Thấy tôi không được giữ tiền, chị dâu liền bày cho một kế
Nghe chị dâu “hiến kế” để thoát khỏi tình trạng túng thiếu tiền bạc mà tôi bất ngờ. Hóa ra đó là cách để chị giành lại quyền chủ động tiền bạc từ tay chồng.
Ảnh minh họa
Gia đình chồng tôi có truyền thống là đàn ông giữ tiền. Hồi mới về ra mắt, tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy bố chồng tương lai là “tay hòm chìa khóa” còn mẹ chồng thì không được cầm tiền nhiều. Mỗi sáng, bà chỉ nhận đúng 150 nghìn từ chồng để lo ăn uống, sinh hoạt phí trong ngày. Rồi anh chồng cũng giữ tiền, chị dâu tâm sự muốn mua gì đều phải ngửa tay xin tiền chồng, rất cực.
Nếu không trót có bầu trước, chắc tôi đã suy nghĩ lại về chuyện kết hôn. Tôi cũng nói với chồng chuyện vợ giữ tiền mà anh ấy không đồng ý. Chồng còn nói tôi cứ nhìn tấm gương trong nhà anh, tuy đàn ông cầm tiền nhưng không ăn chơi, bài bạc mà xây nhà to cửa rộng, mua sắm đủ thứ, kinh doanh và tiền “đẻ” ra tiền chứ không bị thâm hụt. Tôi bất mãn lắm nhưng vì thương con, không muốn con thiệt thòi nên miễn cưỡng lấy chồng.
Cưới được nửa năm thì vợ chồng tôi ra ở riêng. Mối quan hệ giữa tôi với chị dâu rất tốt. Tuy cùng làm dâu nhưng chúng tôi chưa từng ganh tỵ với nhau. Tính chị dâu dịu dàng, lúc nào cũng nói chuyện nhẹ nhàng, đáng yêu nên tôi rất thích. Bù lại, chị hay nói tính tôi mạnh mẽ, thẳng thắn nên dễ sống. Có lẽ do tính cách trái ngược, có phần bù trừ nhau nên chúng tôi càng thân thiết hơn.
Dù ở riêng rồi nhưng vợ chồng tôi vẫn hay cãi nhau. Mọi cuộc tranh cãi đều xoay quanh chuyện tiền bạc. Tôi muốn giữ tiền, chồng lại thu thẻ lương của vợ mà không chịu trả lại. Anh ấy còn nói tôi có bản tính mua sắm hoang phí nên càng không đưa tiền cho tôi cầm. Mà chính tôi cũng không biết mình hoang phí ở đâu, hoang phí ở điểm nào khi trong tay chẳng bao giờ có nổi 1 triệu bạc.
Mấy ngày trước, chị dâu đến nhà tôi chơi, ăn cơm trưa. Chị em có thời gian rảnh rỗi nên tâm sự đủ thứ chuyện trên đời. Tôi lại có dịp than thở chuyện tiền bạc với chị ấy để tìm kiếm sự đồng cảm. Bất ngờ, chị dâu bày cách để giúp tôi giành quyền chủ động trong vấn đề kiểm soát tiền nong. Chị ấy nói bây giờ chị ấy đã được cầm tiền chồng, thoải mái, dễ chịu, tình cảm vợ chồng cũng mặn nồng hơn trước.
Chị khuyên tôi nên mềm mỏng, dịu ngọt với chồng. Sau mỗi lần vợ chồng “gần gũi”, tôi nên nhân lúc chồng đang thoải mái mà bàn chuyện giữ tiền và mong chồng sẽ cho mình cầm tiền 1 tháng rồi xem kết quả tiền tiết kiệm được. Trong 1 tháng đó, tôi nên ghi chép cẩn thận từng khoản thu chi rồi đưa cho chồng xem. Nếu như tôi tạo được sự tin tưởng, chắc chắn anh ấy sẽ đưa tiền cho tôi cầm mà thôi.
Những gì chị dâu khuyên đúng là hợp tình hợp lý nhưng vẫn làm tôi lấn cấn. Bởi tính chồng tôi cứng rắn, không phải người thích nghe lời ngon ngọt như anh chồng. Liệu tôi làm như chị dâu khuyên thì có kết quả tốt không nhỉ? Cứ cãi nhau suốt vì chuyện tiền nong, tình cảm của vợ chồng tôi cũng sắp rạn nứt luôn rồi.
Chuyện nhỏ nhưng hậu quả lớn trong quan hệ vợ chồng
Hôn nhân làm tăng mức độ hạnh phúc, sự hài lòng và kiểm soát căng thẳng, nhưng không có mối quan hệ nào là không có thử thách.
Video đang HOT
Bất đồng về tài chính luôn là một trong những vấn đề hôn nhân phổ biến nhất mà các cặp vợ chồng gặp phải. (Ảnh: ITN).
Chuyện tiền bạc
Bất đồng về tài chính là một trong những vấn đề hôn nhân phổ biến nhất mà các cặp vợ chồng gặp phải. Ở Hoa Kỳ, gần một phần ba số người trưởng thành có bạn tình cho biết tiền bạc là nguồn gốc gây xung đột trong mối quan hệ của họ.
Những điều sau đây có thể trở thành vấn đề tiền bạc trong hôn nhân:
- Bất đồng về các quyết định tài chính (đầu tư, chi tiêu hộ gia đình...)
- Có niềm tin khác nhau về tiền bạc (tiêu bao nhiêu so với tiết kiệm...)
- Không nói về tài chính trước khi kết hôn.
- Chồng hoặc vợ kiếm được nhiều tiền hơn.
- Chồng hoặc vợ tiêu nhiều tiền hơn.
Khi một đối tác cực kỳ căng thẳng về tiền bạc, họ trở nên kém kiên nhẫn hơn hoặc cáu kỉnh hơn; sau đó họ có thể gây gổ với đối tác về những điều không liên quan mà không hề nhận ra.
Giải pháp trong tình huống này là thử tạo một cuộc trò chuyện trung thực với đối tác của bạn. Mỗi kỳ vọng của bạn khi nói đến chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng là gì? Nhớ rằng, đó là việc đạt được một thỏa hiệp (trong khả năng tài chính của bạn) để cả hai người cảm thấy thoải mái.
Hãy thử phân công lao động. Có thể một đối tác tập trung vào chi tiêu hộ gia đình và người kia tiết kiệm tiền trong một tháng, và tháng tiếp theo, hai người chuyển đổi vai trò cho nhau.
Vấn đề chăm sóc con cái
Chăm sóc con cái cũng là thử thách và có thể là nguyên nhân gây thêm căng thẳng cho hôn nhân. (Ảnh: ITN).
Có con là một trải nghiệm tuyệt vời mang lại cảm giác hạnh phúc cho cha mẹ. Nhưng đây cũng là thử thách và có thể là nguyên nhân gây thêm căng thẳng cho hôn nhân.
Một số vấn đề hôn nhân có thể phát sinh sau khi có con bao gồm:
- Các cặp vợ chồng có ít thời gian và ít năng lượng dành cho nhau.
- Cha mẹ có ít thời gian ở một mình để giảm căng thẳng hoặc chăm sóc bản thân.
- Căng thẳng tài chính do chi tiêu cho một đứa trẻ.
- Nếu vợ hoặc chồng cảm thấy mình đang phải làm nhiều hơn, họ có thể trở nên bực bội với người kia.
- Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.
Vấn đề này cần có thời gian để điều chỉnh, đặc biệt là đối với những người lần đầu làm cha mẹ, hãy cố gắng phát triển một mạng lưới hỗ trợ bao gồm gia đình và bạn bè. Hoặc nếu bạn có khả năng tài chính, một người giữ trẻ có thể hỗ trợ trông con cho bạn vào buổi tối.
Ngay cả khi chỉ trong vài giờ, hãy cố gắng tạm dừng vai trò "cha mẹ" để ghi nhớ vai trò "vợ/chồng" của bạn. Điều này sẽ cho bạn thời gian để kết nối lại với nhau.
Căng thẳng hàng ngày
Khi bạn đã trải qua một ngày căng thẳng, bạn có ít năng lượng cảm xúc hơn để dành cho việc nuôi dưỡng mối quan hệ. (Ảnh: ITN).
Những yếu tố gây căng thẳng hàng ngày không nhất thiết phải trở thành vấn đề trong hôn nhân, nhưng đôi khi, chúng lại gây ra chuyện lớn.
Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những phiền toái như kẹt xe, đi làm muộn hoặc lo lắng về thời hạn trả nợ sắp tới.
Nhưng trong hôn nhân, những yếu tố gây căng thẳng này có thể tạo ra hiệu ứng "lan tỏa", đặc biệt nếu chồng hoặc vợ trở về nhà sau một ngày vất vả và đổ lỗi cho người bạn đời của mình.
Khi bạn đã trải qua một ngày căng thẳng, bạn có ít năng lượng cảm xúc hơn để dành cho việc nuôi dưỡng mối quan hệ. Điều này trở nên trầm trọng hơn khi người bạn đời của bạn cũng có trải nghiệm tương tự.
Để giải quyết được vấn đề này, hai bạn chỉ cần ý thức về việc tôn trọng ranh giới của nhau. Chẳng hạn, đặt ra một quy tắc rằng việc trút bầu tâm sự chỉ có thể kéo dài 10 phút để nó không làm tăng mức độ căng thẳng ở nhà.
Điều quan trọng là cả hai bạn đều có cách giảm căng thẳng của riêng mình để cống hiến hết mình cho mối quan hệ.
Mua chiếc váy 700 ngàn, tôi bị chồng mắng té tát Mua cái váy 700 nghìn, tôi liền bị chồng chê bai là tiêu xài phung phí. Tôi còn chưa biết phản bác thế nào thì mẹ chồng đã lên tiếng trước. Ảnh minh họa Tính chồng tôi rất kỹ trong chuyện tiền bạc. Với anh, cái gì nên mua thì mua, cái gì không đáng, không cần thiết thì không nên bỏ tiền...