Thấy những thành phần này trong mỹ phẩm, nàng tuyệt đối không dùng để tránh mụn “tung hoành” khắp mặt”
Tạo thói quen đọc bảng thành phần trước khi mua, giúp bạn hạn chế những rủi ro cho làn da mụn. Đồng thời giúp bạn nhận biết được sản phẩm nào phù hợp với mình.
Có những thành phần mỹ phẩm tưởng chừng như vô hại nhưng lại là tác nhân hình thành nên mụn. Phái đẹp sử dụng mỹ phẩm để chăm sóc và làm đẹp da hàng ngày, đôi khi do không có thói quen đọc bảng thành phần trước khi mua, chúng ta vô tình tự gây tổn thương cho làn da. Để tránh mụn “tung hoành” khắp da mặt, các nàng hãy tập thói quen đọc bảng thành phần, và lưu ý tránh xa những sản phẩm có các thành phần gây hại dưới đây nhé!
Cồn (Alcohol)
Cồn có khả năng làm sạch, diệt khuẩn vì thế trước đây nó thường có mặt trong các sản phẩm dành cho da mụn. Tuy nhiên, quá trình làm sạch của cồn cũng đồng thời lấy đi hết độ ẩm của da, làm da trở nên khô căng, thô ráp. Để giúp da giữ được độ ẩm cần thiết, da cần phải tiết thêm nhiều dầu và hình thành nên mụn, gây giãn nở lỗ chân lông.
Ngày nay, các loại mỹ phẩm đã thay thế các chức năng của cồn bằng các thành phần thiên nhiên như trà xanh, nước cây phỉ, hydrosol…các thành phần này đều giúp làm sạch, thông thoáng cho da mà không làm mất đi độ ẩm của da.
Cồn được nhắc đến trường hợp là là loại cồn khô, thường được biết đến với các tên gọi như Alcohol, Ethanol, Alcohol Denat, Methanol, Methyl Alcohol, Ethyl Alcohoh… Mặt khác, có các loại cồn không gây khô da, được sử dụng như chất làm mềm và làm đặc, cải thiện độ nhớt, độ dày của sản phẩm. Bên cạnh đó, nó hoạt động như chất nhũ hóa và giúp làm dịu, duy trì độ ẩm cho da. Ví dụ như cetyl Alcohol, Lauryl Alcohol, Stearyl Alcohol. Cetearyl Alcohol, Oleyl Alcohol…Vì vậy, khi nhìn thấy những cái tên này trong bảng thành phần, hãy mạnh dạn bỏ xuống để bảo vệ cho làn da của bạn nhé!
Ngày nay, các loại mỹ phẩm đã thay thế các chức năng của cồn bằng các thành phần thiên nhiên như trà xanh, nước cây phỉ, hydrosol…các thành phần này đều giúp làm sạch, thông thoáng cho da mà không làm mất đi độ ẩm của da.
Chất tạo bọt
Chất tạo bọt thường có nhiều nhất trong sản phẩm rửa mặt, đó là những chất tạo bọt mang tên natri lauryl sulfate (SLS/ SLES) và cocamidopropyl betaine (CAM) được thêm vào nhằm tăng khả năng làm sạch cho da, nhưng cũng sẽ cùng lúc làm loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên da. Da sẽ phải tự bảo vệ bằng cách tiết ra lớp dầu mạnh mẽ hơn, quá trình này làm lỗ chân lông bị bít tắc gây nên mụn, lỗ chân lông to.
Hãy lựa chọn thay thế bằng các sản phẩm có chứa các thành phần như Ammonium Laureth Sulphate (ALS), Sodium Alkyl Sulphate (SAS), Glucerin Glucoside hay Lauryl Glucoside.
Video đang HOT
Parabens
Paraben dễ gây kích ứng với da nhạy cảm, hoặc có khả năng gây lão hóa, khi dùng qúa liều lượng cho phép. Liều lượng paraben trong sản phẩm được coi là an toàn với con người khi dưới 25%.
Parabens là hợp chất hóa học thường được sử dụng để tạo mùi hương nhân tạo và là chất bảo quản làm tăng hạn sử dụng của mỹ phẩm. Khi tiếp xúc với da có thể gây kích ứng, làm da dễ mẫn cảm hơn và dễ nổi mụn. Tuyệt đối phải loại bỏ mỹ phẩm chăm sóc da mặt một khi nhìn thấy thành phần này.
Lanolin
Lanolin là hoạt chất được chiết xuất từ lông cừu, với mục đích tạo độ ẩm cho da, tạo cảm giác mềm mượt. Đối với những làn da khỏe mạnh, thành phần này sẽ ít gây ra hậu quả. Tuy nhiên, đối với làn da nhạy cảm, da dễ bị nổi mụn, bởi nó có thể gây kích ứng, làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
Sau các quá trình nghiên cứu cho thấy, Lanolin tổng hợp nhân tạo như Acetylate Lanolin, Ethoxylated Lanolin có khả năng đi sâu vào da… do đó, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
Silicones
Silicones dường như là cái tên quá đỗi quen thuộc với hội làm đẹp. Nó có tác dụng tạo cảm giác mềm mượt đồng thời tạo màng mỏng ngăn ngừa sự bay hơi nước, giúp da có được cần thiết. Thế nhưng, chính vì công dụng này mà silicone là dễ dàng hình thành mụn. Bởi vì khi quá trình làm sạch da không được đảm bảo, không loại bỏ được hết bụi bẩn, dầu thừa cộng thêm lớp silicones sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nên mụn cám, mụn đầu đen, thậm chí là mụn bọc, mụn mủ trên diện rộng.
Một khi nhìn thấy những cái tên này trong bảng thành phần, hãy cân nhắc khi sử dụng tuỳ vào tình trạng da của bạn: dimethicone (Dầu silicone); cetearyl methicone (silicone không tan trong nước) và cyclomethicone (Dầu silicone tổng hợp).
Dầu khoáng và những thành phần gốc dầu lửa
Dầu khoáng và những thành phần gốc dầu lửa được thêm vào sản phẩm chăm sóc da với nhiệm vụ tạo lớp màng ngăn cản sự bay hơi nước và độ ẩm. Do đó, nó cũng có tác động xấu tương tự như silicones.
Một số tên thường gặp của thành phần này như Mineral Oil, Petrolatum, Petrolatum Jelly.
Hãy để ý đến thành phần của những mỹ phẩm đang dùng hàng ngày, để hạn chế gây tổn thương cho da và tránh được tình trạng mụn “hoành hành” trên mặt nhé!
Hút chì thải độc da: Tốt thật hay 'chiêu lừa' moi tiền?
Theo BS Nguyễn Văn Thường (Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho rằng, hiện nay, phương pháp làm đẹp da này vẫn không có bằng chứng khoa học, không được công nhận trong khoa học làm đẹp.
Ảnh minh họa: Internet
Thời gian gần đây, từ khóa "hút chì, thải độc trên da" được rất nhiều người tìm kiếm. Đặc biệt là những chị em thường xuyên sử dụng son môi, mỹ phẩm. Đánh vào tâm lý này, không ít spa, thẩm mỹ viện hay các cơ sở nhỏ lẻ tích cực khai thác dịch vụ này. Chúng được quảng cáo với đủ loại mức giá, từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
Theo các nhân viên spa, hút chì giúp da cải thiện tình trạng thâm nám, xỉn màu, tươi tắn trở lại. Khách hàng sẽ được bôi lên da một lớp kem thải độc, sau đó sử dụng máy công nghệ cao hút chì ra khỏi cơ thể. Họ cũng giới thiệu thêm chỉ sau 5-10 phút chạy máy hút chì, lớp kem trên da sẽ chuyển sang màu xám, đen, tương ứng với lượng chì vừa được lấy ra.
Các tư vấn viên cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân khiến da bị nhiễm chì. Môi trường, bụi bẩn, công việc, thoái quen sinh hoạt là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Chất độc sẽ tích tụ dần trên da và lâu ngày sẽ gây ra các vấn đề về da...
Hậu quả của da nhiễm chì lâu ngày là: Da trở nên sạm màu, xỉn màu và có nhiều đốm đen xuất hiện; Da bị lão hóa, độ đàn hồi kém dễ bị chảy xệ và nhăn nheo; Mụn mủ, mụn bọc, mụn cám và da sần sùi, khô ráp... Do đó họ khuyến khích khách hàng nên đi spa hút chì thải độc đều đặn 2 lần/tháng để đảm bảo da bạn luôn sạch và khỏe mạnh.!
Các chủ spa thường khuyên chị em nên đi hút chì thải độc 1 lần/tháng. Đối với những người hay trang điểm hoặc sống trong môi trường nhiều bụi bẩn có thể làm nhiều hơn, 2 tuần một lần.
Theo BS Nguyễn Văn Thường (Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho rằng, hiện nay, phương pháp làm đẹp da này vẫn không có bằng chứng khoa học, không được công nhận trong khoa học làm đẹp.
Bác sĩ Thường cho biết, thải độc chì chỉ là chiêu trò câu khách của các cơ sở làm đẹp chứ không có chuyện chì trên mặt được hút ra đen xì như quảng cáo.
Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, khoa Da liễu, Bệnh viện quận 5 (TP.HCM), cho biết hút chì trên da không có cơ sở khoa học và Bộ Y tế chưa cấp phép cho một loại mỹ phẩm nào có tính năng thải, khử độc chì.
Lý giải về việc xuất hiện chất bẩn màu đen sau khi bôi kem và chạy máy hút chì, các chuyên gia cho rằng, khi bôi một chất không rõ nguồn gốc lên mặt, kết hợp với chất nhờn trên da và khi gặp nhiệt độ, hơi nước có thể tạo ra phản ứng hóa học dẫn đến việc lớp kem chuyển thành màu đen. Đó không phải là chì.
Đây chính là chiêu trò mà các cơ sở làm đẹp dùng để câu kéo khách hàng.
PGS.TS Nguyễn Văn Thường cho biết: "Thải chì chỉ là "chiêu trò" câu khách của các cơ sở làm đẹp hiện nay, không có chuyện chì được hút đen đầy mặt như các spa đang quảng cáo".
Theo chuyên gia da liễu, từ hàng trăm năm trước, người ta cho chì vào mỹ phẩm để làm đẹp gây ra tình trạng ngộ độc ảnh hưởng đến thần kinh, nội tạng nên chì đã bị cấm. Hiện các loại mỹ phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thường không có chì. Vậy nên những người thường xuyên sử dụng mỹ phẩm không cần thiết phải thải độc chì. Chỉ những trường hợp ngộ độc chì mới cần phải thải độc theo chỉ định của bác sĩ.
"Còn việc xuất hiện màu đen trên mặt khi thực hiện phương pháp thải độc tại các spa cần được hiểu cho đúng bản để tránh bị lừa dối. Bởi lẽ việc sử dụng phương pháp bôi một chất không rõ nguồn gốc lên mặt, kết hợp mồ hôi, mỡ thải ra qua da và khi gặp nhiệt độ tạo phản ứng hóa học dẫn đến xuất hiện màu đen trên mặt là bình thường và đó không phải là chì. Đây chính là chiêu trò các cơ sở làm đẹp thiếu uy tín sử dụng để câu kéo khách hàng" - PGS.TS Nguyễn Văn Thường nói rõ.
HÒA THUẬN
Theo tienphong.vn
8 sai lầm chăm da phổ biến nhất trong mùa hè khiến bạn ngày càng xuống sắc Cứ ngỡ rằng đã làm đúng, nhưng những thói quen này sẽ khiến tình trạng da của bạn ngày một tồi tệ hơn. Với cái nắng gay gắt của mùa hè Việt Nam, làn da bạn càng trở nên nhạy cảm và cần được bảo vệ hơn bao giờ hết. Chăm sóc da chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là...