Thấy người bị tai nạn nguy kịch không cứu, có phạm tội?
Nếu hậu quả chết người phải xảy ra và hậu quả chết người là do bị bỏ mặc không cứu giúp thì “người có điều kiện mà không cứu giúp” đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bạn đọc hỏi:
Tôi đang là công nhân của một công ty điện tử, hai ngày trước khi đi làm ca đêm về gần đến nhà thì phát hiện có một vụ tai nạn. Tôi thấy một người nằm bẹp bên vệ đường bên cạnh là chiếc xe máy. Do trời tối lại một mình nên tôi phóng xe một mạch về nhà. Sáng hôm sau, nghe mọi người kể người bị tai nạn hôm qua đang nguy kịch và được cấp cứu ở bệnh viện do mất nhiều máu. Nếu người đó chết tôi có phạm tội không ? (Phạm Hoài Nam)
Thấy người bị tai nạn nguy kịch không cứu giúp có thể bị xử lý hình sự – ảnh minh họa
Trả lời:
Luật sư Giang Văn Quyết, Đoàn luật sư TP Hà Nội có ý kiến trả lời bạn như sau:
Video đang HOT
Việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi có đủ các dấu hiệu thỏa mãn sẽ cấu thành tội phạm. Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật hình sự 1999 thì “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a)Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp..”
Để thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm này cần xác định bạn có đủ điều kiện cứu giúp hay không? Có ý thức được rằng người bị tai nạn đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng? Hậu quả chết người phải xảy ra và hậu quả chết người là do bị bỏ mặc không cứu giúp thì “người có điều kiện mà không cứu giúp” đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bạn tuy có đủ điều kiện để cứu giúp nhưng không làm khiến người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chết thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, trong trường hợp khi có yêu cầu nhưng tổ chức, cá nhân không cứu giúp người bị tai nạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Theo Ngươi đưa tin
1 chiếc cốc vỡ, 11 người... bóc lịch
Bị bà chủ quán cà phê đánh, đòi 50.000 đồng tiền bồi thường chiếc ly vỡ, Bùi Văn Tâm (SN 1988, trú thôn Khánh Xuân, xã Diên Lâm, Diên Khánh, Khánh Hòa) ấm ức rồi rủ đám bạn mang theo hung khí kéo đến làm náo loạn.
Quán cà phê Duyên Quê của bà Võ Thị Chín (49 tuổi) nằm ở thôn Xuân Đông, xã Diên Xuân (Diên Khánh) nổi tiếng là cà phê ngon, khung cảnh thơ mộng và cũng được biết đến với bà chủ quán... dữ dằn. Do đó, ở khu vực này không ai dám hó hé đến quậy phá hay uống... "quỵt" tiền cà phê. Thế nên, khi Tâm - vốn đã có tiền án 9 năm tù về tội giết người, mới ra tù tháng 2/2013 - làm vỡ chiếc cốc tại quán thì vụ hỗn chiến đã xảy ra.
Theo hồ sơ, do mâu thuẫn từ trước với bà Võ Thị Chín nên khoảng 10h30' ngày 28/1/2014, trong lúc ăn tiệc tất niên tại nhà Nguyễn Đức Thắng (SN 1993, trú cùng thôn), Tâm đã kể lại chuyện bị bà Chín cho người đánh, bắt đền chiếc cốc bị vỡ rồi rủ nhóm bạn 10 người đi đánh trả thù.
Các bị cáo tại tòa.
Trong lúc đã có men rượu trong người nên cả nhóm đều đồng ý rồi sử dụng 4 xe máy chở nhau đến quán cà phê trên. Trên đường đi, nhóm này chuẩn bị hung khí như cây rựa, khúc cây, cục gạch...
Thấy nhóm thanh niên hùng hổ lao vào quán, bà Chín chạy vào quầy thu ngân lấy 1 cây rựa xông ra nghênh chiến. Lương Võ Bình Dương (SN 1998, là con bà Chín) đang ngủ trong nhà nghe tiếng la hét ồn ào nhìn ra thấy mẹ mình bị đánh, liền cầm một cây tuýp sắt chạy ra. Vụ hỗn chiến xảy ra khiến Dương bị thương tích với tỷ lệ thương tật 53%, còn bà Chín không xác định được tỷ lệ thương tật.
Ngày 29/9/2015, TAND huyện Diên Khánh mở phiên tòa đưa vụ án ra xét xử. Theo HĐXX nhận định, các bị cáo không có mâu thuẫn gì với bà Chín, anh Dương nhưng đã cùng nhau đi đánh thể hiện tính chất côn đồ. Anh Dương khi bị đánh chưa đủ 16 tuổi nên các bị cáo còn phạm tội đối với trẻ em.
Trong vụ, Tâm là người khởi xướng, rủ rê các bị cáo khác phạm tội, bị cáo là một người có tiền án nhưng bị cáo không lấy đây là bài học để tu dưỡng, rèn luyện bản thân mà lại tiếp tục phạm tội nên lần phạm tội này thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.
Sau khi nghị án TAND huyện Diên Khánh đã tuyên xử phạt Bùi Văn Tâm 7 năm 6 thang tù, 10 bị cáo tham gia hỗn chiến cũng đều nhận mức hình phạt từ 5 năm 6 tháng đến 4 năm tù cùng về tội cố ý gây thương tích.
Về trách nhiệm dân sự, tại phiên tòa, bà Chín là người đại diện hợp pháp cho anh Dương và anh Dương yêu cầu bồi thường hơn 130 triệu.
Sau khi án tuyên, các bị cáo làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Mới đây, TAND tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên tòa phúc thẩm bac khang cao giữ nguyên án sơ thẩm. Lý do là viêc nôp tiên cua cac bi cao chưa thoa man yêu câu đê đươc giam nhe, cac bi cao không phai tư nguyên khăc phuc hâu qua ma nôp đê đôi pho.
Ly Hiên Vinh
Theo_VietNamNet
Nhận 8 triệu đồng, một thư ký tòa lãnh sáu tháng tù Chiều 31-12, TAND tỉnh Bạc Liêu đã xử phúc thẩm và tuyên sáu tháng tù giam một thư ký Tòa thuộc TAND huyện Vĩnh Lợi của tỉnh này. Bị cáo Trần Thị Diễm My, bị bắt quả tang nhận tiền của đương sự hôm 12-9-2014. My bị kết tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản 8 triệu đồng của Lê Thị Thu Ba...