Thay thế biển báo gây tranh cãi đã hết hiệu lực nửa năm
Biển báo hạn chế tải trọng đối với phương tiện giao thông khi vào nội thành trong giờ cao điểm đã hết hiệu lực từ cuối năm 2016. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện, biển báo gây tranh cãi này mới đồng loạt được thay thế.
Ngày 30/6, ông Bùi Đức Lộc – Giám đốc Công ty CP quản lý và phát triển đô thị TP Vinh (Nghệ An) cho biết, đơn vị đang thay thế biển báo 106b trên địa bàn thành phố.
Biển báo 106b theo Quyết đinh số 10 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An đã từng gây tranh cãi
Theo quy định tại Quyết định số 10 (tháng 1/2016) của UBND tỉnh Nghệ An, cấm các loại xe tải có tổng trọng lượng từ 4 tấn trở lên và xe khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động từ 6h-22h hàng ngày trên 49 tuyến đường trong nội thành Tp Vinh (biển 106b).
Ngày 6/12/2016, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 70 thay thế Quyết định số 10. Quyết định mới, các xe tải có khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở từ 1,8 tấn trở lên, xe khách từ 16 chỗ ngồi không được lưu thông trên 75 tuyến đường nội thành từ 6h – 22h hàng ngày.
Có 19 tuyến đường vẫn giữ nguyên quy định cấm xe tải có tải trọng từ 3,4 tấn. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/12/2016.
Tuy nhiên, mãi đến tháng 6/2017, các biển hạn chế phương tiện giao thông này mới được thay thế. Thượng tá Hoàng Duy Hà – Phó Trưởng CA thành phố Vinh cho biết: “Biển cũ hết hiệu lực, biển mới chậm được thay khiến chúng tôi khó khăn trong việc kiểm tra, xử lý các phương tiện có tải trọng lớn đi vào nội thành và đảm bảo trật tự giao thông trong giờ cao điểm”.
Trên 75 tuyến đường của Tp Vinh, biển 106b theo Quyết định 10 đang được thay thế theo Quyết định 70 của UBND tỉnh Nghệ An.
Giải thích về việc chậm thay thế biển báo này, ông Lộc cho hay: “Biển 106b theo Quyết định số 10 hết hiệu lực tuy nhiên, quá trình thay thế cần phê duyệt hồ sơ thiết kế phải có quy trình, không phải có quyết định ra là làm liền được. Biển này là biển tổ chức sử dụng giao thông, ngoài quy định theo luật ra thì các biển phụ và các thứ phải có sự thống nhất, thiết kế phê duyệt và ký duyệt hồ sơ”.
Video đang HOT
Theo ông Lộc, việc thay thế biển báo hạn chế phương tiện giao thông ở 75 tuyến đường theo Quyết định số 70 của UBND tỉnh Nghệ An sẽ được hoàn thành.
Trước đó, việc áp dụng quy định tại biển 106b này đã gây ra nhiều tranh cãi, nhất là khi tài xế khởi kiện Công an Tp Vinh về việc bị xử phạt vi phạm hành chính do đi vào đường có biển 106b.
Ngày 8/3/2016, tại đường Lê Lợi (phường Lê Lợi, TP Vinh) tổ công tác Đội CSGT Công an TP Vinh đã ra hiệu dừng xe 37C – 17832 do tài xế Phan Đình Anh (SN 1982) điều khiển vì vi phạm lỗi “đi vào đường cấm”. Tài xế Anh cho rằng xe mình có trọng lượng theo giấy kiểm định là 3,4 tấn, trọng lượng hàng hóa được phép chở là 4 tấn. Tại thời điểm bị kiểm tra hành chính, trên xe không chở hàng nên trọng lượng xe được tính là 3,4 tấn, không vi phạm quy đinh của biển cấm 106b, bởi vậy người này không hợp tác, không xuất trình giấy tờ xe với tổ công tác.
Theo quy định mới, xe tải có tải trọng từ 1,8 tấn trở lên, xe khách 16 chỗ ngồi trở lên sẽ bị cấm đi vào 75 tuyến đường nội thành Tp Vinh trong khoảng thời gian từ 6h-22h hàng ngày
Ngày 17/3/2016, Công an TP Vinh có quyết định xử phạt vi phạm hành chính 4,9 triệu đồng đối với tài xế Phan Đình Anh và tạm giữ phương tiện 9 ngày với các lỗi: đi vào đường cấm, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, không mang giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, không mang giấy phép lái xe; không mang đăng ký xe.
Không đồng ý với quyết định này, tài xế Anh đã khởi kiện quyết định hành chính của Công an Tp Vinh ra tòa án, yêu cầu tuyên hủy quyết định xử phạt hành chính do ban hành “không đúng quy định”; yêu cầu hoàn lại tiền xử phạt. Chủ doanh nghiệp có xe tải nói trên cũng yêu cầu CA Tp Vinh bồi thường 45,5 triệu đồng thiệt hại do việc tạm giữ xe gây ra.
Tuy nhiên, trong phiên xử ngày 29/5/2017, TAND Tp Vinh đã bác toàn bộ nội dung khởi kiện của tài xế Anh và chủ doanh nghiệp vận tải nói trên đối với quyết định hành chính của CA Tp Vinh.
Được biết, tài xế Phan Đình Anh và chủ doanh nghiệp vận tải này đã có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND Tp Vinh lên TAND tỉnh Nghệ An.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Dự án 600 Phó Chủ tịch xã: Lo "quy hoạch treo" khi kết thúc thí điểm
Các tỉnh Bắc Trung bộ có 104 đội viên thuộc Dự án 600 Phó Chủ tịch xã. Đến hết tháng 6 này, thời gian thực hiện dự án cũng kết thúc nhưng chỉ có một phần nhỏ đội viên được bố trí công tác, số còn lại vẫn đang nằm ở diện "quy hoạch treo" do không có biên chế.
Lo "quy hoạch treo" khi kết thúc thí điểm Dự án 600 Phó Chủ tịch UBND xã
Sáng ngày 27/6, tại Nghệ An, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện dự án 600 Phó Chủ tịch xã của các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.
Dự án Thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó chủ tịch UBND xã thuộc 64 huyện nghèo trong cả nước, trong đó khu vực Bắc Trung bộ được triển khai tại 15 huyện của 4 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị) với 104 đội viên.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa (bìa phải) và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Xuân Đại trò chuyện với các đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch UBND xã bên lề hội nghị
Sau 5 năm triển khai, đội ngũ tri thức trẻ này đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội... của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn thuộc 4 tỉnh nói trên.
Đến hết tháng 6/2017, thời gian thực hiện thí điểm Dự án 600 Phó Chủ tịch xã sẽ kết thúc. Tuy nhiên, tính đến nay mới chỉ có 29 trên tổng số 101 đội viên được bố trí công tác (trong quá trình triển khai dự án có 1 đội viên nghỉ, 2 đội viên tử vong vì tai nạn giao thông). Trong đó, Nghệ An đã bố trí được 16/25 đội viên, Quảng Bình bố trí được 10/10 đội viên, Quảng Trị bố trí được 2/7 đội viên, Thanh Hóa bố trí được 1/58 đội viên.
Anh Phạm Văn Hòa mong muốn sớm được bố trí công việc khi dự án kết thúc
Việc bố trí công việc sau kết thúc dự án được các đội viên Dự án hết sức quan tâm. Anh Phạm Văn Hòa - Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Thắng (Kỳ Sơn, Nghệ An) cho biết: "Tham gia Dự án là cơ hội để chúng tôi cọ xát, phát huy kiến thức đã được học giúp đồng bào các xã nghèo biên giới phát triển kinh tế, xã hội, ổn định tình hình chính trị. Chúng tôi đã được quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp phó phòng, ban chuyên môn cấp huyện. Quy hoạch thì là thế nhưng chưa biết cụ thể thế nào trong khi dự án sắp kết thúc. Chúng tôi mong muốn được lãnh đạo chính quyền địa phương sớm bố trí công việc phù hợp".
Thanh Hóa là địa phương có đông đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã. Theo báo cáo của Sở Nội vụ Thanh Hóa, hiện tỉnh này đã có kế hoạch bố trí 37 đội viên vào các vị trí công chức cấp xã hoặc cấp huyện. Còn 22 đội viên đang khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí do không có biên chế.
Đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch UBND xã phát biểu tại hội nghị
Tại Nghệ An, 25/25 đội viên đã được quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp phó phòng, ban chuyên môn cấp huyện. Sau kỳ bầu cử HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 vừa qua, có 16 đội viên được bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc đơn vị hành chính loại 1, được bầu 2 Phó Chủ tịch xã theo Luật chính quyền địa phương. 9 đội viên còn lại dù đã được quy hoạch nhưng thực tế sắp xếp, bố trí theo quy hoạch thì rất khó.
Phát biểu tại Hội nghị, đại diện tỉnh Quảng Trị cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay là không có biên chế để bố trí công tác cho các đội viên sau khi dự án kết thúc. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tư tưởng của các đội viên. Các tỉnh cũng đề nghị Bộ Nội vụ có biện pháp tháo gỡ về vấn đề này, trong đó có nội dung tăng chỉ tiêu biên chế cho các địa phương đang triển khai dự án.
Từ hiệu quả trong quá trình triển khai, các địa phương đề nghị Bộ Nội vụ và các đơn vị liên quan tiếp tục mở rộng dự án cũng như có chính sách phát triển nguồn cán bộ lãnh đạo cấp xã tại các huyện khó khăn.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa: Sắp xếp vị trí công tác cho các đội viên đã được tính toán khi khảo sát thực hiện Dự án 600 Phó Chủ tịch UBND xã
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Trọng Thừa - Thứ trưởng Bộ Nội vụ ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và hiệu quả, đóng góp của đội ngũ trí thức trẻ thuộc Dự án 600 Phó Chủ tịch xã triển khai ở các tỉnh Bắc Trung bộ trong 5 năm qua.
Khi khảo sát triển khai dự án, Ban Chỉ đạo đã tính đến việc bố trí công việc cho các đội viên và khẳng định sẽ bố trí được công việc khi dự án kết thúc. Việc bố trí công tác cho các đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ là việc cần thiết phải làm. Những đội viên nào không đáp ứng được yêu cầu công tác cần phải bị loại bỏ.
Thứ trưởng đề nghị các địa phương và các trí thức trẻ thuộc Dự án có sự nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm về quá trình triển khai, công tác; qua đó đề xuất các giải pháp gắn với thực tiễn cơ sở để Ban chỉ đạo Dự án có sự tổng kết chính xác, hiệu quả.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Bộ Tài nguyên 'tuýt còi' dự án nuôi lợn 1.000 tỷ đồng Do xây dựng khi chưa được phê duyệt báo cáo tác động môi trường, dự án trạng trại chăn nuôi lợn quy mô lớn nhất Nghệ An bị Bộ Tài nguyên yêu cầu dừng thi công. Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An cho hay đã nhận được văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu dừng thi công dự án...