Thầy mới của Quang Hải: Đồng đội cũ của Zidane, sự nghiệp ‘không phải dạng vừa’
Gia nhập Pau FC, Quang Hải được làm việc với HLV trưởng Didier Tholot, một cựu cầu thủ từng là đồng đội của nhiều danh thủ nổi tiếng như Zinedine Zidane.
HLV Didier Tholot là HLV trưởng đương nhiệm của Pau FC. Không phải ngôi sao nổi tiếng khi còn là cầu thủ nhưng nhà cầm quân sinh năm 1964 này từng là đồng đội với những tượng đài của bóng đá Pháp và có dấu ấn ở đấu trường châu Âu.
Khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong sự nghiệp cầu thủ của ông Tholot có lẽ là mùa giải khoác áo Bordeaux. Khi đó, ông sánh vai cùng Zinedine Zidane, Bixente Lizarazu và Christophe Dugarry tạo ra cơn “địa chấn” để giành quyền vào chung kết UEFA Cup năm 1996.
HLV Didier Tholot của Pau FC đáng nể ở cả vai trò cầu thủ lẫn HLV (Ảnh: sport.fr)
Tại tứ kết UEFA Cup 1996, Bordeaux phải đối mặt với AC Milan hùng mạnh, sở hữu những danh thủ hàng đầu thế giới như Roberto Baggio, Paolo Maldini, Franco Baresi, Marcel Desailly và George Weah. Đại diện của Italy thắng 2-0 ở lượt đi. Chính tiền đạo Tholot là người mở ra màn ngược dòng không tưởng cho Bordeaux trong trận lượt về. Ông ghi bàn mở tỉ số trong trận thắng 3-0, đưa đội bóng Pháp vào bán kết và thêm một lần tỏa sáng với pha lập công vào lưới Slavia Prague.
Ở mùa giải tiếp theo, Tholot vẫn gắn bó với Bordeaux trong khi các đồng đội như Zidane, Dugarry và Lizarazu gia nhập những CLB hàng đầu châu Âu. Tholot đá cặp tiền đạo với một ngôi sao khác của bóng đá Pháp là Jean-Pierre Papin. Sau 2 mùa giải chơi bóng ở Bordeaux, Tholot ghi được 21 bàn thắng.
Didier Tholot (Số 9) năm mừng cùng Zinedine Zidane trong màu áo Girodins de Bordeaux (Ảnh: Girodins de Bordeaux)
Sau khi rời khỏi Bordeaux năm 1997, Tholot chuyển sang Thụy Sĩ chơi bóng. Ông khoác áo các CLB Sion, Basel, Young Boys và Vevey trước khi treo giày. Đặc biệt trong năm cuối cùng của sự nghiệp, ông trở lại Sion để đảm nhiệm vai trò cầu thủ kiêm HLV trưởng.
Năm 2005, Tholot trở về Pháp và nhận lời dẫn dắt Libourne Saint-Seurin. Mặc dù chỉ là một đội bóng tại giải hạng 3 của nước Pháp, song đội hình của họ có một cái tên rất đáng chú ý – Mathieu Valbuena. Có thể nói rằng HLV Tholot chính là người đã cứu vớt sự nghiệp của cầu thủ này.
Valbuena không thể trụ lại đội trẻ của Bordeaux do thể hình quá nhỏ, với chiều cao chỉ 1m67. Tiền vệ này tạm gác lại giấc mơ cầu thủ chuyên nghiệp, chỉ đá cho một đội bóng nghiệp dư ở giải hạng 5 trong lúc làm nhân viên bán hàng.
Sau khi tiếp quản ghế HLV trưởng Libourne, Didier Tholot ngay lập tức nhận ra tài năng của Valbuena và biến cầu thủ này trở thành ngôi sao của đội. Valbuena góp công lớn đưa Libourne lên hạng Ligue 2, từ đó được Marseille để mắt tới và chiêu mộ.
Mathieu Valbuena được HLV Didier Tholot cứu vãn sự nghiệp, sau đó tỏa sáng ở Marseille (ảnh: Sky Sports)
Về phần Tholot, ông ở lại Libourne để dẫn dắt đội bóng trong mùa giải đầu tiên chinh chiến tại Ligue 2, tuy nhiên CLB bị xuống hạng ngay sau đó và ông phải ra đi. Ở đội bóng tiếp theo là Reims, Tholot cũng không thành công và bị sa thải vào tháng 12/2008. Tới tháng 4/2009, ông nhận lời dẫn dắt Sion – CLB mà mình từng gắn bó trong thời gian thi đấu tại Thụy Sĩ. Không chỉ giúp Sion trụ hạng, Tholot còn đưa đội bóng này giành vô địch Cúp Quốc gia ngay trong mùa giải đầu tiên.
Giai đoạn 2010 tới 2013, Didier Tholot gắn bó với CLB Chateauroux và giúp đội bóng này trụ lại Ligue 2 trong 3 mùa giải dù liên tục gặp khó khăn về tài chính. Sau đó, ông dành 1 năm để nghỉ ngơi trước khi nhận lời tới Bastia làm trợ lý cho HLV trưởng Claude Makelele.
Video đang HOT
Claude Makelele và Didier Tholot ra mắt CLB Bastia mùa giải 2014/15 (Ảnh: RTL)
Tháng 11/2014, Makelele bị Bastia sa thải, và Tholot cũng xin ra đi để trở lại Sion lần thứ 3 với vai trò HLV trưởng. Ông giúp đội bóng này giành Cúp Quốc gia Thụy Sĩ ngay trong mùa giải 2014/15 – đó cũng là danh hiệu gần nhất mà đội bóng này có được tính tới hiện tại.
Dưới sự dẫn dắt của HLV Tholot, Sion thi đấu thành công ở Europa League 2015/16 khi đứng thứ hai ở một bảng đấu có Liverpool, Rubin Kazan và Bordeaux. Đội bóng Thụy Sĩ cầm hòa Liverpool trong cả 2 lượt trận. Tuy nhiên, Sion bị loại ở vòng tiếp theo.
Kết thúc mùa giải 2015/16, Tholot rời Sion. Ông dành thời gian nghỉ ngơi trước khi nhận lời dẫn dắt CLB AS Nancy và giúp đội bóng này trụ hạng Ligue 2. Dù vậy, thành tích của đội bóng này ở mùa giải 2018/19 không tốt, và Tholot bị sa thải khi mới bước sang tháng 10.
HLV Didier Tholot cùng CLB Sion giành chức vô địch Cúp Quốc gia Thụy Sĩ năm 2015 (Ảnh: Le Nouvelliste)
Sau 18 tháng thất nghiệp, Tholot nhận lời làm HLV trưởng Pau FC và giúp đội bóng xếp hạng 14 tại Ligue 2 trong mùa giải đầu tiên góp mặt ở hạng đấu này. Mùa giải trước, Pau FC xếp thứ 10.
HLV Tholot không phải một tên tuổi lẫy lừng nhưng ông cũng có những dấu ấn đáng nể trong sự nghiệp cầu thủ cũng như khi cầm quân. Vị HLV trưởng của Pau FC có kinh nghiệm làm việc cùng những ngôi sao đẳng cấp hàng đầu. Gia nhập Pau FC và được dẫn dắt bởi HLV Tholot, Quang Hải có thể sẽ thu về những trải nghiệm đáng giá.
Quang Hải đến Pau FC: Lựa chọn khôn ngoan và cuộc chinh phục mới
Quang Hải đến Pau FC là môi trường vừa tầm xét về mặt bóng đá, nhưng cũng không ít thách thức đến từ các yếu tố bên ngoài sân cỏ.
Lịch sử Pau FC
Trong một bài báo năm 1923, Le Patriote des Pyrenees - nhật báo Công giáo hoạt động trong giai đoạn 1896-1944, lịch sử bóng đá ở Pau, thành phố thuộc tây nam nước Pháp, bắt đầu từ 1888 với việc thành lập Hiệp hội Bourbaki.
Dù vậy, bóng đá không quá phát triển. Bóng bầu dục vẫn là môn thể thao chính cho đến những năm 1930.
Pau FC có lịch sử lâu đời và nhiều thăng trầm
Dưới sự bảo trợ của Công giáo, Bleuets de Notre-Dame de Pau - tiền thân của Pau FC ngày nay, được thành lập vào năm 1920 sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tên của CLB mang ý nghĩa hoa thanh cúc (tên khoa học Centaurea cyanus; hay Bleuets trong tiếng Pháp).
Màu sắc ban đầu được lựa chọn là Xanh lam và Trắng, màu của Đức mẹ Đồng trinh Maria.
Phải đến mùa giải 1935-36 người ta mới nói đến giải đấu chính thức đầu tiên, khi đội tham dự sân chơi nghiệp dư của Pyrenees, thuộc Liên đoàn Tây Nam vừa mới thành lập. Năm 1941, Bleuets mua một mảnh đất 12.000 mét vuông để xây dựng sân bóng đá của riêng, Stade des Bleuets.
Tuy nhiên, CLB bóng đá Pau chỉ được công nhận thành lập vào năm 1959 - tên chính thức Football-Club de Pau - với một bộ phận tách ra từ Bleuets de Notre-Dame de Pau. Đội trẻ và các tình nguyện viên vẫn tiếp tục thuộc về "Bleuets".
Doanh nhân người Pháp gốc Argentina, Jose Bidegain, đặt nền móng cho sự phát triển này. CLB lấy phương châm "Vencer o sonréir" (tạm dịch: Để chiến thắng hoặc mỉm cười), nhằm tận dụng di sản từ sự bảo trợ của Công giáo trước đây.
Trong nhiều thập kỷ, Pau thi đấu các giải nghiệp dư và hạng dưới bóng đá Pháp. Thành tích tốt nhất của đội là vô địch Division 3 mùa giải 1992-93 - sân chơi cho cho các đội nghiệp dư hoặc đội trẻ của các CLB chuyên nghiệp. Với chiến thắng này, đội bước lên National 1 (tương đương với hạng Ba ngày nay).
Đây là giai đoạn hoàng kim trên sân cỏ, nhưng cũng khởi đầu cho cuộc khủng hoảng khiến Pau sụp đổ. Chính quyền địa phương không thể hỗ trợ về tài chính, dẫn đến việc nhiều cầu thủ đình công vào tháng 10/1993 để phản đối việc không được nhận lương.
Pau FC mới lên chuyên nghiệp hai năm
Từ một người hùng, Chủ tịch Alain Pitoun phải từ chức ngày 2/11/1993 sau khi vướng vào cáo buộc pháp lý. Ông ra đi với tay trắng vì khoản nợ lên đến 220 triệu franc. Tòa án Thương mại thành phố Pau vào cuộc và việc phát mại là không tránh khỏi (còn được gọi "liquidation judiciaire", nghĩa là thanh lý tư pháp), khi các cầu thủ không có lương, còn CLB ghi nhận khoản thâm hụt kế toán 4 triệu franc.
Ngày 7/2/1995, Football-Club de Pau chính thức được phát mại. Trong năm này, tổng số các công ty bị phá sản ở Pháp là 58.213.
Tái sinh và tuổi chuyên nghiệp non trẻ
Hơn 4 tháng kể từ sau khi bị phát mại, Pau tái sinh từ đống tro tàn nhờ một người con của CLB: cựu thủ môn Bernard Laporte-Fray. Ông đồng thời là giám đốc một chi nhánh ngân hàng, hướng tới việc quản lý hai viện dưỡng lão, Beau Manoir ở Uzos và Chênes ở Artix.
Pau Football Club chính thức được thành lập ngày14/6/1995, lấy trang phục chính màu Vàng và Xanh lam theo truyền thống của thành phố Pau.
CLB mới bắt đầu tập trung phát triển cầu thủ trẻ và chấm dứt hệ thống ngôi sao. Cựu đội trưởng nổi tiếng của những năm 1980, Robert Pere-Escamps, người từng có 13 mùa giải thi đấu cho đội, được bổ nhiệm làm huấn luyện viên.
Edouard Cisse, thành viên trong đội trẻ trước thời điểm bị phát mại, là ngọn cờ đầu trong cuộc tái sinh. Anh tiếp tục được đào tạo trong môi trường mới một năm, rồi lên đội một mùa giải 1996-97.
Cisse ra mắt Pau FC năm 1997, rồi chuyển đến PSG trong cùng năm. Cựu tiền vệ 44 tuổi này, với 14 lần khoác áo U21 Pháp, còn thi đấu cho một số CLB nổi tiếng khác như West Ham, Monaco, Marseille.
Adrien Rabiot - tuyển thủ Pháp hiện khoác áo Juventus - cũng từng có thời gian ngắn được Pau FC đào tạo.
Năm 2008, ở tuổi 13, Rabiot gia nhập học viện Man City. Sau 6 tháng, đội bóng Anh phá vỡ một số thỏa thuận nên gia đình quyết định trở lại Pháp. Pau FC là điểm dừng chân của tiền vệ sinh năm 1995, bước đệm cho hành trình đến PSG sau đó ít lâu.
Sau 21 mùa giải thi đấu nghiệp dư kể từ khi tái sinh, trải qua nhiều biến động, Pau FC bước lên National năm 2016.
Mùa giải 2019-20 đánh dấu những điều kỳ diệu trong lịch sử CLB. Pau FC gây bất ngờ lớn khi đánh bại Bordeaux 3-2 ở vòng 1/16 Cúp quốc gia Pháp. 15.668 đã đến Stade du Hameau - SVĐ thuộc quản lý của địa phương mà được đội mượn làm sân nhà, vì sân Nouste Camp hoạt động từ 2018 không đủ chỗ ngồi).
Hệ thống chiến thuật của HLV Tholot hứa hẹn phù hợp với Quang Hải
Kỷ lục về khán giả được phá vỡ ngay sau đó khi Pau FC tiếp PSG trong trận vòng 1/8 (thua 0-2). 60.000 người đăng ký mua vé trực tuyến, nhưng chỉ 16.707 khán giả được vào sân, vượt sức chứa 14.588 của Stade du Hameau.
Mùa giải lịch sử ấy bị gián đoạn bởi Covid-19, khi Pau FC đang dẫn đầu National. Liên đoàn bóng đá Pháp sau đó công nhận vị trí của CLB cùng suất lên hạng Ligue 2, nhưng không trao chức vô địch. Điều này không giống Ligue 2 và Ligue 1, khi Lorient và PSG đều được cộng nhận tư các đội vô địch.
Pau FC lên hạng Ligue 2, chính thức bước chân vào thế giới chuyên nghiệp dù có ngân sách đứng áp chót National 2019-20. Trong mùa giải 2020-21, ngân sách hoạt động được tăng lên 6,5 triệu euro và CLB trụ hạng thành công, với vị trí 14. Ở mùa 2021-22, CLB kết thúc với hạng 10
Cơ hội và thách thức cho Quang Hải
Tốc độ phát triển của Pau FC trong thời gian gần đây rất ấn tượng. Phương châm "Vencer o sonréir" vẫn được Chủ tịch Bernard Laporte-Fray đề cập để giảm áp lực cho cầu thủ. "Chúng tôi phải đi những con đường nhỏ ở nông thôn để có cho mình phương tiện lên đến đỉnh núi này", ông nói về thành tích lên Ligue 2.
Sự non trẻ về thành tích chuyên nghiệp và áp lực không cao là môi trường lý tưởng với Nguyễn Quang Hải, bản hợp đồng mới nhất của Pau FC. Ít nhất là trên lý thuyết.
Quang Hải cần một trải nghiệm chất lượng hơn V-League và vì thế Pau FC hoàn toàn phù hợp. Một CLB tầm trung ở giải hạng Hai nước Pháp rất thích hợp để ngôi sao đội tuyển Việt Nam từng bước thích nghi, sau khi đã thể hiện được mình với bóng đá châu Á.
Đội hình hiện tại của Pau FC có tuổi trung bình 25,6, đứng thứ 9 tại Ligue 2. Đây là một yếu tố quan trọng khác để Quang Hải có thể hòa nhập trong môi trường mới.
Về khía cạnh bóng đá, HLV Didier Tholot xây dựng hệ thống chiến thuật linh hoạt. Pau FC vận hành tùy theo đối thủ với hai sơ đồ chính 4-4-2 và 4-2-3-1. Khi cần, đội cũng có thể đá 4-3-3, 3-5-2, 3-4-1-2 hoặc 3-4-2-1.
Quang Hải đều không lạ với bất kỳ hệ thống nào, trong thời gian làm việc cùng HLV Chu Đình Nghiêm và các trận đấu ở tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo.
HLV Didier Tholot hiện thiếu các cầu thủ tấn công biên thuận chân trái. Như vậy, đây là một cơ hội khác để Quang Hải cạnh tranh vị trí trong tương lai.
Quang Hải có nhiều cơ hội, cũng đối mặt không ít thách thức
Cơ hội luôn đi kèm với thách thức. Bóng đá Pháp đòi hỏi thể lực rất cao, khi nền tảng của các CLB là những cầu thủ có gốc châu Phi.
Hiện tại, 15 thành viên của Pau FC là các cầu thủ người châu Phi hoặc các trường hợp người Pháp gốc Phi. Khả năng chiến đấu tay đôi và cơ bắp được ưu tiên, nên HLV Tholot sẽ đòi hỏi rất nhiều về sự chuẩn bị thể lực của Quang Hải.
Cũng vì điều này, chỉ có 3 cầu thủ châu Á tham dự Ligue 2 mùa trước (2 người Nhật Bản, 1 Trung Quốc). Nếu tính LĐBĐ châu Á thì còn có 2 gương mặt Australia.
Trở ngại khác với Quang Hải về chuyên môn là ông Tholot ít khi sử dụng cầu thủ nước ngoài. Tỷ lệ thi đấu của các trường hợp không có quốc tịch Pháp ở Pau FC trong mùa giải vừa qua chỉ là 22,6%, ít thứ 3 giải đấu. Có đến 10 CLB mà các trường hợp người nước ngoài đá trên 42% số phút.
Để Quang Hải cạnh tranh vào thời lượng hơn 22% số phút thi đấu của ngoại binh đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Chưa kể, cầu thủ 25 tuổi này còn phải sớm giải quyết khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa - những yếu tố có tác động không nhỏ đến hiệu suất bóng đá.
Gian nan tỏ mặt anh hùng. Quang Hải có đủ dũng cảm cùng sự tự tin để bước vào cuộc phiêu lưu ở nền bóng đá xa lạ, và phía trước là những khó khăn mà anh cần sức mạnh tâm lý để vượt qua, từ đó mở ra bước ngoặt cho bóng đá Việt Nam.
Bất ngờ mức lương của Quang Hải ở Pháp Nhiều thông tin khẳng định, mức lương Quang Hải nhận được ở đội bóng mới có thể thấp hơn cả số tiền một đội bóng V.League đưa ra. Quang Hải được đồn đoán gia nhập Pau FC của Pháp. Sáng 27/6, Nguyễn Quang Hải đã lên đường sang Pháp để chuẩn bị cho việc khoác áo đội bóng mới. Pau FC, đội mới...