Thay thế Nghị định 67 – Bài cuối: Thêm chính sách hiệu quả
Hỗ trợ ngư dân bám biển, phát huy hiệu quả các tàu cá khai thác xa bờ, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, những tổn thất rủi ro cho ngư dân và các ngân hàng cho vay, đảm bảo hiệu quả các chính sách ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản thay thế cho Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67).
Cà Mau có đội tàu khai thác thủy hải sản lớn. Ảnh tư liệu: Thế Anh/TTXVN
Đây sẽ là chính sách góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản; trong đó, sẽ khai thác kinh tế biển hiệu quả, bền vững theo định hướng bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học như Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra.
Theo ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản, nhiều chính sách trong dự thảo nghị định đang được lấy ý kiến để hỗ trợ ngư dân bám biển, khai thác xa bờ hiệu quả. Đặc biệt, nghị định mới sẽ có thêm các chính sách về hỗ trợ nuôi biển, đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản so với Nghị định 67.
Ngoài chính sách tiếp tục ưu tiên vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, hạ tầng nuôi trồng thủy sản; duy trì mức hỗ trợ và phạm vi bảo hiểm đã cam kết tại Nghị định 67 thì dự thảo nghị định mới đặc biệt quan tâm về quy định cơ cấu lại nợ, chính sách chuyển đổi chủ tàu để tháo gỡ khoản vay nợ xấu với các tàu cá đóng mới theo Nghị định 67.
Theo các chuyên gia, điều này sẽ giúp cho các tàu cá đang không được khai thác hiệu quả bởi chủ cũ sẽ có cơ hội được sang chủ mới có kinh nghiệm đi biển, kinh nghiệm nghề sang khai thác hiệu quả con tàu.
Về cơ cấu lại nợ, ông Nguyễn Văn Trung cho biết sẽ điều chỉnh thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ… để ngư dân tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất đối với các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp tàu gặp rủi ro do các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, nhằm tạo điều kiện cho các chủ tàu tiếp tục hoạt động sản xuất, trả nợ vốn vay.
Theo dự thảo, các ngân hàng thương mại xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với số lần không hạn chế nhưng tổng thời gian các lần gia hạn nợ không quá 1/3 thời gian cho vay ban đầu khi ký hợp đồng tín dụng.
Đặc biệt về chính sách chuyển đổi chủ tàu, ông Nguyễn Văn Trung cho hay, chính sách sẽ cho phép chuyển đổi chủ tàu không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu hoặc chủ tàu đã hoàn thành đóng mới, nâng cấp nhưng không còn đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản. Chủ tàu mới tiếp tục được hưởng các chính sách hỗ trợ khi nhận bàn giao tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ.
Chủ tàu mới phải có đủ năng lực tài chính với vốn tự có tối thiểu 30% khi mua lại tàu từ chủ cũ cùng với năng lực khai thác thủy sản được UBND tỉnh, thành phố xác nhận. Chủ tàu mới được ngân hàng thương mại xem xét cho vay để thanh toán một phần chi phí mua tàu theo quy định hiện hành nếu có nhu cầu.
Video đang HOT
Nhằm đơn giản thủ tục hành chính, giúp ngư dân dễ dàng tiếp cận chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép, thay cho việc thanh toán trước đây phải trải qua nhiều thủ tục, chứng từ thì dự thảo nghị định mới sẽ có các mức hỗ trợ với trình tự thủ tục, hồ sơ đơn giản hơn.
Hồ sơ chỉ gồm đơn đề nghị có xác nhận của UBND xã; bản hợp đồng, thanh lý hợp đồng duy tu, sửa chữa tàu cá, hóa đơn thanh toán; bản phô tô giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá. Ngư dân sẽ được nhận mức hỗ trợ 150 triệu đồng đối với tàu cá có chiều dài từ 15-24m; 200 triệu đồng với tàu từ 24-30m; 250 triệu đồng với tàu từ 30m trở lên.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu theo Nghị định 67 vươn khơi thì dự thảo nghị định mới sẽ có thêm chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển và đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Theo ông Nguyễn Văn Trung, các chính sách hỗ trợ cho phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển dự kiến sẽ được áp dụng như: hỗ trợ chí phí lồng nuôi cá biển; hỗ trợ chi phí đầu tư mới nuôi nhuyễn thể, giáp xác, rong biển; hỗ trợ đầu tư các cơ sở sản xuất giống phục vụ nuôi trồng thủy sản trên biển.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, việc đẩy mạnh nghề nuôi biển sẽ giúp giảm áp lực khai thác, chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn lợi hiện có, góp phần vào phát triển thủy sản bền vững. Trong khi, thực tế nuôi biển ở Việt Nam mới chiếm khoảng 14% so với tiềm năng. Nếu Việt Nam phát triển nuôi được 50% tiềm năng đã là lợi thế rất lớn so với nhiều nước. Phát triển nuôi biển vững mạnh cũng là một trong những yếu tố góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh trên biển.
Với việc xây dựng chính sách mới, tránh để xảy ra tình trạng lại phải có thêm nghị định khác sửa chữa hay thay thế nghị định mới này. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, nghị định mới phải được kế thừa, tổng kết từ thực tiễn một cách chặt chẽ, chắc chắn để khi đi vào cuộc sống, các chính sách phải đảm bảo được tính hiệu lực, hiệu quả. Nghị định mới cần được cân nhắc trong khâu xây dựng thiết chế, tránh tình trạng chính sách có kẽ hở và bị lợi dụng.
Tải app này, sáng tinh mơ mờ mắt, điện thoại đã tinh tinh báo giá tôm
Với Ứng dụng Diễn đàn tôm Việt trực tuyến, bà con nông dân tham gia diễn đàn sẽ được cập nhật thông tin giá cả các loại tôm hàng ngày, thông tin về thị trường, dịch bệnh tôm,... cũng được cập nhật thường xuyên.
Chia sẻ tại lễ ra mắt Ứng dụng số cho diễn đàn tôm Việt, ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (Hội Nghề cá Việt Nam) cho biết, ứng dụng Diễn đàn tôm Việt trực tuyến là một nền tảng giúp hỗ trợ cộng đồng người nuôi tôm- công ty cung ứng đầu vào - thương lái - doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu - cơ quan quản lý - nhà khoa học trao đổi các kinh nghiệm sản xuất, giá cả, mua bán tôm do Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS) xây dựng và phát triển.
Ông Trần Đình Luân (thứ tư từ trái sang), Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cùng đại diện Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS) và Tổng cục Thủy sản bấm nút ra mắt Ứng dụng số cho Diễn đàn tôm Việt. Ảnh: P.V
Ứng dụng này giúp kết nối các đơn vị hoạt động trong ngành tôm có thể thuận tiện trong thảo luận, chia sẻ và cập nhật thông tin về ngành tôm Việt Nam và thị trường thế giới.
Đây cũng là kênh cập nhật các văn bản, thông tư, nghị định của Chính phủ liên quan đến ngành tôm; trao đổi mua bán tôm; kho tài liệu ngành tôm.
"Đặc biệt, các thông tin về giá cả tôm mỗi đều được cập nhật, ứng dụng cũng tạo không gian cho người nuôi tôm, các doanh nghiệp, nhà quản lý thoải mái tương tác trên nền tảng số" - ông Lập nói.
Với ưu điểm không hạn chế số lượng thành viên; giao diện Ứng dụng số Diễn đàn tôm Việt giúp các thanh viên trao đổi thông tin giống mạng zalo với các chuyên mục chuyên biệt được cập nhật thường xuyên và liên tục trong lĩnh vực ngành tôm và các thông tin có thể truy cứu không giới hạn về mặt thời gian; đặc biệt không hạn chế số lượng thành viên.
Ông Lập tiết lộ, sau một thời gian chạy thử nghiệm, app Diễn đàn tôm Việt đã có khoảng 5.000 thành viên tham gia.
Đánh giá cao tính hiệu quả của Ứng dụng số cho diễn đàn tôm Việt, ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho rằng, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp người dân tiếp cận giá thị trường nhanh nhất, thông tin thị trường được minh bạch.
Đặc biệt, người dùng có thể biết diễn biến thông tin thị trường có tính hệ thống qua các năm, hay các thông tin về các nước sản xuất tôm hiện nay.
"Thực tế đòi hỏi bắt buộc đối với ngành thủy sản nói chung, ngành tôm nói riêng phải tích hợp thông tin trên một nền tảng để chia sẻ để tránh "mù mờ" về mặt thông tin. Từ khi cài app này, từ sáng sớm, điện thoại của tôi đã tinh tinh báo giá tôm ở khắp nơi", ông Luân nói.
Ứng dụng số cho diễn đàn tôm Việt cập nhật thông tin, giá tôm hàng ngày, giúp người nuôi tôm nắm bắt được các thông tin liên quan đến thị trường, kỹ thuật nuôi tôm. Ảnh:Chúc Ly
Theo ông Luân, với ứng dụng công nghệ này giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách về mặt thời gian, không gian và kiến thức đó là những lợi ích mang lại và là minh chứng cho sự phối hợp giữa Nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp xã hội để chúng ta Diễn đàn chuyển đổi số trong ngành tôm.
Tổng cục Thủy sản cam kết đồng hành cùng diễn đàn và các địa phương, các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng đều có thể tham gia và để giúp cho diễn đàn của chúng ta phong phú, đi theo đúng tôn chỉ mục tiêu và quan trọng nhất là giúp khai thác được ngành tôm một cách hiệu quả nhất, như kỳ vọng phát triển của ngành thủy sản.
Người nuôi tôm, doanh nghiệp ngành tôm có thể tải app tại link này:
Link điện thoại IOS: https://apps.apple.com/vn/app/dđtvn/id1614108679
Link điện thoai. Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=dolphin.megapis.com
Diễn đàn tôm Việt là sáng kiến của Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) trong khuôn khổ triển khai dự án Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững, công bằng tại Việt Nam- SusV và dự án Tăng cường bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm và đầu tư kinh doanh nông nghiệp nông nghiệp tại Đông Nam Á- GRAISEA do Liên minh Châu Âu, Đại sứ quán Thuỵ Điển, OXFAM tài trợ.
Từ năm 2016, Diễn đàn tôm Việt đã trở thành sự kiện thường niên. Với việc ra mắt Ứng dụng số Diễn đàn tôm Việt, thì ngoài sự kiện tổ chức trực tiếp thường niên, người nuôi tôm, các doanh nghiệp ngành tôm sẽ có thêm không gian để giao lưu, chia sẻ thông tin.
Tôm hiện là một trong 4 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 45% giá trị xuất khẩu thủy sản.
Sản phẩm tôm được xuất khẩu trên 160 quốc gia trên thế giới, tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho khoảng 1,35 triệu lao động.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá ngoạn mục đạt 8,9 tỷ USD, tăng doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ, Nga, EU Năm 2021, ngành thủy sản đã có bước bứt phá ngoạn mục, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020 (8,41 tỷ USD). Bứt phá ngoạn mục, xuất khẩu đạt 8,89 tỷ USD Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), kim ngạch xuất khẩu...