Bí mật của vợ khiến chồng choáng váng
Chuyện tiền bạc luôn là vấn đề muôn thuở trong hôn nhân. Nó có thể khởi nguồn cho hàng loạt mâu thuẫn không có điểm dừng.
Trong hôn nhân, bất cứ điều gì cũng có thể là khởi nguồn của mâu thuẫn. Tiền bạc là một trong số những điều đó…
01
Thảo đứng một góc nhìn Hoàn đang bận rộn chuẩn bị giấy tờ cho việc mua nhà. Nỗi hoang mang lộ rõ trên mặt cô nhưng Hoàn vẫn đang chìm đắm trong niềm vui.
Xếp xong giấy tờ, anh cho vào tập tài liệu rồi quay sang thúc giục vợ thay đồ để đến văn phòng kí giấy mua bán. Thảo lúng búng, tái mặt không muốn đi. Hoàn vẫn cười, hào hứng nói với vợ chuyện chuẩn bị có căn nhà của riêng hai vợ chồng.
Đến văn phòng bán hàng, Thảo rút thẻ tiền ra để thanh toán. Nhân viên thao tác một lúc đều hiện ra số dư không đủ. Lúc này Hoàn mới bất ngờ, vội vàng cầm thẻ kiểm tra. Một tuần trước, anh đã chuyển toàn bộ hơn 2 tỷ đồng tiết kiệm vào đây để hôm nay đi thanh toán nhà cơ mà. Cô nhân viên ái ngại, đề nghị vợ chồng Hoàn ra ngân hàng kiểm tra số dư. Nhìn thấy số tiền chỉ còn hơn một nửa, Hoàn tức giận tột độ. Thảo cắn môi không dám nói gì.
Hoàn và Thảo kết hôn đã 2 năm nay. Ngay từ khi yêu nhau, Hoàn đã biết Thảo là một người có cuộc sống tinh tế, thích xài đồ hiệu. Cô nắm rõ các loại quần áo, túi xách, giày dép. Khi ra ngoài đều phải trang điểm và ăn mặc đẹp.
Tiền lương của Thảo cũng không thấp, mỗi tháng hơn 40 triệu đồng. Số này toàn bộ được cô dùng cho việc mua sắm.
Hoàn không phải là người “âm lịch” anh cũng có cái nhìn thoáng về chuyện phụ nữ làm đẹp nên chẳng lăn tăn gì đến việc cô tiêu xài. Tuy nhiên sau khi kết hôn, anh cũng có nhắc nhở vợ bởi họ đang dồn tiền mua nhà, tiêu xài hoang phí quá cũng không nên.
Video đang HOT
Thảo có ngừng lại việc mua sắm một thời gian nhưng sau đó lại tiếp tục. Cô cũng hay chuyển những bài báo liên quan đến chủ đề phụ nữ đầu tư cho vẻ bề ngoài là tôn trọng hôn nhân hoặc đàn ông cũng cần để vợ làm đẹp qua cho Hoàn.
Cảm thấy vợ có ý trách móc, Hoàn lại thôi, không nhắc nhiều đến chuyện cô tiêu tiền nữa.
02
Về chuyện mua nhà, Hoàn đã nung nấu rất lâu. Anh cũng kiếm được không tệ, mấy năm đi làm có khoản tích cóp nên đã đặt cọc trước. Khoản còn lại hơn 2 tỷ đồng, Hoàn dùng số tiền còn lại mình tiết kiệm được và vay thêm bố mẹ để có bù vào.
Khi bàn chuyện này, Hoàn cũng nhấn mạnh với vợ rằng từ bây giờ anh sẽ phải chi trả khoản vay, tiền lương của Thảo sẽ dùng chi tiêu sinh hoạt hàng tháng. Lần nào cũng thế, Thảo chỉ ậm ừ không dứt khoát.
Một tuần trước khi đi ký hợp đồng, Hoàn rút tiền từ ngân hàng, gom cả khoản bố mẹ chuyển cho và gửi vào tài khoản của Thảo để đi thanh toán. Nhưng lúc kiểm tra, số dư chỉ còn lại một nửa.
Hoàn yêu cầu vợ sao kê thẻ để xem những khoản nào bị chi ra. Càng đọc anh càng tái mặt. Toàn bộ đều là thanh toán thẻ tín dụng.
Đến lúc này, Thảo mới bật khóc, khai rằng vì mình đam mê đồ hiệu nên đã cùng những “chị em tốt” mua túi xách, đồng hồ và vài món hàng xa xỉ phẩm. Thảo khóc lóc nói rằng những người bạn đó đều cưới chồng giàu, mua hàng không tiếc tay. Cô không muốn thua kém nên nhất thời hành động mù quáng.
Không có đủ tiền, Thảo quẹt thẻ tín dụng thẳng tay. Cô có khá nhiều thẻ và quét sạch hạn mức. Đến khi tổng kết lại, Thảo mới nhận ra mình có khoản nợ lớn, đành bấm bụng trả trước bằng khoản tiền chồng gửi sang. Cô cũng có ý định sẽ đi vay mượn gom góp để bù vào nhưng không kịp.
Hoàn nhìn chiếc túi xa xỉ trên tay vợ mà cảm thấy tức giận vô cùng. Hóa ra, từng cái nhìn bối rối, lo lắng của cô đều vì bí mật này đây. Anh biết vợ thích ăn diện và mua sắm nhưng không nghĩ cô vô lý đến mức đó. Thảo đã hoàn toàn không có điểm dừng và không biết tôn trọng chồng mình. Hoàn dứt khoát nói ra đề nghị ly hôn vì thật vọng tột độ.
03
Cho đến cuối cùng, Hoàn mủi lòng, không quyết định chia tay nữa sau khi Thảo hứa sẽ bán hết toàn bộ túi xách, váy áo đắt đỏ để bù vào phần nào khoản tiền đã chi. Tuy nhiên, sự rạn nứt trong tình cảm của cả hai thì vẫn còn đó.
Trong hôn nhân, chuyện tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm. Hai vợ chồng trước khi làm gì cũng nên bàn bạc với nhau.
Phụ nữ có bản tính thích sắm sửa, ăn diện là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, họ cần biết điểm dừng cho sự mua sắm đó và đừng đi quá giới hạn. Họ nên tiêu xài trong khả năng, nhìn vào điều kiện kinh tế gia đình rồi thực hiện chứ không được “vung tay quá trán”.
Một điều đàn ông rất muốn ở người phụ nữ của mình là sự thu vén chi tiêu, khéo léo trong việc sử dụng tiền bạc. Nếu như cô vợ có cách tiêu xài bất hợp lí đến mức khó chấp nhận thì rất khó để người chồng cảm thông.
Chuyện tiền bạc luôn là vấn đề muôn thuở trong hôn nhân. Nó có thể khởi nguồn cho hàng loạt mâu thuẫn không có điểm dừng.
Trong câu chuyện trên, có lẽ, cái thất vọng của Hoàn không đến từ việc chẳng mua được nhà. Cái chính, anh cảm thấy tan vỡ vì phát hiện ra người vợ dường như chẳng biết lo toan gì cho hôn nhân. Chồng và bố mẹ chồng vất vả tích cóp mua nhà, vợ lại thẳng tay tiêu xài không có giới hạn để đến mức việc nhà cửa phải tạm dừng. Từ sự tiêu xài, có lẽ trong suy nghĩ của Hoàn, Thảo như biến thành một cô vợ vô trách nhiệm với gia đình, vô trách nhiệm với mục tiêu chung của cả hai.
Đây là một bài học lớn và đắt giá dành cho phụ nữ. Tiêu tiền, mua sắm là bản năng nhưng cần biết giới hạn và khả năng của bản thân cũng như gia đình. Đừng đẩy hôn nhân vào tình trạng rạn nứt chỉ vì sự “vung tay quá trán” không đáng có.
Vô tình nhìn thấy thùng đồ mẹ chồng gửi cho chị dâu mà tôi nóng mặt
Nghi ngờ lời nói của mẹ chồng, tôi đã dùng dao rạch thùng và choáng váng với những thứ nhìn thấy.
Mẹ chồng tôi năm nay ngoài 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Bà tự nấu nướng cơm nước ngày 3 bữa, chưa cần nhờ đến sự giúp đỡ của con cháu. Vợ chồng tôi ở bên cạnh nhà mẹ chồng, dù công việc rất bận nhưng ngày nào chúng tôi cũng qua để ý chuyện sinh hoạt của bà.
Mẹ chồng không có lương mà có tiền trợ cấp của nhà nước mỗi tháng. Thỉnh thoảng con cháu về chơi cũng biếu tiền. Bà còn một khoản thu nhập nữa là tiền lãi ngân hàng. Tính ra mỗi tháng mẹ chồng có 1,5 triệu để chi tiêu sinh hoạt.
Có tiền nhưng bà chi tiêu rất tiết kiệm. Khi gạo hết bà qua nhà tôi lấy, đồ ăn của bà chỉ là cá kho, lạc hay vừng rang, rau thì đã có ngoài vườn. Sợ mẹ ăn kham khổ, lúc ốm đau không có sức chống đỡ bệnh tật. Tôi bàn với chồng mỗi tuần làm thịt một con gà, biếu bà cái đùi và mỗi tháng mua cho bà 2 cân thịt lợn để đổi món.
Thấy vợ nói phải nên chồng tôi cũng nghe. Vậy là chúng tôi đã thực hiện được 4 tháng nay. Mỗi lần mang đồ qua biếu, mẹ chồng vui lắm, bà cất ngay vào ngăn đá và nói để ăn dần.
Hôm qua là chủ nhật, chồng tôi đã làm thịt một con gà và tôi mang một cái đùi gà qua biếu mẹ chồng như mọi lần. Lúc đứng ngoài cửa, tôi nhìn thấy có một thùng xốp được dán rất cẩn thận. Tò mò, tôi đã hỏi mẹ chồng, thấy bà bối rối càng khiến tôi nghi ngờ.
Nhìn thấy tên chị dâu ghi trên mặt thùng xốp càng làm tôi tò mò hơn. Tôi hỏi thì mẹ bảo chỉ tép và cá khô, chị dâu nhờ mua giúp, không có gì nữa.
Phía ngoài thùng, tôi thấy đang bốc hơi như thể bên trong để đá vậy. Không tin những gì mẹ nói nên tôi đã dùng dao rạch ra và kiểm tra. Khi nhìn thấy trong thùng có trứng, đùi gà và thịt lợn, toàn những thứ chúng tôi biếu mẹ mà tôi nóng mặt.
Tôi chạy về gọi chồng qua xem. Chồng tôi tức giận trách mẹ già rồi không lo chăm sóc sức khỏe bản thân. Con út biếu chút thức ăn, nhịn không dám ăn, lại để dành mang gửi biếu con cả. Chồng tôi bảo thương mẹ ăn kham khổ nên con cháu nhịn ăn để nhường cho bà, vậy mà bà lại dành dụm hết cho con ở xa.
Mẹ bảo già rồi, ăn nhiều không hấp thụ lại mang bệnh vào người. Nếu chúng tôi không cho thì bà đi mua ngoài để gửi cho vợ chồng anh cả. Bà bảo gia đình anh ấy dạo này khó khăn, mẹ thương lắm.
Mẹ có cái gì cũng muốn giành dụm cho con cháu ở xa. Chúng tôi rất muốn mẹ lo cho bản thân trước tiên nhưng nói thế nào bà cũng không chịu nghe. Chúng tôi không biết khuyên bảo bà thế nào nữa?
Chênh lệch thu nhập khiến tình bạn sụp đổ Mức lương tăng hay giảm đều có thể khiến tình bạn tan vỡ đột ngột. Tiền bạc là một chủ đề nhạy cảm trong các mối quan hệ - ngay cả trong tình bạn. Nếu thu nhập ít hơn bạn bè, bạn có thể cảm thấy lạc lõng vì không theo kịp họ. Ngược lại, kiếm được nhiều tiền, bạn có nguy cơ...