Thấy răng chớm có chấm sâu, đắp liền thứ này vào sẽ khỏi ngay, răng lại còn trắng ra
Đừng để tình trạng sâu răng trở nặng rồi mới vội vã đi chữa thì vừa đau lại vừa tốn kém bạn nhé!
Ảnh: Internet
Sâu răng, mục răng là những tình trạng bệnh răng miệng phổ biến nhất thế giới. Chúng không chỉ gây ra hôi miệng, đau đớn mà còn mất thẩm mĩ, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của chúng ta. Răng sâu khác với các bộ phận khác trong cơ thể, đây là bộ phận duy nhất không có khả năng tự phục hồi khi bị tổn thương. Chính vì thế, khi chớm thấy răng có đốm đen, dấu hiệu răng bị sâu, bạn hãy nhanh chóng xem lại chế độ ăn uống và làm vệ sinh răng của mình, đồng thời dùng những nguyên liệu tự nhiên theo cách sau để chữa trị và làm lành nhanh chóng những vết sâu của răng.
Nguyên liệu:
- thìa dầu dừa
- thìa bột nghệ nguyên chất
- 2 giọt tinh dầu đinh hương hoặc bạc hà
- 1 nhúm nhỏ muối
Cách làm:
Trộn tất cả nguyên liệu trên trong chén nhỏ. Lấy bàn chải sạch chấm vào hỗn hợp rồi chải đều lên bề mặt răng, đặc biệt là những chỗ sâu. Giữ nguyên hỗn hợp trong miệng trong vòng 5 phút sau đó tiếp tục dùng bàn chải đánh răng lại một lần nữa. Cuối cùng súc miệng sạch với nước ấm.
Video đang HOT
Đánh răng với nghệ là một trong những phương pháp của y học Hindu truyền thống (Ảnh: Internet)
Trong y học Hindu cổ truyền, nghệ thường được dùng để chữa đau răng rất hiệu quả. Các nghiên cứu cũng cho thấy các hợp chất trong nghệ có đặc tính chống nấm, kháng khuẩn và chất làm se giúp giữ cho nướu khỏe mạnh và ngăn ngừa sâu răng do vi khuẩn.
Muối có đặc tính sát khuẩn, giảm viêm, giảm đau và đẩy lùi các tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.
Cây đinh hương được xem là một trong những thành phần quan trọng trong việc điều trị các vấn đề răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Đinh hương có đặc tính chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn, ngăn ngừa không cho sâu răng lan rộng.
Cuối cùng là dầu dừa, là loại dầu duy nhất được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa được Strep – loại vi khuẩn gây sâu răng – không cho chúng bám vào bề mặt và phá hủy men răng.
Ảnh: Internet
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, để “mặt nạ” răng phát huy được hiệu quả tối đa, vết sâu răng mau chóng liền lại cũng như sức khỏe của răng được phục hồi thì việc kiểm soát chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng rất quan trọng.
Bạn nên tăng cường trong khẩu phần những loại thực phẩm giàu vitamin K2 và D rất tốt cho răng. Tập súc miệng bằng dầu dừa thường xuyên cũng góp phần cải thiện sức khỏe răng miệng. Nên tránh ăn đường, thực phẩm nhiều đường và luôn có thói quen vệ sinh răng miệng cẩn thận, đúng cách. Luôn dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn và chỉ nha khoa để làm sạch sâu trong kẽ răng. Và hãy nhớ bạn cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.
Theo Trí Thức Trẻ/afamily
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ tránh sâu răng
Chăm sóc răng miệng của trẻ đúng cách cần bắt đầu ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên và sau đó dạy cho trẻ biết tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng là một việc làm cần thiết để phòng tránh các bệnh răng miệng
1. Chăm sóc từ thời kì tiền mọc răng
Trước khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, bạn cũng nên giữ thói quen lau sạch nướu cho trẻ hàng ngày bằng khăn mềm trong khi tắm. Bạn vẫn chưa cần phải sử dụng kem đánh răng. Chỉ cần quấn khăn vải mềm hoặc gạc xung quanh ngón tay của bạn và dùng nó lau sạch nướu của trẻ là được. Việc làm sạch nướu cho trẻ mỗi ngày sẽ giúp hình thành nên một thói quen tốt để sau này chuyển sang giai đoạn đánh răng bằng bàn chải sẽ không quá vất vả.
2. Chăm sóc khi mọc răng
Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể phòng tránh sâu răng cho trẻ bằng vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày với gạc sạch nhúng vào nước muối ấm (không nên pha nước muối quá mặn vì điều này cũng dễ phá hủy men răng bé.
Hoặc mẹ hãy tìm mua một bàn chải cho trẻ em có đầu nhỏ, lông mềm và tay cầm phù hợp. (Nếu con bạn khỏe mạnh nhưng vẫn chưa mọc chiếc răng nào cho tới năm 1 tuổi thì cũng không nên quá lo lắng - một vài trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 15 - 18 tháng tuổi.)
3. Cách vệ sinh răng miệng
- Chải răng 2 lần/ngày: Nên chải răng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng một lượng rất nhỏ kem đánh răng chứa flour: Bạn chỉ nên sử dụng một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt gạo để chải răng cho bé.
- Chải nhẹ nhàng ở mặt trong và mặt ngoài của răng, cũng như chải nhẹ lưỡi để loại bỏ những vi khuẩn gây hôi miệng.
- Thay bàn chải đánh răng khi phần lông đã có dấu hiệu xòe ra.
- Tránh cho bé ăn một số loại thực phẩm có thể dẫn đến sâu răng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là đồ ngọt như:
Trái cây
Trái cây khô
Nước quả Bơ lạc và thạch
Các loại tinh bột cũng góp phần gây sâu răng như:
Bánh mỳ
Bánh quy dòn
Mỳ ống
- Không nên cho trẻ đi ngủ kèm theo bú bình sữa, nước trái cây hay nước ngọt, có thể dẫn tới hội chứng sâu răng do bú bình. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé
- Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Trong trường hợp bị sâu ít, bác sĩ sẽ tiến hành cạo chỗ răng sâu và hàn lại răng cho bé. Trường hợp răng bé bị sâu nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng đi.
Theo www.phunutoday.vn
Giải độc gan trong 2 ngày, dù cho gan bạn nhiều năm bị rượu bia "bào mòn" thì cũng chỉ cần 2 ngày là khỏe trở lại Gan giúp tăng cường và kích thích hệ tiêu hóa, có vai trò lọc sạch máu khỏi độc tố và cặn bã. Vì thế lá gan chính là đại diện cho sức khỏe, sức sống, năng lượng, diện mạo và cả trạng thái tinh thần của bạn. Có gan khỏe là có tất cả. Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể...