‘Thầy thuốc bảo vệ sinh mạng con người, hoạ phúc một tay mình giữ’
Những vụ việc đau lòng, đáng tiếc liên quan tới các cơ sở y tế từ địa phương đến trung ương đã đã gây nên làn sóng với những phản ứng gay gắt của dư luận, trong đó nhiều câu chuyện được đặt ra liên quan đến vấn đề y đức, lương tâm nghề nghiệp cũng như những tồn tại yếu kém của ngành được đưa ra “mổ xẻ”. Có lẽ chưa bao giờ ngành y tế nước nhà lại phải đối mặt với những thách thức từ dư luận được cho là khắt khe, căng thẳng và đầy bức xúc như thời gian gần đây.
Dưới góc độ của một người dân, thì ngay lúc này, cá nhân tôi vẫn còn tâm trạng xót xa trước thân phận và tung tích của nạn nhân xấu số ở Thẩm mỹ viện Cát Tường. Chúng ta không thể không lên án hành vi của vị bác sĩ mất hết tính người ấy khi đã ném xác phi tang bệnh nhân của mình để xóa dấu vết tội lỗi. Vụ việc này, rõ ràng cũng là nỗi đau xót của giới bác sĩ khi trong ngành của họ lại có con người hành động rất đáng lên án như vậy. Rồi đó đây còn những câu chuyện buồn liên quan đến y đức, những sự cố, tai nạn nghề nghiệp đã góp phần tạo nên luồng dư luận như một cú đánh trực diện vào lương tâm, phẩm giá của y học nước nhà. Tóm lại, chỉ với những sự việc đáng tiếc như đã nói trên, đã làm cho biết bao công lao, thành tựu, bề dày của một ngành đặc biệt nhạy cảm nhưng vô cùng cao quý như “đổ xuống sông, xuống biển”.
Tiến sỹ Nguyễn Bá Thuỷ, Chủ tịch Hội KHH Gia đình Việt Nam
Sự nghiệp chữa bệnh cứu người cũng như công tác quản lý ngành y trước hết là một lĩnh vực vô cùng đặc thù. Trong suốt cuộc đời của mỗi chúng ta, dù là ai, làm gì thì ít nhất cũng một lần “gõ cửa” ngành y hay cậy nhờ thầy thuốc. Cuộc sống là vậy, nó có quy luật và đôi khi chúng ta không thể tránh những chuyện ngoài ý muốn, cũng như chuyện bệnh tật chẳng ai mong nó sẽ đến với mình. Còn nhớ trong một hội nghị, có vị nguyên lãnh đạo ngành y tế đã phát biểu, đại ý là “mong cho ngành y thất nghiệp”, tức không còn việc phải làm. Để thấy rằng, từ sâu thẳm ý nguyện những người làm công tác y tế đã luôn đau đáu với nỗi lo toan khổ sở của bệnh nhân. Họ mong bản thân mình “thất nghiệp” cũng là mong mỏi người dân không còn lo với nỗi lo bệnh tật, không còn đau với những mất mát cũng vì bệnh tật.
Trở lại câu chuyện về những sự cố của ngành y vừa rồi có thể thấy, cơ bản dư luận dù vẫn còn những bức xúc chuyện này chuyện kia nhưng đa phần vẫn luôn công bằng và khách quan. Điều này thực sự là một nguồn cổ vũ to lớn để những người làm công tác chữa bệnh cứu người, những người làm công tác quản lý thêm vững tin vào sự nghiệp cao quý mà mình đã lựa chọn.
Tuy nhiên, cũng còn một thực tế nữa rất đáng quan ngại với cách nhìn, cách đánh giá sự việc còn mang tính quy chụp, phủ nhận những thành quả và nỗ lực của cả một hệ thống đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp cứu người. Đó là một sự nghiệp vô cùng cao cả, đặc biệt và hết sức thiêng liêng. Đó cũng là sự nghiệp mà từng ngày những người mang sứ mệnh ấy phải đối mặt với bao hiểm nguy rình rập, thậm chí phải trả giá, đánh đổi cả chính mạng sống của mình.
Nghề y là vậy. Chấp nhận những gian lao khó nhọc, điều tiếng, sự đe dọa nhưng một khi đã không thể cứu được một con người thì đôi khi họ bị coi như là tội đồ. Suy nghĩ ấy dù chỉ xuất hiện ở những cá nhân nhỏ lẻ nhưng nó lại thể hiện sự thiếu sự công bằng, bởi trong bất kỳ một nghề nào thì sự rủi ro và tỷ lệ thất bại cũng có con số rất cụ thể và là điều không tránh khỏi. Bác sĩ, cũng như bao nghề khác chắc chắn rằng ai cũng muốn có được thành quả từ công việc. Đó là ước muốn cứu được nhiều người, là khát vọng giúp cho người dân vượt qua được nỗi đau bệnh tật, và tất nhiên họ cũng mong có được cuộc sống vật chất đủ đầy. Thật vậy, điều tôi dám chắc rằng, không ai làm nghề y lại mong bệnh nhân của mình đau đớn, thiệt mạng hay vướng vào những rủi ro bệnh nạn nào cả. Cho nên, không thể nói, nghề y “đang có vấn đề” để rồi phủ nhận một cách không thương tiếc hay có những phát ngôn, nhận định làm tổn thương đến người làm nghề hết sức chân chính.
Câu chuyện ở thẩm mỹ viện Cát Tường và cả ở một vài cơ sở y tế tư nhân khác, nếu có sự nhìn nhận thấu đáo có thể thấy rằng, đó là sự xuống cấp đạo lý ở một cá nhân khi anh ta hành xử phi nhân tính. Còn cái danh “bác sĩ” anh ta đang mang không thể đại diện cho y đức Việt Nam, không thể vì thế mà phủ nhận thành quả của cả một hệ thống với bề dày cùng sự nỗ lực cống hiến không ngừng. Y đức và đạo lý con người vốn song hành trong đời sống, thế nhưng đôi khi cần có sự rạch ròi để đảm bảo sự công bằng.
Video đang HOT
Có lẽ chúng ta vẫn chưa thể quên những thành tựu đã đánh dấu và khẳng định tài năng, đức độ của những người làm công tác y tế nước nhà ngang tầm với y học của khu vực và thế giới. Ngành y tế Việt Nam những năm gần đây được quốc tế đánh giá cao, các chính sách y tế dành cho người nghèo và cận nghèo được triển khai hiệu quả. Mạng lưới y tế xã, thôn bản là mô hình được nhiều nước học tập. Các chính sách về Bảo hiểm y tế toàn dân, giảm tải ở bệnh viện, giảm phiền hà cho người bệnh khẳng định nỗ lực không ngừng của cả hệ thống y tế cũng như sự quan tâm sát sao của Đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở. Đặc biệt, chính sách đưa bác sĩ tuyến trên tăng cường, hỗ trợ tuyến dưới theo Đề án 1861 sau 2 năm triển khai đã có gần 9.000 lượt cán bộ đi luân phiên hỗ trợ tuyến dưới. Chuyển giao hơn 4.200 kỹ thuật và hầu hết các bệnh viện tuyến dưới làm chủ được kỹ thuật được đánh giá là thực hiện tốt. Thành công của đề án là nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế; góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội, thể hiện truyền thống văn hóa và bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam, đó là tinh thần tương thần tương ái, đùm bọc lẫn nhau, tình cảm đồng nghiệp hỗ trợ giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn
Chúng ta cũng không thể nào quên những mốc son, dấu ấn đầy tự hào từ câu chuyện của hai em bé Việt – Đức dính liền nhau được phẫu thuật tách rời thành công vào những năm 80 khi điều kiện phương tiện kỹ thuật trong nước còn nhiều hạn chế. Rồi những ca ghép tạng, phẫu thuật tinh vi phức tạp được thực hiện tại các bệnh viện đầu ngành như bệnh viện Việt Đức, Quân y viện 108, Quân y viện 103, các bệnh viện, Bạc Mai, bẹnh viên Trung ương Huế, Từ Dũ, Nhi đồng 1 TP.Hồ Chí Minh…
Càng tự hào hơn khi nền y học nước nhà có đến hai mươi sáu công trình vừa được công nhận là thành tựu y, dược nổi bật thuộc 11 lĩnh vực: ghép tạng, can thiệp tim mạch/ung bướu, nội soi phẫu thuật, can thiệp chấn thương/chỉnh hình, ứng dụng tế bào gốc, hỗ trợ sinh sản, nhãn khoa, y học cổ truyền, sản xuất vaccine/sinh phẩm y tế, dược và chuyển giao công nghệ.
Và cách đây chưa tròn 1 tháng, ngày 26/11 vừa qua, một ca mổ cặp song sinh dính liền lại được thực hiện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.Hồ Chí Minh, với thành công ngoài mong đợi của chính những người trong cuộc. Hai em bé Long – Phụng từ khi sinh ra đã dính liền nhau rất phức tạp ở phần bụng và phần ngực đã được ê kíp với 70 y bác sĩ – 70 trí tuệ và trái tim làm nên điều kỳ diệu. Đến nay các bé đã dần ổn định sức khỏe trong niềm hạnh phúc tột cùng của gia đình và của hàng triệu con tim hồi hộp theo dõi.
“Dẫu biết rằng y khoa không thể trọn vẹn và làm nên tất cả nhưng vẫn hy vọng, và ca phẫu thuật đã thành công” – một bác sĩ đã không kìm được cảm xúc chia sẻ.
Thành công và vinh quang với nghề là vậy, nhưng những người làm công tác y tế sẽ không bao giờ cho phép mình ngừng nghỉ khi vẫn còn người bệnh cần đến mình. Đó dường như là bổn phận, là lẽ sống, khi họ đã chấp nhận dấn thân với nghề. Tuy nhiên không chỉ ở những thành tựu mang tầm ảnh hưởng quốc tế như ghép tạng, các kỹ thuật tinh vi của nghề mà ở nhiều “mặt trận” khác các cán bộ y tế vẫn âm thầm cống hiến cho sự vẻ vang của sự nghiệp. Họ là những cán bộ, y bác sĩ, y tá, điều dưỡng ngày đêm làm việc quên mình, đôi khi phải đối mặt với những hiểm nguy, bệnh nghề nghiệp, bị phơi nhiễm…phải hi sinh cả tính mạng
Nghề y là nghề đặc thù, một công việc hết sức thiêng liêng và cao quý. Quản lý công tác y tế là công việc vô cùng phức tạp, liên quan trực tiếp đến đời sống, sức khỏe và sinh mệnh của toàn dân. Để được đứng trong hàng ngũ những người làm công tác y tế, chữa bệnh cứu người, hơn ai hết các y bác sĩ luôn ý thức được vai trò, giá trị cũng như trách nhiệm của mình trước yêu cầu công việc và mong đợi của cộng đồng. Bởi vậy, tôi luôn tin tưởng một điều rằng, họ sẽ không dễ dàng đánh mất đi điều quý giá mà bản thân mình, ngoài nỗ lực học hỏi không ngừng còn có sự may mắn mới có được.
Bài viết này trước hết với tinh thần trách nhiệm và mang tính xây dựng, song dù sao đây vẫn là ý kiến của một cá nhân và không tránh khỏi những khiếm khuyết. Xin được trích dẫn lời của danh y Hải Thượng Lãn Ông để thêm một lần khẳng định, bên cạnh sự cao quý của một thứ nghề thì nó còn không ít những âu lo nhọc nhằn, cũng như đầy thách thức:
Suy nghĩ thật sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là bảo vệ sinh mạng cho con người, sống chết một tay mình nắm, hoạ phúc một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng.
Theo Gia đình VN
Giết người không xác - không xác có nghĩa là không giết người?
Vậy là sau gần 3 tháng(18.10.2013 đến 13.1.2014) nghi án làm chết người của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã có bản kết luận điều tra, tuy nhiên tang chứng quan trọng nhất là thi thể của nạn nhân lại không được tìm thấy
Trên nguyên tắc "có lợi cho bị can, bị cáo" đồng thời cũng bảo đảm quyền lợi của người bị hại nên chúng tôi không lạm bàn về định khung, định tội...
Bởi những vấn đề đó sẽ được làm rõ trong quá trình kiểm sát, công tố và xét xử.
Nhưng có vấn đề không thể bỏ qua, cũng là sự quan tâm của công chúng, đó là, nếu giết người mà không tìm được thi thể thì không bị xét xử tội giết người ?
Điều ai cũng hiểu là, nếu không bị truy tố về tội giết người mà bằng một tội khác (trong vụ án bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đó là tội "Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh,sản xuất pha chế thuốc,cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo điều 242 bộ luật Hình sự) thì mức án sẽ nhẹ hơn.
Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường (áo trắng) bị bắt
Liệu điều đó có tạo ra tiền lệ án hay không?
Theo bản kết luận điều tra 105/KLĐT/PC45 ghi ngày 13.1.2014 đã được tống đạt đến các bị can, xác định Nguyễn Mạnh Tường là người gây ra cái chết cho người đến thực hiện dịch vụ thẩm Mỹ là Lê Thị Thanh Huyền.
Đồng thời, Nguyễn Mạnh Tường còn bị đề nghị truy tố thêm về tội xâm phạm thi thể mồ mã,hài cốt vì đã cùng nhân viên Đào Quang Khánh ném thi thể chị Huyền xuống sông Hồng để phi tang.
Như vậy, chúng ta hiểu rằng cơ quan điều tra đã kết luận vụ việc dựa trên hồ sơ lưu hoặc còn sót lại tại TMV Cát Tường, lời khai của bị can,thực nghiệm hiện hiện trường và những tài liệu khác (nếu có).
Và không có tài liệu quan trọng nhất đó là biên bản khám nghiệm thi thể người được cho là đã bị chết trong quá trình phẫu thuật là Lê Thị Thanh Huyền.
Như vậy rõ ràng là cơ quan điều tra đã hết sức thận trọng khi đưa ra bản kết luận điều tra.
Nếu vụ án Lê Văn Luyện là một vấn đề của dự kiến luật, khi luật hình sự không hình dung được người ở lứa tuổi như Lê văn Luyện có thể thực hiện hành vi tàn độc như vậy thì vụ án bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường lại là một vụ án đầy biến hóa trong áp dụng luật hình sự.
Trong cùng một hành vi và một hậu quả, liệu chúng ta phải áp dụng điều luật nào để đảm bảo nghiêm minh, công bằng của pháp luật và sự đồng tình của người dân?
Theo Một thế giới
Bác sĩ Tường cố tình giết vì sợ chị Huyền sống thực vật? Có thể ông Tường tính toán, nếu để nạn nhân sống thì hậu quả về vật chất sẽ rất lớn, vì thế đã quyết định tước đoạt mạng sống của nạn nhân?", TS Lê Đăng Doanh (Khoa Luật Hình sự, ĐH Luật Hà Nội) chia sẻ Đã 3 tháng trôi qua từ khi xảy ra vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, xác...