Thay thế Huawei ở khu vực nông thôn: bài toán khó của chính phủ Mỹ
Hàng chục nhà mạng viễn thông của Mỹ ở khu vực nông thôn đều phụ thuộc vào các thiết bị do Huawei cung cấp. Kể từ khi lệnh cấm vận Huawei được ban hành, bài toán thay thế các thiết bị viễn thông do công ty Trung Quốc sản xuất vẫn đang là một dấu hỏi lớn.
Nokia và Ericsson đều đang gặp khó khăn về tài chính nên cả hai “ông lớn” đều có rất ít động lực để giảm giá các thiết bị viễn thông.
Trước đó, vào tháng 5/2019, ý định thay thế các thiết bị viễn thông do Huawei sản xuất ở các khu vực nông thôn đã được Quốc hội Mỹ xem xét. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, vẫn chưa có quyết định nào trở thành hiện thực kể từ khi nó được đưa ra thảo luận.
Có đến hơn chục nhà mạng viễn thông ở khu vực nông thôn Mỹ phụ thuộc vào các thiết bị của Huawei. Một vài nhà mạng nông thôn này đã liên lạc với các đối thủ của Huawei như Ericsson và Nokia để tìm lối thoát cho việc thay thế các thiết bị viễn thông do Trung Quốc sản xuất, theo hãng thông tấn Reuters.
Các nhà mạng nông thôn như Pine Belt ở Alabama và Union Wireless ở bang Utah hi vọng các nhà cung cấp như Ericsson và Nokia sẽ cân nhắc việc giảm giá và chính phủ sẽ hỗ trợ họ để các thỏa thuận này trở thành hiện thực. Nokia và Ericsson hiện vẫn từ chối bình luận.
Lý do khiến Huawei và một đối thủ cũng là “đồng hương” của công ty này, ZTE chiếm lợi thế ở thị trường mạng viễn thông nông thôn của Mỹ là bởi các thiết bị của hai công ty này có chất lượng cao trong khi giá thành lại rẻ hơn nhiều so với các đối thủ lớn khác. Ngay cả khi các công ty viễn thông lớn “xa lánh” các nhà cung cấp Trung Quốc bởi e ngại lệnh cấm vận thì các nhà mạng nhỏ ở khu vực nông thôn vẫn cần Huawei bởi thiết bị của hãng phù hợp với quy mô và tiềm lực tài chính của các địa phương này.
Cuộc đàm phán có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà mạng ở nông thôn – những công ty đã quen với việc phụ thuộc vào các thiết bị viễn thông Trung Quốc. Nhưng việc chuyển đổi nhà cung cấp sẽ không hề dễ dàng như những gì Nhà Trắng đã tuyên bố vào tháng 5. Cả Nokia và Ericsson đều đang gặp khó khăn về tài chính trong những năm gần đây, cân nhắc việc giảm giá chắc chắn sẽ khiến hai “ông lớn” này đau đầu.
Việc thay thế các thiết bị viễn thông do Huawei sản xuất ở khu vực nông thôn đã được Quốc hội Mỹ đặt vấn đề từ tháng 5 nhưng vẫn chưa có kết quả.
“Giá thành các thiết bị của Huawei không dựa trên giá cả thị trường”, một Giám đốc trong ngành công nghiệp thiết bị từng làm việc nhiều năm ở Bắc Mỹ cho biết. Đó là lý do tại sao giá thành các thiết bị của Huawei lại rẻ như vậy, theo vị Giám đốc này. Roger Entner, một nhà phân tích tại Recon Analytics ước tính Huawei ZTE tính phí thấp hơn từ 30-50% so với các đối thủ.
Cuộc thảo luận sẽ chỉ đạt được kết quả khi Quốc hội Mỹ vào cuộc và đề xuất tài trợ 700 triệu USD cho các nhà mạng nông thôn được phê duyệt. “Không có hành động thực tế nào được thực hiện kể từ khi đề xuất được đưa ra vào thàng 5/2019″, theo trang web chính thức của Quốc hội.
Hiệp hội các nhà mạng không dây nông thôn (RWA) ước tính sẽ tốn khoảng 800 triệu đến 1 tỷ USD để lắp đặt thiết bị mới.
Video đang HOT
Chủ tịch của Pine Belt, John Nettles cho biết ông đã liên lạc với Ericsson và Nokia vào năm ngoái khi có đề xuất cấm các bang ở Mỹ sử dụng tiền từ Quỹ dịch vụ toàn cầu trị giá 8,5 tỷ USD cho việc mua các thiết bị Trung Quốc.
Các cuộc thảo luận đã kéo dài khoảng một năm liên quan đến việc hạ giá thành các thiết bị viễn thông. Ông John cho biết, nếu không giảm giá, các nhà mạng viễn thông ở nông thôn sẽ không thể mua được các thiết bị của Ericsson và Nokia.
Các Giám đốc điều hành trong ngành viễn thông đã xác nhận các cuộc đàm phán giữa Nokia, Ericsson với các nhà mạng nông thôn Mỹ. Tuy nhiên, chi tiết cuộc thảo luận vẫn chưa được tiết lộ bởi họ vẫn đang chờ các cơ quan quản lý xác định chính xác những bộ phận nào cần được thay thế.
Khó khăn chồng chất khó khăn
Các nhà mạng không dây ở nông thôn thường có khoảng 50.000-100.000 thuê bao ở các khu vực hẻo lánh, những khu vực này nằm ngoài tầm với của các công ty viễn thông lớn như Verizon hay AT&T In. Các nhà mạng này thường là nhà cung cấp duy nhất trong khu vực.
Trong số các nhà mạng này, RWA ước tính có 25% thành viên của mình có thiết bị Huawei hoặc ZTE.
SI Wireless, có 20.000 khách hàng di động hoạt động ở khu vực phía tây của Kentucky và Tennessee, cho biết phần lớn mạng của họ sử dụng thiết bị Huawei.
Viaero, với 110.000 khách hàng trên khắp Đông Colorado, Tây Kansas, Nebraska cho biết khoảng 80% thiết bị mạng của họ, bao gồm lõi, thiết bị không dây,… được cung cấp bởi Huawei.
“Các công ty viễn thông nông thôn thường có ít lợi nhuận và rất nhiều chủ thuê bao ở độ tuổi 50, 60 và 70. Nếu buộc phải thay thế nhà mạng, rất có thể họ sẽ ngừng sử dụng các thiết mạng không dây và sẽ rất khó khăn để các nhà mạng nông thôn tìm được khách hàng mới”, Ông Entner phân tích.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các thông tin liên lạc cơ bản ở những khu vực hẻo lánh của nước Mỹ có thể sẽ bị gián đoạn thậm chí biến mất. Nếu trở thành hiện thực, nó sẽ khiến các nhà quản lý liên bang gặp nhiều khó khăn.
Theo VietTimes
Sau yêu cầu của Mỹ, các quốc gia nào 'cấm cửa' và hoan nghênh sự hiện diện của Huawei?
Hưởng ứng yêu cầu từ Mỹ, các quốc gia như Australia và Nhật Bản đã cấm Huawei, nhưng các quốc gia khác như Đức và Anh thì không.
Sau khi Mỹ yêu cầu các nước đồng minh không sử dụng các thiết bị công nghệ của Huawei trong lĩnh vực 5G, các quốc gia như Úc và Nhật Bản đã cấm Huawei, nhưng các quốc gia khác như Đức và Anh thì không. Một số quốc gia vẫn cố gắng tìm ra cách tiếp cận với Huawei khá dè chừng.
Mỹ
Trong thời gian gần đây, Chính phủ Mỹ liên tục yêu cầu các nước đồng minh không sử dụng công nghệ di động 5G của Huawei. Phía Washington đã cáo buộc công nghệ của Huawei sẽ làm mất an ninh quốc gia, các thiết bị do nhà sản xuất Trung Quốc có thể sử dụng làm công cụ gián điệp.
Hướng ứng yêu cầu từ Mỹ, các quốc gia như Úc và Nhật Bản đã cấm Huawei.
Vào năm 2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo trong đó cho biết thiết bị của Huawei và đối thủ ZTE có thể làm suy yếu lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi của Hoa Kỳ.
Đây chưa phải là vận đen của Huawei. Trước đó, công ty viễn thông Trung Quốc dự định phát triển 1 dòng smartphone tại thị trường Mỹ thông qua nhà mạng AT&T. Tuy nhiên, thỏa thuận này không thành công khi Chính phủ Mỹ lo ngại vì lý do an ninh.
Liên minh châu Âu
Mặc dù vậy, lời yêu cầu của Mỹ tới các nước đồng minh không thực sự được hưởng ứng. Trong đó, Liên minh châu Âu (EU) chưa có một chính sách thống nhất về vấn đề này. Các quốc gia thành viên vẫn có những tranh cãi về các thiết bị của Huawei.
Trong tháng 3, Ủy ban châu Âu đã đưa ra khuyến nghị về bảo mật 5G. Cơ quan điều hành của EU cho rằng các quốc gia thành viên nên thực hiện đánh giá rủi ro an ninh mạng trên mạng lưới quốc gia của họ. Vào cuối năm sẽ có đánh giá toàn diện về điều này và đưa ra các ý tưởng làm giảm thiểu các rủi ro mất an toàn bảo mật.
Anh và Đức không cấm Huawei.
Đức sẽ không cấm Huawei khi tham gia vào mạng 5G của nước này. Ông Jochen Homann, Chủ tịch điều hành Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức cho biết, ông vẫn chưa thấy bằng chứng khẳng định các thiết bị của Huawei có rủi ro về bảo mật. Ông Homann cho biết Huawei có thể tham gia triển khai 5G nếu tuân thủ tất cả các yêu cầu bảo mật.
Tại Anh, các quan chức nước này cũng cho phép Huawei tham gia vào hệ thống mạng 5G. Tuy nhiên, khác với Đức, Anh chỉ cho phép Huawei tham gia giới hạn vào một số bộ phận không phải cốt lõi của hệ thống. Mạng 5G được tạo thành từ mạng lõi và mạng truy cập vô tuyến (RAN). Các chuyên gia khuyên việc giữ Huawei ra khỏi cốt lõi có thể là một cách để giảm thiểu mọi rủi ro bảo mật. Mặc dù vậy, Chính phủ Anh có một số lo ngại về Huawei.
Các nhà mạng - viễn thông tại Anh đã cảnh báo, lệnh cấm hoàn toàn đối với Huawei có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp của họ. Trong đó, Vodafone cho biết một động thái như vậy sẽ tiêu tốn của nó hàng trăm triệu bảng Anh. Đặc biệt, điều này sẽ làm chậm việc triển khai mạng 5G. Trước đó, Huawei đã tham gia vào mạng 4G của Anh.
Tương tự như hai đồng minh thân cận của Mỹ là Anh và Đức. Nước Pháp không cấm các thiết bị viễn thông 5G của Huawei. Tuy nhiên, các nhà lập pháp của Pháp đang tranh luận về một dự luật để kiểm tra các thiết bị do Huawei cung cấp có thật sự gây rủi ro bảo mật hay không.
Trong khi đó, Brazil và Ý cũng không cấm các thiết bị 5G của Huawei, bất chấp yêu cầu từ Mỹ. Canada chưa có quyết định về sự tham gia của Huawei vào hệ thống mạng 5G tại quốc gia này.
Tại châu Á và Australia
Ấn Độ vẫn chưa quyết định có nên để Huawei tham gia vào mạng 5G hay không. Thay vì lựa chọn Huawei, Chính phủ nước này đã cho phép Nokia và Ericsson (công ty đối thủ) thử nghiệm 5G tại nước này.
Tuy nhiên, theo Nikkei Asian Review, Ấn Độ không loại hoàn toàn Huawei mà đang tìm cách hạn chế sự tham gia của công ty viễn thông Trung Quốc.
Vào tháng 8/2018, Australia cũng "cấm cửa" Huawei và ZTE tham gia vào mạng 5G.
Trong khi đó, Hàn Quốc là nước tiên phong cho mạng 5G sử dụng các công nghệ của 2 công ty viễn thông nội địa là KT và SK Telecom. Hai công ty này không sử dụng thiết bị do Huawei sản xuất.
Ở chiều ngược lại, vào tháng 12 năm ngoái, Nhật Bản đã cấm Huawei và các công ty viễn thông Trung Quốc khác vì nghi ngại thiết bị có thể mang lại rủi ro bảo mật. 3 nhà mạng di động lớn nhất Nhật Bản là SoftBank Group, NTT Docomo và KDDI quyết định không sử dụng thiết bị Huawei trong buổi giới thiệu 5G.
Một nhà mạng khác là Softbank đang sử dụng thiết bị 4G của Huawei cũng đang tìm cách thay thế nó bằng thiết bị được sản xuất bởi các nhà cung cấp khác. Vào tháng 8/2018, Australia cũng "cấm cửa" Huawei và ZTE tham gia vào mạng 5G.
Theo vtc
Huawei và các công ty TQ gặp khó, đối thủ hưởng lợi Nhiều công ty công nghệ của Trung Quốc đang vấp phải phản ứng tiêu cực từ chính phủ Mỹ và nhiều nước khác khiến tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều ngành công nghệ, sản phẩm Trung Quốc đang chiếm thị phần vượt trội. Tuy nhiên làn sóng phản ứng với Trung Quốc trong vài năm trở lại đây đang...