấp rút của đội tuyển Việt Nam khi các trụ cột có thể phải vắt kiệt sức để “chạy sô” từ CLB đến ĐTQG và nguy cơ chấn thương rất hiện hữu.
Cụ thể, từ 13/3 đến hết 18/4, V-League sẽ bước vào chặng đua khốc liệt với 8 vòng đấu liên tiếp. CLB ĐKVĐ Viettel có sự góp mặt của nhiều tuyển thủ quốc gia như Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng, Hoàng Đức, Đức Chiến… sẽ phải chơi 8 trận sau hơn 1 tháng và ngay sau vòng 10, họ sẽ sang Thái Lan dự AFC Champions League từ ngày 22/4 đến 7/5.
Nhóm cầu thủ Viettel sẽ có 6 trận đấu tập trung tại đấu trường lớn nhất châu Á trước khi trở lại hội quân. Còn CLB Hà Nội với các tuyển thủ Văn Quyết, Quang Hải, Thành Chung, Việt Anh, Tấn Trường, Hùng Dũng… cũng chơi 8 trận ở V-League 2021 với mục tiêu vô địch rất căng thẳng.
HLV Park Hang Seo 'đau đầu' vì nhóm cầu thủ Viettel
Các tuyển thủ quốc gia đang khoác áo Viettel sẽ khiến HLV Park Hang Seo lo ngại về vấn đề thể lực cho chiến dịch VL World Cup 2022 tới.
Dịch Covid-19 buộc giải VĐQG dồn lịch thi đấu sẽ khiến nhiều tuyển thủ gặp không ít vấn đề về thể lực, đặc biệt là những người đang chơi cho các đội bóng lớn như Viettel. Ngoài mặt trận V-League, đội bóng quân đội sẽ chinh chiến ở mặt trận AFC Champions League nên sẽ tổn hao rất nhiều thể lực.
Mà đội bóng này hiện đang có nhiều tuyển thủ quốc gia trong đội hình. Những người ấy gồm Trọng Hoàng, Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng và Hoàng Đức. Đó là còn chưa kể Đức Chiến, cầu thủ mới dính chấn thương đứt dây chằng thời gian vừa qua.
3/4 cầu thủ vừa nhắc tới là trụ cột của hàng thủ ĐT Việt Nam nên việc ra sân thi đấu ở vòng loại World Cup 2022 là gần như chắc chắn. Thế nhưng, ông Park sẽ phải làm sao để họ có trạng thái sung mãn nhất là bài toán vô cùng nan giải.
Theo dự kiến, Viettel sẽ phải đá vòng 3 đến vòng 10 trong khoảng thời gian từ 14/3 đến 16/4. Sau đó, đội lên đường sang Thái Lan (dự kiến) dự AFC Champions League 2021. Tại đây, Viettel sẽ chơi 6 trận của vòng bảng từ 22/4 đến 7/5.
Như vậy, chỉ trong 54 ngày, các tuyển thủ quốc gia trong đội hình Viettel sẽ phải cày ải tất cả 14 trận, mật độ chưa đến 4 ngày một trận. Sẽ thật khó để các cầu thủ này có thể chơi trọn vẹn 14 trận đó và HLV Trương Việt Hoàng sẽ phải xoay tua để đảm bảo thể trạng tốt nhất cho các học trò.
Trọng Hoàng năm nay đã 32 tuổi, trong khi Hoàng Đức, Quế Ngọc Hải rất nhạy cảm với chấn thương. Vì vậy, nỗi lo không chỉ với HLV Trương Việt Hoàng mà còn cả HLV Park Hang Seo. ĐT Việt Nam đang có cơ hội lớn để đi tiếp, nhưng chính ĐT Việt Nam phải có được sức mạnh tối đa thì mới hi vọng vượt qua được các đối thủ đang rất khát khao. Và đặc biệt, VL World Cup 2022 cũng thi đấu với mật độ dày không kém.
Đội tuyển Việt Nam: Nguy cơ vỡ mộng World Cup Những biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đang đẩy đội tuyển Việt Nam vào tình thế khó khăn, bị động ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á. Công Phượng trong trận gặp UAE trên sân Mỹ Đình. Thậm chí, nếu đề xuất của Malaysia được chấp nhận, thầy trò HLV Park Hang Seo sẽ đối...