Thấy rốn vừa lồi ra vừa chuyển màu tím tái, mẹ hai con chẳng ngờ mình đã mắc bệnh ung thư buồng trứng
Kết quả chẩn đoán từ phía bác sĩ khiến Zowie Gallagher vô cùng bất ngờ, bởi cô vốn là một người rất khỏe mạnh lại siêng năng tập luyện hàng ngày nên chuyện mắc bệnh ung thư hoàn toàn nằm ngoài dự tính.
Zowie Gallagher (29 tuổi) là một bà mẹ hai con đến từ Woodford Green ở East London. Cô vốn là người chăm tập luyện nên rất tự tin về sức khỏe của bản thân.
Zowie Gallagher cùng 2 cô con gái.
Vào tháng 6/2017, Zowie bỗng thấy phần rốn của mình hơi lồi ra khi soi gương. Thậm chí, nó còn chuyển màu tím tái nhưng vì thấy không gây ảnh hưởng gì tới cuộc sống nên Zowie chủ quan và bỏ qua triệu chứng này. Đến tháng 9/2017, Zowie thường xuyên gặp phải tình trạng đau ở khu vực rốn, đôi lúc có cảm giác như bị kéo căng. Lo rằng mình bị thoát vị rốn (tình trạng một phần ruột chui vào khe hở giữa các cơ thành bụng tại rốn và nằm sát bên dưới da), Zowie liền đặt lịch hẹn đi khám sớm.
Tại bệnh viện, các bác sĩ đã yêu cầu Zowie nên siêu âm kiểm tra xem có phải bị thoát vị rốn hay không. Sau khi chụp CT, bác sĩ nhận thấy có sự tăng trưởng bất thường trong cơ thể của Zowie.
Zowie được sắp xếp một buổi hẹn gặp chuyên gia về ung thư, cô thấy khá kỳ lạ vì bản thân vốn là một người sống lành mạnh, tại sao lại cần phải đi gặp bác sĩ ung thư? “Tôi không thể hiểu nổi tại sao mình phải đi khám bác sĩ chuyên khoa ung thư khi mà tôi vẫn đang rất khỏe mạnh. Tôi tập luyện hàng ngày để duy trì thân hình cân đối. Vậy làm sao mà tôi lại có thể mắc bệnh ung thư được?” – Zowie chia sẻ.
Dù không tin lắm vào chẩn đoán lần này của bác sĩ nhưng Zowie vẫn nghe lời và đi kiểm tra đều đặn. Kết quả sau khi chụp MRI, làm sinh thiết và xét nghiệm máu, bác sĩ thông báo Zowie đã mắc bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn 3 và có một khối u kích thước 14cm trong khu vực xương chậu của cô.
Điều đáng buồn hơn, bác sĩ nói rằng Zowie sẽ phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng và điều này đồng nghĩa là cô mất khả năng sinh con từ đây. May mắn thay, Zowie đã sớm làm mẹ từ năm 18 tuổi và hiện tại cô đã có 2 cô con gái xinh đẹp.
Tới ngày 8/2, Zowie đã trải qua ca phẫu thuật trong suốt 8 tiếng tại Bệnh viện Hoàng gia London. Khi cô tỉnh dậy, bác sĩ thông báo một tin còn sốc hơn nữa. Căn bệnh ung thư của Zowie đã tiến vào giai đoạn cuối với nhiều biến chứng nghiêm trọng, buộc cô phải cắt bỏ một phần ruột.
Video đang HOT
Trải qua tiếp một ca phẫu thuật nữa, Zowie phải làm hóa trị mỗi ngày để ngăn ngừa tế bào ung thư buồng trứng tái phát.
Ung thư buồng trứng được biết tới là kẻ hại chết người thầm lặng, bởi có đến 80% trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối. Theo tiến sĩ Ronny Drapkin (Giáo sư tại trường Đại học Pennsylvania – người đã nghiên cứu căn bệnh này trong suốt hai thập kỷ cho biết nguyên nhân khiến bệnh phát hiện muộn là do vị trí của nó nằm ở khu vực xương chậu) nhận định: “Xương chậu giống như một chiếc bát, vì vậy nên các khối u có thể phát triển lớn trước khi bị phát hiện”.
Ngoài ra, bệnh ung thư buồng trứng cũng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa nên hay bị chẩn đoán muộn, làm giảm khả năng chữa khỏi cao.
Một số dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư buồng trứng
Ra máu nhỏ giọt giữa các chu kỳ kinh nguyệt
Đây có thể là một triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có cả ung thư buồng trứng. Do đó, nếu bạn bị ra máu nhỏ giọt, kèm theo những triệu chứng đau hoặc gặp một vài sự thay đổi khác thường trong chu kỳ kinh nguyệt thì tốt nhất là nên đi khám ngay, bởi nhiều khả năng là cơ quan sinh dục của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Mặc dù, táo bón là một bệnh lý về tiêu hóa, nhưng nó cũng thường biểu hiện ở những người mắc ung thư buồng trứng. Tình trạng này xuất phát từ khối u đang phát triển dần trong cơ thể, đồng thời gây áp lực lên ruột và dạ dày nên dẫn đến chứng táo bón.
Đi tiểu thường xuyên
Triệu chứng này thường rất khó nhận biết, do đó, bạn nên chú ý khi thấy có hiện tượng đi tiểu thường xuyên từ 3 – 4 lần trong một giờ đồng hồ. Điều này cho thấy khối u ở buồng trứng đang lớn dần, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới bàng quang trong cơ thể.
Chướng bụng, đầy hơi
Ngay cả khi bạn chưa ăn gì mà vẫn thấy có hiện tượng chướng bụng, đầy hơi thì điều này có thể là do các khối u đang phát triển nên gây chèn ép vùng bụng. Mặt khác, triệu chứng này cũng có thể đang ngầm cảnh báo một căn bệnh khác đang xảy ra trong cơ thể bạn chứ không chỉ riêng do ung thư buồng trứng. Thế nên, bạn hãy chủ động đi khám càng sớm càng tốt để tìm hướng điều trị kịp thời
Đau vùng bụng và vùng xương chậu
Đừng chủ quan khi thấy xuất hiện những cơn đau nhói kéo dài dai dẳng ở vùng bụng hay vùng xương chậu. Đặc biệt, nếu không phải trong kỳ “đèn đỏ” mà gặp phải dấu hiệu này thì bạn nên đi khám ngay để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Một khi tế bào ung thư đã phát triển thì nó có thể tác động đến các cơ quan, hay bộ phận khác xung quanh vùng có khối u, dễ nhận thấy nhất là vùng bụng và vùng xương chậu, từ đó gây nên chứng đau nhức.
Nếu bạn đang không theo một chế độ ăn kiêng hay phương pháp tập luyện nào mà thấy cân nặng giảm xuống đột ngột thì nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng. Lúc này, bạn cần chủ động tới gặp bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Source (Nguồn): Dailymail, Health/Helino
Căn bệnh ung thư phụ nữ hay gặp phải có yếu tố di truyền
Ung thư buồng trứng là 1 trong 2 bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Mỗi năm Việt Nam có hơn 1.500 phụ nữ phát hiện bị ung thư buồng trứng, 856 người tử vong. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn là căn bệnh này có yếu tố di truyền.
Chị Thanh 51 tuổi, là một giảng viên đại học, năm 2015 khám sức khỏe định kỳ phát hiện có u ở buồng trứng. Cùng lúc, chị Lan, em gái của chị Sang (SN 1971) cũng được chẩn đoán mắc căn bệnh này.
Theo chị Thanh, những năm trước đó chị vẫn đều đặn đi khám sức khoẻ định kỳ nhưng chủ quan không siêu âm nên không phát hiện ra.
Hai chị em chị Thanh cùng phẫu thuật cắt u tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, kết quả sinh thiết là u ác tính, ung thư buồng trứng giai đoạn một. Tình trạng của chị Thanh nặng hơn, cần phải tiến hành hóa trị nên được chuyển sang Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.
"Ngày biết tin mình mắc ung thư, tôi lo sợ lắm. Nỗi sợ nhân đôi khi biết cả em gái mình cũng mắc bệnh", chị Thanh nói.
Ít người biết ung thư buồng trứng có yếu tố di truyền.
Trong 4 tháng nhập viện truyền hóa chất, cuộc sống của chị và gia đình bị xáo trộn nhiều. Chị phải nghỉ việc một thời gian để trị bệnh. May mắn, chị Thanh phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nên điều trị dễ dàng và hiệu quả.
Sau khi xuất viện, từ 2016 đến nay, đều đặn 3 tháng, chị Thanh và chị Lan lại đi kiểm tra sức khỏe 1 lần, các kết quả đều rất khả quan.
Bên cạnh đó, nhờ luôn tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ như sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, tích cực luyện tập thể dục... nên hiện tại, 2 chị hoàn toàn khỏe mạnh, vẫn đi làm hàng ngày và có cuộc sống bình thường như bao người.
Từ năm 2016 đến nay, hai chị em chị Thanh cứ 3 tháng lại đi kiểm tra sức khỏe một lần. Ngoài ra, chị sinh hoạt lành mạnh hơn, ăn uống khoa học và tích cực luyện tập thể dục. Hiện, chị Thanh và em gái hoàn toàn khỏe mạnh, vẫn đi làm hàng ngày và có cuộc sống bình thường như người khác.
"Tôi không nói thì không ai nghĩ tôi là một bệnh nhân ung thư", chị Thanh nói.
Trong khoảng thời gian nằm viện, chị Thanh được bác sĩ cho biét ung thư buồng trứng có có yếu tố di truyền nên chị đã khuyên em gái tên Thúy, 40 tuổi ở bên Mỹ đi khám sức khoẻ. Quả nhiên, người em đó cũng nhận được kết quả có u ở buồng trứng, tuy nhiên may mắn u lành tính.
Theo các bác sĩ, các chị em nhà chị Thanh là một trường hợp khá điển hình của ung thư buồng trứng có nguyên nhân do yếu tố gia đình. Nếu trong nhà có mẹ hoặc chị em gái mắc bệnh, những người nữ còn lại cũng có nguy cơ cao, cần được tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện sớm.
Theo nghiên cứu trên toàn thế giới, ung thư buồng trứng là ung thư đường sinh dục thường gặp thứ 2 ở nữ giới sau ung thư cổ tử cung. Mỗi năm Việt Nam có hơn 1.500 phụ nữ phát hiện bị ung thư buồng trứng, 856 người tử vong. Đa số bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn, tỷ lệ sống 5 năm sau khi phát hiện bệnh rất thấp.
Loại ung thư này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra ở phụ nữ 50-65 tuổi, khoảng 5-10% liên quan đến di truyền. Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có dấu hiệu hoặc rất mơ hồ. Thường là cảm giác khó chịu vùng bụng chậu, đầy hơi, ăn không tiêu, bụng to, tiểu nhắt... Ung thư buồng trứng giai đoạn sớm phần lớn phát hiện nhờ khám sức khỏe. Khoảng 75% bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn trễ, khi ấy có các triệu chứng đau bụng, sụt cân, nôn ói, ăn không ngon...
Để biết chắc chắn có bị ung thư buồng trứng hay không phải trải qua phẫu thuật đánh giá, lấy mô bướu làm giải phẫu bệnh. Nếu kết quả sinh thiết là ác tính, bệnh nhân phải hóa trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng bệnh. Ở giai đoạn sớm có thể không cần hóa trị.
Tiên lượng thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư khi được phát hiện. Người được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm có cơ hội chữa khỏi cao hơn, đồng thời, giảm chi phí cũng như các tác dụng phụ mang lại trong quá trình điều trị so với những người được chẩn đoán muộn.
Phụ nữ nên chủ động đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần. Khi phát hiện u nang buồng trứng cần sớm được phẫu thuật. U buồng trứng phát hiện sớm kích thước nhỏ có thể phẫu thuật nội soi và bóc tách, ít ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Lê Lan (Tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Cô bé 9 tuổi bị ung thư buồng trứng với khối u như trái banh tennis Mặc dù chỉ mới 9 tuổi nhưng cô bé Kaylee Tolleson đã bị chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng. Khối u có kích thước lớn bằng trái banh tennis. Với ý chí vượt qua bệnh tật, Kaylee đã đánh bại ung thư. Ảnh minh họa: Shutterstock Bé Kaylee bắt đầu cảm thấy những cơn đau bất thường ở bụng vào cuối năm...