Thấy những dấu hiệu này đi khám ngay kẻo bị vô sinh mà không biết
Vô sinh ở nữ giới khiến chị em mất đi khả năng làm mẹ, ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình. Vì vậy thấy 8 dấu hiệu sau bạn chớ bỏ qua kẻo bị bệnh mà không biết.
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt không đều có thể là điều bình thường vì lúc này cơ thể chưa hoàn thiện bộ máy sinh sản. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài đến tuổi trưởng thành thì nhiều khả năng đây là dấu hiệu của bệnh vô sinh ở nữ giới liên quan đến vấn đề rụng trứng.
Thông thường vòng kinh kéo dài từ 28 – 35 ngày. Nếu nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường, lúc đến sớm lúc đến muộn, lượng máu kinh lúc nhiều lúc ít kèm các triệu chứng như đau bụng dữ dội, mệt mỏi,… Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Vô kinh
Nếu trên 18 tuổi nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt hoặc đã từng có kinh nhưng bị tắt trong vòng 6 tháng liên tục sẽ được coi là vô kinh. Rối loạn chức năng tuyến giáp, dị tật bẩm sinh là hai trong số những yếu tố chính dẫn đến tình trạng tắt kinh, vô kinh. Những trường hợp này rất khó để mang thai, cần phải điều trị lâu dài mới có thể hy vọng có con.
Thống kinh (đau bụng kinh)
Video đang HOT
Chị em phụ nữ cần đi khám sớm khi bị đau bụng kinh dữ dội kèm các dấu hiệu bất thường. (Ảnh minh họa)
Thống kinh là hiện tượng đau vùng bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau bụng kinh âm ỉ, đôi lúc đau dữ dội, quằn quại làm cho khí huyết khó lưu thông, huyết ứ, hạn chế quá trình kinh xuống. Nếu thường xuyên bị đau bụng kinh dữ dội và có thêm các dấu hiệu bất thường là vấn đề cần quan tâm. Chị em không nên chủ quan bởi nếu tình trạng này không được chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ.
Tuyến vú kém phát triển cũng có thể là dấu hiệu của bệnh vô sinh nữ giới. Đến tuổi trưởng thành cùng tác động của yếu tố estrogen trong cơ thể, vùng ngực của phụ nữ sẽ phát triển rồi dần hoàn thiện. Vì vậy, nếu trên 18 tuổi mà tuyến vú vẫn chưa phát triển có thể do thiếu hụt nội tiết estrogen. Việc thiếu nội tiết tố này khiến buồng trứng phát triển kém, ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Tay chân luôn lạnh
Nếu bàn chân và bàn tay của bạn luôn bị lạnh ngay cả khi đã đeo găng tay hay đi tất thì rất có thể là dấu hiệu của suy giáp (hoặc nhược giáp). Điều này có khả năng dẫn tới việc rụng trứng không thường xuyên và tác động tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài tình trạng tay chân lạnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: Đầu gối bủn rủn không thể đứng lâu được, kinh nguyệt không đều kéo dài, thậm chí còn bị tắc kinh 1 – 2 tháng… thì bạn càng cần lưu ý vì rất có thể đó chính là nguyên nhân chính của tử cung lạnh gây hiếm muộn.
Có dịch chảy ra từ núm vú
Nếu bạn không mang thai hoặc đang cho con bú nhưng có chất lỏng rỉ ra từ núm vú thì rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng tăng prolactin huyết (Hyperprolactinemia). Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng này như các vấn đề về tuyến giáp, thuốc men hoặc khối u lành tính trên tuyến yên. Nồng độ prolactin cao gây ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone và ảnh hưởng tiêu cực tới buồng trứng. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu này bạn hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Lông mọc rậm bất thường
Tóc ngày càng mỏng nhưng lông ở các vùng khác như lông chân, lông tay, lông mặt… lại mọc rậm bất thường có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang – một trong những nguyên nhân gây vô sinh phổ biến.
Tình trạng khí hư ra nhiều, có màu vàng, dạng như bã đậu hoặc dạng nước kèm ngứa rát, khó chịu vùng âm đạo là những dấu hiệu nhận biết của các bệnh như viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, viêm âm đạo và một số bệnh tình dục khác. Do đó, nếu thấy hiện tượng này bạn cần đi khám, sàng lọc để chẩn đoán các bệnh có thể gặp phải, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh bệnh diễn biến nặng thêm, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh con về sau.
Biểu hiện khi ăn uống cảnh báo tuyến giáp bất ổn
Nếu cảm thấy khó nuốt khi ăn uống, bạn nên đi kiểm tra tuyến giáp để tránh các biến chứng như đau cơ khớp, giảm ham muốn, vô sinh...
Tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể.
Khi tuyến giáp gặp trục trặc, người bệnh có nguy cơ bị bướu cổ, viêm cánh tay, đau cơ khớp, kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn, vô sinh...
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, nếu nhận thấy tình trạng khó nuốt khi ăn uống lặp đi lặp lại, bạn nên đi kiểm tra tuyến giáp. David Beatty, bác sĩ đa khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm, cho biết, chứng khó nuốt khiến thức ăn hoặc chất lỏng khó đi xuống dạ dày.
"Nếu ai đó gặp khó khăn khi nuốt, họ có thể bị trào ngược kèm theo ho và mắc nghẹn", bác sĩ Beatty giải thích.
Bác sĩ Inna Husain, Trung tâm Y tế Đại học Rush (Mỹ) cho biết, các rối loạn khác nhau có thể khiến tuyến giáp của bạn to ra, chèn ép thực quản, ống dẫn thức ăn tới dạ dày.
Các vấn đề ở tuyến giáp gây khó nuốt bao gồm bệnh Graves, viêm tuyến giáp, bệnh Hashimoto, cường giáp và suy giáp. Bệnh Graves và cường giáp là tình trạng tăng quá mức hormone tuyến giáp, trong khi viêm tuyến giáp liên quan đến hiện tượng sưng đau.
Suy giáp cũng như bệnh Hashimoto xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công tuyến giáp, gây tổn thương và sưng tấy làm hạn chế khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp.
Khó nuốt cũng có thể là một triệu chứng muộn của ung thư tuyến giáp. Các triệu chứng khác mà bạn có thể gặp phải khi ung thư tuyến giáp tiến triển bao gồm ho, khàn giọng và đau cổ họng.
Các vấn đề tuyến giáp cũng dẫn tới thay đổi cân nặng và nhạy cảm với nhiệt hoặc lạnh.
Theo các chuyên gia tại Cleveland Clinic, tuyến giáp không hoạt động bình thường có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn.
Các triệu chứng bất ổn của tuyến giáp chia thành hai nhóm: hormone tuyến giáp dư thừa hoặc thiếu hụt. Nếu tuyến giáp của bạn sản xuất quá nhiều hormone, bạn dễ bị lo lắng, khó chịu, căng thẳng, khó ngủ, giảm cân, kinh nguyệt không đều, nhạy cảm với nhiệt, yếu cơ, run và các vấn đề về thị lực.
Mặt khác, nếu tuyến giáp sản xuất quá ít hormone, bạn bị mệt mỏi, tăng cân, hay quên, kinh nguyệt thường xuyên và nhiều, tóc khô, khàn giọng và không chịu được nhiệt độ lạnh.
Biến chứng do đa nang buồng trứng Đa nang buồng trứng (ĐNBT) là bệnh lý gây ra tình trạng không rụng trứng hoặc rối loạn phóng noãn ở nữ giới - đây chính là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn. Đồng thời, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại các biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Ảnh...