Thầy Park sẽ chia tay Việt Nam bằng một danh hiệu vô địch AFF Cup nữa?
Mới đây, Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á AFF đã thông báo thời điểm dự giải AFF Cup 2022 cuối năm nay.
Giải đấu sẽ diễn ra từ ngày 23/12/2022 đến ngày 15/1/2023 và áp dụng theo thể thức thi đấu giống như AFF Cup 2018, các trận đấu sẽ diễn ra theo thể thức sân nhà – sân khách, bao gồm cả trận chung kết.
HLV Park Hang-seo đặt mục tiêu vô địch AFF Cup 2022. Ảnh: Goal
Ký ức huy hoàng
AFF Cup 2022 sẽ mang một ý nghĩa đặc biệt, khi đây rất có thể sẽ là giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo trên cương vị người dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Nếu thầy Park không tiếp tục gia hạn hợp đồng với VFF, chức vô địch AFF Cup 2022 sẽ là món quà chia tay ý nghĩa của nhà cầm quân người Hàn Quốc với người hâm mộ Việt Nam.
Một chi tiết đáng lưu ý là thể thức thi đấu của AFF Cup 2022 sẽ giống như AFF Cup 2018. Sau vòng bảng, các trận bán kết và chung kết cũng sẽ được tổ chức 2 lượt trên sân nhà mỗi đội. Tại giải đấu năm 2018, đội tuyển Việt Nam đã vượt qua Philippines sau hai lượt trận bán kết để lọt vào chung kết đối đầu với đội tuyển Malaysia. Thầy trò HLV Park Hang-seo đăng quang sau khi đánh bại Malaysia với tỷ số chung cuộc 3-2. Ở trận đấu lượt về trên sân Mỹ Đình, trung phong Nguyễn Anh Đức là người ghi bàn thắng duy nhất đem về chức vô địch Đông Nam Á cho bóng đá Việt Nam sau 10 năm chờ đợi. Đúng tròn 1 thập kỷ từ khi Công Vinh có cú đánh đầu ngược lịch sử vào lưới Thái Lan ở chung kết lượt về AFF Cup 2008, người hâm mộ bóng đá Việt Nam mới lại được nếm trải cảm giác của một nhà vô địch khu vực.
Chức vô địch AFF Cup 2018 là danh hiệu lớn đầu tiên của bóng đá Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo. Trước đó, U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của thầy Park đã có những thành tích tầm châu lục như giành ngôi Á quân châu lục và lọt vào đến bán kết ASIAD, nhưng một danh hiệu vô địch dù chỉ trong khu vực chắc chắn vẫn có ý nghĩa lịch sử riêng của nó.
Video đang HOT
Giải đấu cuối cùng của thầy Park?
Sau AFF Cup 2018, thầy Park tiếp tục dẫn dắt đội tuyển quốc gia và đội U23 giành được thêm nhiều chiến công đáng nhớ nữa. Những thành tích đó đã giúp ông trở thành nhà cầm quân thành công nhất trong lịch sử của bóng đá Việt Nam và nhận được rất nhiều tình cảm từ người hâm mộ.
AFF Cup 2022 sẽ diễn ra sau World Cup 2022, giải đấu tổ chức tại Qatar từ ngày 21/11 với trận khai mạc Hà Lan – Senegal và kết thúc với trận chung kết ngày 18/12. Như vậy, các khán giả Việt Nam sẽ liên tục được thưởng thức liền hai bữa tiệc bóng đá trong khoảng thời gian cuối năm nay và đầu năm sau.
Mặc dù vậy, hợp đồng của thầy Park với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam VFF đang đi đến những tháng cuối cùng. Hiện tại, nhà cầm quân sinh năm 1957 và VFF vẫn chưa bắt đầu những cuộc đàm phán để gia hạn hợp đồng. Thời hạn của bản hợp đồng cũ sẽ kết thúc sau AFF Cup 2022, vì vậy, đây rất có thể sẽ là giải đấu cuối cùng của HLV Park Hang-seo trong vai trò người dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Vấn đề then chốt trong việc gia hạn hợp đồng của thầy Park có lẽ không phải là tài chính hay chuyên môn, mà là việc chiến lược gia này sẽ bước sang tuổi 65 vào năm tới, độ tuổi không còn phù hợp để tiếp tục khối lượng công việc đồ sộ cùng những áp lực lớn mà ông đã đối mặt trong suốt thời gian qua.
Rất có thể AFF Cup 2022 sẽ là cơ hội để thầy Park nói lời chia tay bóng đá Việt Nam và không có lời chia tay nào lý tưởng bằng một chiếc cúp vô địch nữa. Đội tuyển Việt Nam đủ khả năng hướng đến mục tiêu đó, dù các đối thủ cùng khu vực như Thái Lan hay Indonesia chắc chắn là những thách thức đáng gờm. Thầy Park và các học trò sẽ phải dành sự tập trung cao nhất cho giải đấu này. Nhân sự của đội tuyển Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều biến động, khi hàng loạt những trụ cột từng gắn bó lâu năm với thầy Park dính chấn thương hay suy giảm phong độ. Ở chiều ngược lại, nhiều cầu thủ trẻ đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc và sẵn sàng cạnh tranh vị trí chính thức trong màu áo đội tuyển.
Trong thời gian sắp tới, thầy Park chắc chắn sẽ theo dõi rất kỹ những màn trình diễn của các tuyển thủ tại sân chơi V.League. Sự thể hiện trong màu áo đội bóng chủ quản của họ sẽ là thước đo để thầy Park đánh giá năng lực cá nhân của từng người cũng như khả năng phù hợp với triết lý của ông. Cánh cửa sẽ luôn mở ra với tất cả những người xuất sắc và nỗ lực nhất.
Đưa U23 Việt Nam đá V-League khó khả thi: Lợi bất cập hại
Đưa U23 Việt Nam vào thi đấu V-League chưa chắc hiệu quả hơn cách làm hiện tại mà các lò đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam đang áp dụng.
Đề xuất đưa U23 Việt Nam vào thi đấu V-League xuất phát từ thực trạng các cầu thủ trẻ ít được trao cơ hội tại các câu lạc bộ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố liên quan đến xung đột quyền lợi giữa các bên thì ngay từ khía cạnh chuyên môn, phương án này chưa chắc đã hiệu quả hơn cách làm hiện tại được những CLB, những lò đào tạo trẻ hàng đầu đang áp dụng.
Lợi bất cập hại
"Cấp độ thi đấu này quá khó. Các trận đấu đều khắc nghiệt và đòi hỏi nhiều về thể lực. Các cầu thủ sẽ phát triển thế nào đây khi họ chỉ phá bóng chứ không biết làm gì khác. Tôi từng làm việc với các cầu thủ trẻ và tôi biết điều gì là tốt cho họ", chuyên gia bóng đá Lim Teong Kim từng phản đối Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM) đưa đội tuyển trẻ tham dự giải chuyên nghiệp hạng hai.
Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM) lập đội Skuad Projekt (áo đen) gồm các cầu thủ U21 để thi đấu ở giải hạng hai.
Ông Lim là cựu tuyển thủ quốc gia từng 60 lần khoác áo đội tuyển Malaysia. Vị chuyên gia này từng làm việc ở đội trẻ của Bayern Munich và phụ trách chương trình đào tạo tài năng trẻ của bóng đá Malaysia. Ông cho rằng việc đưa các cầu thủ trẻ chưa đủ trình độ và kinh nghiệm lên thi đấu chuyên nghiệp là cách làm phản khoa học, không hiệu quả thậm chí là phản tác dụng.
Theo HLV Lim Teong Kim, bê nguyên một đội hình trẻ lên thi đấu ở một cấp độ cao hơn khi họ chưa sẵn sàng không giúp tăng thời lượng thi đấu như nhiều người lầm tưởng. Khi phải so tài với những đối thủ hoàn toàn vượt trội về kinh nghiệm và các yếu tố kỹ thuật, họ hầu như không thể chơi bóng vì luôn ở thế bị dồn ép. Để minh họa cho quan điểm này, ông Lim chỉ ra vài trường hợp góp mặt trên sân 90 phút nhưng thời gian chạm bóng chỉ từ 5 giây đến 23 giây.
"Kinh nghiệm là thứ cần được tích lũy dần khi họ được chơi bóng, có đủ tự tin và sự thoải mái để biết dược phải làm gì trong tình huống như vậy", ông Lim giải thích.
"Đối với các cầu thủ trẻ, càng chạm bóng nhiều càng tốt vì điều đó sẽ giúp họ tăng thêm trải nghiệm, sự tự tin và điềm tĩnh. Họ biết phải giải quyết tình huống thế nào".
Lý do chính khiến các cầu thủ trẻ ít thời gian thi đấu ở cấp độ chuyên nghiệp xuất phát từ khả năng đáp ứng về mặt chuyên môn. Khi được trao cơ hội để có trải nghiệm, họ cũng cần những cầu thủ đàn anh hướng dẫn để biết cách ứng phó với tình huống. Ngay cả Hoàng Anh Gia Lai khi thanh lọc đội hình để đưa lứa Công Phượng lên V-League vẫn phải giữ lại một số cầu thủ đàn anh là Lê Hoàng Thiên, Khuất Hữu Long, Bùi Văn Long và Bùi Trần Vũ.
Giải pháp của bóng đá Việt Nam
Đối với các CLB, các trung tâm đào tạo trẻ, bài toán tăng thời lượng thi đấu cho các cầu thủ không phải bây giờ mới được đặt ra. Trên thực tế, một số giải pháp được cho là tốt trong hoàn cảnh đã được áp dụng trong vài năm qua, trong đó bao gồm cả việc đưa các cầu thủ lên cấp độ cao hơn bằng cách xen kẽ đội hình.
Các trung tâm bóng đá trẻ hàng đầu có cách làm riêng để tăng thời lượng thi đấu cho cầu thủ trẻ.
Ví dụ, cầu thủ U17 được "trộn" vào đội hình U19 thi đấu các giải dành cho lứa tuổi U19 nếu không bị trùng lịch. Nhiều đội bóng có lực lượng trẻ dày sẽ tính việc cho mượn cầu thủ U19 tới các CLB hạng nhì - giải đấu sát với hệ thống chuyên nghiệp (gồm V-League và giải Hạng Nhất), đưa dần cầu thủ U21 sang các CLB Hạng Nhất.
Trung tâm bóng đá PVF áp dụng cách làm như vậy ngay từ lứa U11. Một số cầu thủ tốt lứa 2003 của PVF trong năm 2020 được chơi khoảng 40 trận chính thức, bao gồm đủ các trận của cấp độ U17, U19 và U21. Tính từ đầu năm 2022, cầu thủ thi đấu nhiều nhất của U17 PVF là Bùi Hoàng Sơn (2006) thi đấu tổng cộng 30 trận với thời gian góp mặt trên sân là hơn 1.300 phút. Hoàng Sơn là một trong số các tuyển thủ U16 Việt Nam đang chuẩn bị cho giải Đông Nam Á.
PVF làm cách này từ vài năm trước, khi HLV Philippe Troussier vẫn còn giữ chức Giám đốc kỹ thuật. Dù vậy, vị chuyên gia người Pháp không phải người nghĩ ra giải pháp này mà đây là ý tưởng được nhiều CLB khác có truyền thống đào tạo trẻ, như Hà Nội FC, Viettel hay SLNA... thực hiện từ lâu.
Nói như vậy để thấy rằng những người làm bóng đá trẻ ở Việt Nam không phải chưa tính đến bài toán tăng thời lượng thi đấu cho các cầu thủ bằng việc đưa lên cấp độ cao hơn. Thậm chí, những lò đào tạo trẻ hàng đầu như Hà Nội FC, Viettel và PVF tính toán rất kỹ lộ trình "thử lửa" cho từng lứa cầu thủ để họ có trải nghiệm ở cấp độ phù hợp.
Bên cạnh đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cũng luôn tìm cách để tăng thêm các giải đấu cho cấp độ trẻ trong điều kiện cho phép, ví dụ như việc mở thêm giải U17 Cúp Quốc gia (bao gồm cả vòng loại) từ năm 2020. Trên phương diện này, bóng đá Việt Nam có ngay một hình mẫu để học theo ở Thái Lan, nơi vừa công bố hệ thống giải quốc gia thể thức vòng tròn dành cho các lứa từ U18 trở lên. Đây mới là mô hình mà các nền bóng đá tiên tiến trên thế giới áp dụng.
Báo Hàn Quốc: "HLV Park góp công giúp Malaysia, Indonesia dự Asian Cup" Tờ Yonhap của Hàn Quốc nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của HLV Park Hang Seo đã giúp hai đội tuyển Đông Nam Á là Malaysia và Indonesia giành vé dự Asian Cup 2023. Kết thúc vòng loại Asian Cup 2023, bóng đá Đông Nam Á có 4 đại diện tham dự là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Điều đáng chú ý...