Thấy tôi không có tiền, chồng giũ áo ra đi
Sau ba tháng kết hôn, anh nhận ra tôi không giàu như anh nghĩ nên đã nhặt nhạnh từ chén cơm, chai sữa tắm và đòi ly hôn để đến với cô bồ cũ.
Chúng tôi quen nhau qua một người bạn. Khi tới với anh, tôi đã biết được hoàn cảnh riêng của anh. Anh đã một lần đổ vỡ trong hôn nhân và đang nuôi một đứa con gái nhỏ, hai cha con phải thuê nhà trọ. Tôi rất cảm thông với hoàn cảnh của anh. Tôi thương đứa con gái của anh còn nhỏ đã phải chịu cảnh cha mẹ chia tay và sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Nhưng trên hết là tôi tin anh. Tôi nghĩ rằng một người đàn ông đã 50 tuổi, đổ vỡ một lần rồi thì phải rất trân trọng cuộc sống gia đình, biết xây dựng và gìn giữ nó nên dù gia đình tôi ngăn cản, tôi vẫn chấp nhận lấy anh.
Mấy tháng yêu nhau thật vui vẻ. Tôi có một căn nhà ở quận 12 đang cho thuê, sau khi có kế hoạch kết hôn, tôi đã lấy lại, cùng anh quét vôi, sửa cửa cho cha con anh dọn về đó ở trước. Cưới xong tôi mới dọn về đó ở cùng cha con anh. Mấy tháng sau khi cưới, cuộc sống của chúng tôi thật hạnh phúc. Mặc dù có những bất đồng nhỏ nhưng nhưng tôi nghĩ đơn giản vợ chồng mới cưới nên lúc đầu chưa quen tính nhau, từ từ rồi mỗi người dẹp bớt cái tôi của mình đi để xây dựng gia đình tốt hơn.
Tôi đã lầm, một sai lầm nghiêm trọng khi tôi đặt niềm tin không đúng chỗ. Sau khi cưới ba tháng, anh bỗng thay đổi thái độ một cách nhanh chóng đến không ngờ. Hôm nay rất vui vẻ nhưng chỉ qua một đêm thôi, anh đã biến thành con người khác hoàn toàn, anh đề nghị chia tay với lý do không hợp. Tôi khóc rất nhiều, tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tôi yêu và tin anh, chăm lo cho con anh từng tí một, vậy mà… Tôi dằn vặt mình, tâm sự, phân tích với anh nhưng anh đã biến thành con người khác. Anh uống rượu mỗi đêm, ăn nói thô lỗ, chửi bới tôi mỗi đêm.
Tôi rất yêu quý gia đình và tôi rất thương con anh. Nó mới được sung sướng có mấy tháng nên tôi cố gắng níu kéo, hy vọng anh sẽ suy nghĩ lại. Một tháng trôi qua, tôi đau khổ khi không biết tâm sự với ai, chỉ biết khóc một mình. Nhưng qua tháng thứ hai, thấy tôi vẫn không chịu ly hôn, anh mới nói thật ra rằng anh lấy tôi không phải vì yêu mà vì tưởng tôi nhiều tiền. Anh nói tôi chậm hiểu, thấy thái độ của anh như vậy mà không biết để anh phải nói trắng ra. Tất cả chỉ là đóng kịch thôi và khi phát hiện tôi không có nhiều tiền như anh nghĩ thì anh phải đi thôi, cô bồ của anh đang chờ anh.
Tôi chết lặng. Không một sự thật nào có thể phũ phàng hơn, tất cả niềm tin, tình yêu trong tôi sụp đổ. Khi đến với tôi, hai cha con có mấy bộ quần áo. Khi ra đi, anh mang theo tất cả đồ đạc từ cái chén ăn cơm, hũ tăm, chai sữa tắm, anh nhặt nhạnh tất cả… Anh đòi tôi tiền anh góp làm đám cưới, cả cặp nhẫn cưới anh cũng đòi lại. Anh còn đòi tôi cả tiền anh quét vôi, sơn cửa, mua ống khóa… Tôi lặng lẽ đưa cho anh mà chẳng buồn hỏi bởi cả cuộc đời tôi đã trao lầm cho anh rồi. Anh sẽ làm như thế nào để trả lại cho tôi?
Tôi chán ngán đứng nhìn anh thu dọn chiến lợi phẩm sau mấy tháng sống chung. Tôi chỉ chúc anh sau này thanh thản và luôn ngẩng cao đầu. Tôi không bao giờ ngờ được người đàn ông tôi thương yêu sự thật lại là người như vậy. Tôi lặng lẽ để anh mang tất cả đi, chỉ biết khóc cho sai lầm của mình. Con gái anh xin ở lại với tôi, tôi phải phân tích cho cháu hiểu. Anh và con lại ra phòng trọ cùng cô bồ bán cà phê để chờ ngày ra tòa. Tôi sống một mình trong căn nhà trống vì đồ đạc anh đã mang đi hết. Tôi không còn khóc nữa vì đã nhận ra bản chất của anh. Tôi tiếc cho mình đã bị dang dở vì một người không xứng đáng. Tôi mong thời gian này sẽ trôi qua thật nhanh để tôi quên được câu chuyện đau lòng này. Tôi đã quá tin người và tôi phải trả giá cho sự cả tin của mình.
Video đang HOT
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Cứu" người nghèo, bảo hiểm y tế vẫn bị dân "hờ hững"
Rất nhiều người khi đi viện, danh giới giữa sống - chết không phải là do bệnh trạng của họ mà lại chính do chi phí bỏ ra để chi trả việc chữa trị. Nhiều người đã từng rớt nước mắt khi gia đình xin về để chết vì không có tiền chữa trị...
Xin về chết vì không có tiền...
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực (BV Bệnh nhiệt đới TƯ) cho biết, không biết bao lần ông chứng kiến cảnh bệnh nhân có cơ hội sống nhưng người nhà đành gạt nước mắt xin về vì không có tiền chữa trị.
BS Cấp nhớ mãi trường hợp sản phụ trẻ ở Phú Thọ bị suy gan và nhiễm trùng máu sau sinh được chuyển lên BV Bệnh nhiệt đới TƯ. Dù suy gan nặng, nhưng qua 5 ngày điều trạng, tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt, chỉ cần điều trị 10 - 15 ngày nữa bệnh nhân sẽ được cứu sống. Ngược lại, nếu không điều trị tiếp, bệnh nhân sẽ tử vong.
Dù biết vậy nhưng sự nghèo khó của một gia đình miền núi khiến cả gia đình lâm vào bế tắc, không chạy vạy đâu ra tiền để chữa trị cho con, nên đành nhắm mắt xin con về để... chết.
"Là bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân này nên tôi nhớ, chi phí điều trị cho bệnh nhân không nhiều, ước chỉ 30 - 40 triệu đồng. Khi vào viện, gia đình còn không có đủ vài triệu nộp tiền ký quỹ khám chữa bệnh nhưng bệnh viện vẫn quyết nhận điều trị bởi bệnh nhân có cơ hội sống rất cao. Vậy mà đi được nửa quãng đường, người nhà xin về vì một đồng trong nhà cũng không có, gia đình không biết xoay sở ra sao", BS Cấp nói.
"Nếu bệnh nhân này có thẻ BHYT, chi phí sẽ đỡ đi rất nhiều. Tổng số tiền điều trị mất khoảng 40 triệu, có thẻ BHYT, bệnh nhân chỉ phải chi trả khoảng 8 triệu", BS Cấp nói.
Nếu không có BHYT, những người bệnh suy thận mãn sẽ vô cùng khó khăn, vất vả trong điều trị... và thực tế, chưa từng có ai bị suy thận mãn không có thẻ BHYT có thể kéo dài điều trị trong 5 năm. Ảnh: H.Hải
Thương bệnh nhân còn quá trẻ, hoàn toàn có khả năng sống, bác sĩ Cấp đã gọi điện đến báo Dân trí nhờ kêu gọi sự ủng hộ của những tấm lòng nhân ái. Nhờ sự hỗ trợ của những tấm lòng nhân ái, bệnh nhân được được tiếp tục điều trị và được trở về với gia đình.
Một trường hợp khác là chị N.H.H bị tai biến sau sinh nở phải mổ lần hai phải nằm tại khoa Hồi sức tích cực (BV Phụ sản Hà Nội) 10 ngày. Ngày ra viện, mừng rơi nước mắt vì tai qua nạn khỏi, và thấy vui mừng hơn vì nhờ có thẻ BHYT, chị chỉ phải thanh toán hơn 20% tổng số chi phí điều trị hơn 50 triệu.
"Nếu không có thẻ BHYT, có lẽ phải bán cả nhà đi mới đủ tiền viện phí. Run rủi thế nào, ngay khi mới biết mang thai tôi lại luôn bất an trong chuyện sinh nở nên bàn với chồng bỏ ra gần 400 ngàn mua thẻ BHYT tự nguyện. Lúc quyết định mua, tiếc tiền lắm bởi số tiền đó bằng gần ¼ tháng lương của chồng tôi. Mẹ chồng còn nói, vẽ chuyện bảo với chẳng hiểm, sinh thường ở trạm xá tiền đỡ đẻ chỉ hết chừng nửa số tiền mua bảo hiểm, nhưng mình vẫn quyết mua", chị H kể.
Không ngờ, đó lại là một quyết định giúp cứu cả mạng sống của chị!
"Khi được 34 tuần tuổi, tôi có việc lên nhà bác ở Hà Nội chơi, không ngờ đau bụng chuyển dạ và được gia đình đưa vào bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sau khi mổ đẻ được 8 tiếng chuyển về phòng, tôi bị chảy máu trong và phải phẫu thuật lại ngay trong đêm. Sau mổ, nằm Hồi sức tích cực 5 - 6 ngày mà bụng tôi vẫn chướng lên như mang thai 8 - 9 tháng. Thôi thì siêu âm, chụp X - quang, truyền thuốc đủ cả, sau 12 ngày tôi mới bình phục và xuất viện. Trong quá trình nằm viện, vừa lo bệnh tình, vừa lo ngay ngáy tiền chữa trị...", chị H nói.
"Nếu không có thẻ BHYT, phải thanh toán cả 50 triệu chắc phải bán nhà đi mới đủ tiền. May mắn thẻ BHYT đã chi trả đến 80% chi phí, nên gia đình chỉ phải nộp hơn 10 triệu đồng. Giờ mới thấy, bỏ tiền ra mua BHYT quý như thế nào. Tuy nhiên, người quê tôi vẫn chưa "thông", nhiều người vẫn kiên quyết không bỏ tiền mua BHYT với lý do mình khỏe mạnh, mua thẻ biết khi nào dùng, lãng phí", chị H nói.
40% dân số chưa có thẻ BHYT
Không có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh người bệnh phải tự chi trả toàn bộ các chi phí khiến nhiều người không thể cáng đáng nổi, bỏ cuộc điều trị giữa chừng. Trong khi đó, dù thực sự là "cứu cánh" cho người bệnh khi ốm đau nhưng BHYT vẫn bị dân "hờ hững".
Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, dù đến nay, số người tham gia BHYT đã tăng 11 triệu người so với năm 2009, thời điểm Luật BHYT chưa có hiệu lực, nhưng bảo hiểm y tế mới đạt tỷ lệ bao phủ chưa cao, còn tới 40% dân số không có thẻ BHYT. Trong đó, khu vực doanh nghiệp mới có 51,3% người có thẻ, người thuộc hộ cận nghèo mới khoảng 25% tham gia... Người dân vẫn chỉ tham gia BHYT khi có người bị ốm, người bị bệnh, thậm chí có nhiều đối tượng nghèo, cận nghèo còn không biết có sự hỗ trợ thẻ BHYT khi bị ốm đau phải đi viện.
TS.BS Nguyễn Cao Luận, Trưởng đơn vị Tư vấn điều trị mạn (BV Bạch Mai) cho biết, rất nhiều người bệnh nghèo bị suy thận không có BHYT họ không thể theo đuổi việc điều trị. Nhiều người chỉ vào bệnh viện để chạy thận một lần cho biết rồi xin về quê, ngậm ngùi chấp nhận cái chết.
"Một bệnh nhân suy thận mạn phải lọc máu trung bình tháng 13 lần với tổng số tiền chạy thận là 7,5 triệu. Nếu không có thẻ BHYT, không ai (thậm chí cả nhà giàu) có thể chi trả được mức phí này hàng tháng, kéo dài cả vài chục năm. Trong khi đó, nếu có BHYT, họ chỉ phải thanh toán 5-20% tùy từng đối tượng. Không có BHYT thì bệnh nhân chạy thận nhân tạo sẽ chết và thực tế, i chưa có một bệnh nhân nào không có BHYT mà lọc máu được đến 5 năm cả. Và tới 100% ca bệnh đang chạy thận tại đây đều có BHYT", TS Luận dẫn chứng.
TS Luận cho rằng, riêng với những bệnh nhân suy mạn, tôi cho rằng họ phải vô cùng cảm ơn BHYT. Bởi với việc thanh toán 5 - 20% chi phí khám chữa bệnh, đó là điều nhân văn nhất của BHYT, đúng tính chất của lá lành đùm lá rách.
Gánh nặng kinh phí có lẽ sẽ giảm bớt phần nào nếu người dân có thẻ bảo hiểm y tế. Thế nhưng, hiện nay cả nước vẫn còn gần 40% dân số chưa có bảo hiểm. Vì thế, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đang hoàn thành đề án BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020 để trình Chính phủ.
Theo vietbao
Trung vệ Gerard Pique vừa bị tố bỏ bê người tình già hơn anh... 10 tuổi, Shakira để chạy theo cô bồ cũ của tài tử Leonardo Di Caprio. Trung vệ Gerard Pique vừa bị tố bỏ bê người tình già hơn anh... 10 tuổi, Shakira để chạy theo cô bồ cũ của tài tử Leonardo Di Caprio. Nụ hôn này chỉ còn là kỷ niệm với Shakira? Tin đồn Pique mồm nói nhớ Shakira mà tay vẫn tí toáy bật điện thoại xem ảnh nóng các người đẹp lưu trong đó...