Thầy trẻ và nguy cơ lớn ở V-League
Những ông chủ ở V-League không có nhiều kiên nhẫn với các HLV nếu thành tích của CLB không như ý muốn và cũng không chút ngần ngại thay tướng để đổi vận.
Các đội bóng và ông bầu có tham vọng lớn càng mong sớm có thành tích, bất chấp thời gian lẫn những bất ổn mà những nhà cầm quân, đặc biệt là HLV trẻ gặp phải trong quá trình đá V-League. Mùa này có mỗi thầy nội Phan Thanh Hùng cao niên nhất (61 tuổi) bên cạnh lứa đàn em trẻ trung của thế hệ vàng đang khao khát chứng tỏ mình nhiều hơn nữa.
Cỡ HLV Lê Huỳnh Đức dày dạn còn từng bị SHB Đà Nẵng cho ngồi chơi xơi nước chiêm nghiệm thì các đồng nghiệp khác không ai dám chắc sẽ giữ ghế với suy nghĩ không thể thay thế.
Cả HLV đội vô địch Trương Việt Hoàng và đội á quân Chu Đình Nghiêm đều đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: NGỌC DUNG
V-League sắp sửa trở lại từ ngày 13-3, sau hơn hai vòng có nhiều đột biến và nguy cơ một số thầy trẻ có thể bị mất việc. Đáng chú ý nhất là đương kim á quân Hà Nội của bầu Hiển đặt mục tiêu vô địch lại chẳng may thua cả hai trận khiến lần đầu tiên trong cả chục năm nay chịu xấu hổ nằm dưới đáy bảng.
HLV Chu Đình Nghiêm tự nhận trách nhiệm tất cả, dẫu ai cũng thấy sai số không phải chỉ do mỗi mình ông. Thời vận của ông Nghiêm trải dài suốt gần sáu năm qua, khi Hà Nội có một lực lượng đồng đều từ những vị trí đá chính cho đến dự bị có chiều sâu.
Video đang HOT
Ông nhiều lần có danh hiệu HLV xuất sắc nhất nhưng ánh hào quang quá khứ chỉ có giá trị tham khảo, vì cuộc chơi biến đổi từng mùa, trái với tham vọng đăng quang cố định của ông bầu quyền lực. Bầu Hiển không cần biết thầy giỏi, thầy dở như hồi thay HLV Phan Thanh Hùng, Hữu Thắng, Minh Đức… mà tất cả đều chỉ có một hệ quy chiếu là chức vô địch.
Tương tự, nhà cầm quân hay nhất V-League 2020 Trương Việt Hoàng cũng đang gặp vất vả ở Viettel với màn khởi động khập khiễng, sau hai trận mới có 1 điểm.
Từng chia tay Hải Phòng vì chưa có duyên lên ngôi cao, thử thách của ông Hoàng mùa này sẽ căng thẳng hơn, bởi không vô địch hoặc thất thế tại AFC Champions League là một bước lùi.
Hà Tĩnh của ông thầy trẻ Minh Đức cũng sớm lâm nguy với hai trận thua, dù mới mùa trước từng vẽ nên hiện tượng ở V-League trong nhóm đua vô địch. Tay nghề ông Đức không kém nhưng thói quen thay tướng sẽ đổi vận là chuyện bình thường của làng bóng Việt.
Vẫn có một số HLV giữ tương đối vững vàng ghế của mình hơn khi các lãnh đội thấu hiểu mình là ai và đang đứng ở đâu. Như Phạm Anh Tuấn ở Hải Phòng, Quang Trường tại SL Nghệ An, Nguyễn Văn Sỹ của Nam Định, Hoàng Thọ ở Than Quảng Ninh… đỡ mệt mỏi hơn và ít chịu áp lực mất ghế hơn các đồng nghiệp do nội lực có hạn.
Thử tay nghề thầy ngoại
V-League mùa này có đến bốn HLV nước ngoài như một luồng gió mới trong cuộc chơi khó lường. Thầy ngoại Petrovic từng bị mất việc lại tái xuất Thanh Hóa với niềm tin sẽ giúp học trò gây bất ngờ như mùa á quân 2017 nhưng không chắc sẽ thỏa mãn với lực lượng còn kém nhiều đội khác.
Một sự trở lại khác là Kiatisak từng nắm đội HA Gia Lai sau 10 năm chưa thành công nhưng ông đã trải nghiệm nhiều khi nắm đội tuyển Thái Lan và rất tự tin sẽ đưa học trò lên ngôi V-League.
Thầy ngoại khác là Polking của CLB TP.HCM có nhiều cơ hội với dàn cầu thủ đắt tiền và chất lượng cũng khát khao vô địch. Cứng nhất có lẽ là tân HLV Shimoda của đội Sài Gòn từng là cựu giám đốc kỹ thuật LĐBĐ Nhật Bản dù không công khai mục tiêu lớn vẫn không muốn mình mất giá.
CLB Sài Gòn tiết lộ đối tác J3 League trên báo Nhật
CLB Kagoshima United ở tỉnh Kagoshima, nơi có khoảng 6.000 kiều bào Việt Nam sinh sống, có thể là đối tác phát triển bóng đá với đội Sài Gòn.
Chủ tịch CLB Sài Gòn Trần Hòa Bình chia sẻ với Nikkei số ra ngày 9/3: "Hiện nay, có khoảng 3.000 người Việt Nam sinh sống ở tỉnh Okinawa và khoảng 6.000 người ở tỉnh Kagoshima. Tôi muốn bóng đá trở thành cầu nối phát triển kinh tế, thương mại của hai nước".
"Tôi muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển của bóng đá Việt Nam. Chúng tôi cũng có học viện bóng đá của riêng mình. Tuy nhiên, phải mất từ 5 đến 10 năm, học viện ấy mới có thể gặt hái thành quả. Việc tích lũy kinh nghiệm thi đấu tại J.League sẽ giúp nâng cao trình độ các tuyển thủ Việt Nam", ông Bình khẳng định.
Chủ tịch CLB Sài Gòn muốn đẩy nhanh tốc độ J.League hóa ở đội bóng. Ảnh: Quang Thịnh.
Ông bầu sinh năm 1975 cho biết ưu tiên hàng đầu là đào tạo nguồn nhân lực. Ông muốn sau khi sang Nhật Bản, các cầu thủ học được văn hóa và rèn luyện nhân cách để trở về cống hiến cho ĐTQG Việt Nam.
Đội bóng của ông đã hợp tác và sẽ gửi cầu thủ sang CLB Ryukyu ở tỉnh Okinawa. Bầu Bình chưa tiết lộ về đối tác ở J3 League mà ông đang làm việc. Nhưng qua bài phỏng vấn, đội bóng này có thể là Kagoshima United.
Trước thông tin các nhà đầu tư của CLB Sài Gòn có thể sẽ mua lại đội bóng vùng Kagoshima, bầu Bình nói với Zing đây mới chỉ là sự hợp tác. Ông sẽ công bố dự án này khi hai bên đạt được các thỏa thuận cuối cùng.
Số lượng người Việt ở tỉnh Kagoshima gấp đôi tỉnh Okinawa. Kagoshima nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, có dân số gần 600.000 người. Đội bóng Kagoshima United được sáp nhập từ 2 CLB Volca Kagoshima và Kagoshima vào năm 2014.
Kagoshima United thi đấu ở giải hạng Ba Nhật Bản ở mùa giải 2020 sau khi rớt từ J2 League vào năm 2019. Các cầu thủ Việt Nam khi sang Kagoshima United sẽ có cơ hội ra sân nhiều hơn vì phù hợp năng lực.
CLB Sài Gòn sẽ đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt với các đội J2 League Ryukyu và J1 League Tokyo. Hoạt động hợp tác bao gồm bóng đá và kinh tế.
Những lý do để chờ đợi sân khấu lớn V.League 2021 trở lại Việc V.League 2021 tạm hoãn ngoài ý muốn giúp các đội bóng nâng cấp mặt sân, củng cố lực lượng, hứa hẹn khi các trận đấu được nối lại từ ngày 13.3. Làm lại mặt sân, củng cố ban huấn luyện V.League 2021 tạm hoãn từ cuối tháng 1, khi chỉ có 2/7 trận đấu của vòng 2 được phép diễn ra. Đến...