Thấy nồi canh xương trong ngôi mộ cổ, chuyên gia gửi mẫu đến phòng thí nghiệm rồi á khẩu vì kết quả: Người xưa ăn cả thứ này?
Rốt cuộc món canh 2.000 tuổi này được nấu từ xương của loài vật nào?
Năm 2010, trong quá trình xây dựng Sân bay quốc tế Hàm Dương (Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc), Sở di tích văn hóa thành phố Tây An đã tiến hành khảo sát lòng đất để đảm bảo việc thi công không gây ảnh hưởng tới di tích văn hóa nào.
Đây là một bước bắt buộc trong quá trình xây dựng những công trình lớn tại Thiểm Tây vì nơi đây vốn được mệnh danh là kinh đô mộ cổ Trung Quốc với hàng ngàn ngôi mộ cổ, di chỉ khảo cổ chôn giấu bên dưới, bao gồm cả lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Khi đoàn khảo cổ tiến hành khảo sát khu vực thi công, họ đã bất ngờ nhận ra đây là nơi chôn cất hàng trăm ngôi mộ cổ với niên đại trải dài từ triều đại nhà Thương, Chu tới nhà Minh, nhà Thanh. Từ đây, rất nhiều di tích văn hóa quan trọng đã được khám phá.
Đồng bị oxy hóa đã khiến chất lỏng bên trong biến đổi thành màu xanh. Ảnh: Baijiahao.
Trong khu vực này có một ngôi mộ cổ của nhà Tần, tuy kích thước mộ không lớn, đồ tùy táng cũng không nhiều nhưng đội khảo cổ lại tìm thấy một chiếc đỉnh đồng nhỏ, cao 20 cm, đường kính khoảng 25 cm.
Ban đầu chẳng ai để tâm đến chiếc đỉnh đồng này vì nó có hình dáng khá bình thường, tuy nhiên khi mở nắp đỉnh, các chuyên gia có mặt tại hiện trường đều tỏ ra sửng sốt.
Bên trong chiếc đỉnh đồng 2.000 tuổi ngập một nửa thứ chất lỏng màu xanh, dường như đây là một món canh được đưa vào lăng để làm lễ. Bằng mắt thường, không ai có thể phân biệt được đây là chất lỏng gì nên chiếc đỉnh đã được niêm phong lại và đưa tới phòng thí nghiệm.
Video đang HOT
Sự thật về món canh trong chiếc đỉnh đã khiến các chuyên gia khảo cổ không khỏi bất ngờ. Ảnh: Sohu.
Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia khảo cổ tỉnh Thiểm Tây đã phát hiện đây là một món canh xương hầm 2000 tuổi, bên trong còn nguyên một mẩu xương động vật. Tuy vậy, điều đáng ngạc nhiên là mảnh xương này không phải xương lợn, xương cừu mà lại là xương chó.
Người nước Tần sống tại vùng Tây Bắc Trung Quốc, thường xuyên ăn thịt bò và thịt cừu, song ít ai để ý rằng những người đương thời cũng ăn cả thịt chó.
Lục lại tư liệu Sử ký Tư Mã Thiên và Hán thư, các chuyên gia cũng phát hiện các sử liệu này đều ghi chép rằng việc tiêu thụ thịt chó là tương đối phổ biến dưới thời nhà Tần và nhà Hán, tuy nhiên đây là lần đầu các chuyên gia khảo cổ trực tiếp tìm thấy một món ăn được chế biến từ thịt chó trong các lăng mộ cổ.
Kiểm tra thi thể chủ nhân ngôi mộ 7.000 tuổi, đội khảo cổ rùng mình: Sao lại thừa 18 cái xương?
Kết quả xét nghiệm đã cho thấy 18 mảnh xương này thậm chí còn không thuộc về bộ hài cốt của chủ mộ.
Thi thể bất thường
Một ngôi mộ cổ 7000 năm tuổi được khai quật ở quận Lâm Đồng thành phố Tây An, Trung Quốc đã khiến cho giới khảo cổ đau đầu vì sự dị thường và bí ẩn đằng sau nó. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1995, khi quá trình xây dựng đường quốc lộ đột ngột bị dừng lại vì đội công nhân đã đào lên được rất nhiều đồ gốm sứ và một vài di vật có giá trị lịch sử khảo cổ.
Ngay khi nhận được tin báo, đội chuyên gia đã nhanh chóng đến địa điểm này và suy đoán rằng nơi đây phải xuất hiện từ thời kì trước nền văn minh Bán Pha của nhân loại, cụ thể cách ngày nay ít nhất là 7.000 năm.
Trong quá trình khai quật các chuyên gia đã tìm thấy một ngôi mộ cổ không hề có dấu vết trộm cắp với rất nhiều đồ gốm và công cụ bằng đá.
1 phần bộ hài cốt của nữ chủ nhân ngôi mộ. Hình ảnh: Kknews
Điều bất ngờ là khi các chuyên gia thu dọn hài cốt, họ đã nhìn thấy một bộ hài cốt có cấu trúc xương rất khác một người bình thường. Cụ thể, chủ nhân ngôi mộ là một người phụ nữ và cô có thừa ra 18 mảnh xương so với số lượng xương của người thường. Lúc này, có 3 câu hỏi được các chuyên gia khảo cổ đặt ra!
Đầu tiên là phần xương sườn của thi thể bị gãy nhiều chỗ, 18 mảnh xương này được thêm vào một cách lộn xộn, không lẽ cấu trúc bộ xương của người cổ đại khác với người hiện đại chúng ta?
Một mảnh xương bị gãy của chủ nhân ngôi mộ. Hình ảnh: Kknews
Thứ hai, theo kết quả khám nghiệm, chủ mộ là một cô gái rất trẻ, qua đời khoảng 14 - 15 tuổi. Tuy nhiên, có một cục xương nằm trong xương mu của "cô gái" này, thậm chí có học giả còn mạnh dạn suy đoán rằng chủ mộ là một người liên giới tính nhưng ý kiến này nhanh chóng bị bác bỏ.
Thứ ba, ở phần vai, xương sườn và các bộ phận khác của hài cốt có rất nhiều mảnh xương có màu sắc hơi khác so với phần còn lại của bộ hài cốt. Vậy 18 mảnh xương thừa ra rốt cuộc là sao?
Hé lộ tội ác tày trời
Sau khi nghiên cứu kĩ càng, kết luận cuối cùng của nhóm chuyên gia là 18 mảnh xương thừa này không phải hài cốt của cô gái. Vì không có xương nào khác trong ngôi mộ nên bước đầu các chuyên gia khẳng định đây không phải là nơi chôn cất hiến tế, vì đồ gốm sứ và mộ thất có quy cách rất cao nên khả năng tùy táng nô lệ bị loại trừ.
Theo nghiên cứu của một nhóm học giả văn hóa và lịch sử thì chủ nhân của ngôi mộ là con gái của một thủ lĩnh bộ tộc, cô đã từng phạm một tội lỗi nghiêm trong liên quan tới quy tắc kết hôn của bộ tộc.
Những mảnh xương thừa được tìm thấy trong bộ hài cốt chủ mộ. Hình ảnh: Sina
Hình phạt đối với những cô gái không tuân thủ tập tục hôn nhân sẽ bị đánh gãy xương sườn rồi dùng 18 dụng cụ sắc nhọn, tương tự như xương động vật, đóng vào cơ thể cho đến chết. Thế nên ở phần xương mu bên dưới tìm thấy một khúc xương là vì lý do đó.
Vì xác chết bị phân hủy do quá lâu đời nên những khúc xương dùng để đóng lên trên cơ thể người phụ nữ rơi ra và lẫn lộn với phần hài cốt khiến đội khảo cổ không tìm được nguyên nhân.
Trong các xã hội nguyên thủy, các phương pháp trừng phạt như vậy không có gì là lạ. Nhưng có lẽ chủ mộ cũng là con gái của tộc tưởng nên còn được chôn cất một cách tử tế.
Mặc dù vậy thì nhóm chuyên gia cũng không khỏi rùng mình: "Nếu đây là sự thật thì cô gái này quá đau khổ và đây là một tội ác không thể chấp nhận được." Sinh mạng của con người đặc biệt là phụ nữ lúc bấy giờ thật sự thấp kém, họ có thể phải chịu cái chết vô cùng thảm thường khi đang đấu tranh cho chính cuộc sống của mình.
Vượt qua làn khói kỳ lạ từ mộ cổ 300 năm, chuyên gia đụng độ hàng nghìn 'phi đao': Ai nấy đều bỏ chạy Kể từ thời Xuân Thu nạn trộm mộ ra đời, nó đã trở thành một mối nguy hại trong việc bảo vệ thành tựu văn hóa nhân loại. Những kẻ trộm mộ nhanh chóng tràn lan khắp nơi, gây nên nhiều vụ cướp phá di tích đáng báo động. 'Phi đao' đó là gì? Nhiều ngôi mộ hoàng gia thường xuyên bị bọn...