Thay máu cổ đông, nhân sự, Công ty cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát (HTP) sắp tăng vốn 55 lần
Công ty cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát (HTP) vừa thông qua Nghị quyết HQT, đề ra chủ trương tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu với quy mô trên 1.000 tỷ đồng.
Theo HTP, mục tiêu của đợt tăng vốn là để bổ sung vốn tập trung vào 3 lĩnh vực in ấn, bất động sản và công nghệ thông tin, song doanh nghiệp không tiết lộ chi tiết về phương án phát hành cổ phần trong văn bản lần này.
Với quy mô vốn điều lệ hiện tại là 18 tỷ đồng, phương án tăng vốn trên dự kiến sẽ làm vốn điều lệ của HTP tăng khoảng 55 lần.
HTP được thành lập từ tháng 4/1996, tiền thân là Xí nghiệp In sách giáo khoa Hòa Phát, thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và được cổ phần hóa vào năm 2003.
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực in ấn sách giáo khoa có thời vụ sản xuất chính từ tháng 12 năm trước và kết thúc vào tháng 6 năm sau, với đơn đặt hàng chủ yếu từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cổ đông lớn đang nắm giữ 23,19% cổ phần HTP. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn mảng sản xuất – kinh doanh văn phòng phẩm, in các tạp chí, tờ rơi và ấn phẩm khác.
Cổ phiếu HTP được niêm yết từ năm 2006 trên HNX và hiện đứng ở giá bằng mệnh giá.
Trước khi quyết định tăng vốn khủng của HTP được đưa ra, doanh nghiệp đã có một cuộc “thay máu” lãnh đạo cấp cao, cũng như cơ cấu cổ đông có sự thay đổi mạnh.
Video đang HOT
Cụ thể, giữa tháng 1/2020, HTP tổ chức họp ại hội đồng cổ đông bất thường thông qua việc miễn nhiệm và bầu mới tất cả các thành viên HQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2019 – 2023, những người cũ được bầu trước đó khoảng 8 tháng.
Theo đó, ông Bùi Xuân Hồi bị miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HQT, ông Lê Quốc Kỳ Quang thay thế vào vị trí này.
Ông Phạm Duy đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc HTP, thay cho ông Phạm Hải ăng. Ban lãnh đạo HTP quyết định đổi tên Công ty từ tên cũ là Công ty cổ phần HTInvest.
Theo phương án tăng vốn, số tiền HTP sẽ huy động từ cổ đông hiện hữu hoặc thông qua chào bán riêng lẻ tối thiểu là 150 tỷ đồng để tái cấu trúc Công ty.
HTP sẽ chuyển trụ sở từ tòa nhà VCCI, số 9 ào Duy Anh, TP. Hà Nội sang số 157 đường Tôn ức Thắng, quận Cẩm Lệ, TP. à Nẵng.
áng chú ý, HTP dự kiến chuyển đổi khu đất tại 157 Tôn ức Thắng, à Nẵng thành đất thuê 50 năm trả tiền, phục vụ hoạt động kinh doanh lâu dài. Khu đất này có diện tích 3.242,5 m2.
Về sự xáo trộn trong cơ cấu cổ đông HTP, các cổ đông lớn Phạm Quang Hòa, Bùi Minh Hạnh, Nguyễn Thị Dung đã bán ra toàn bộ 62% cổ phần nắm giữ.
Trong khi đó, Công ty TNHH à Nẵng HQ Investment và hai cá nhân Vũ Lã Mạnh Hào, inh Thị Hoài Hương đã gom trên 50% cổ phần của HTP.
Năm 2019, HTP đạt 8 tỷ đồng doanh thu, tăng 8%; lợi nhuận sau thuế 508 triệu đồng (năm 2018 đạt gần 200 triệu đồng). Với kế hoạch tăng vốn khủng cũng việc thay tên, đổi trụ sở, HTP đang có sự thay máu toàn diện.
Tuy nhiên, nỗ lực này có vực dậy được hiệu quả kinh doanh đi xuống trong vài năm trở lại đây hay không, thời gian mới có câu trả lời.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
"Thay máu" cổ đông, GTNFoods chưa tính bầu nhân sự HĐQT mới, muốn rút chân khỏi Vinatea
Rút chân khỏi GTNFarm, GTNFoods sẽ thoái sạch vốn Tre Mộc Châu và 75% vốn góp Vinatea. Giá chuyển nhượng mà GTN Foods công bố với các cổ đông là 490,5 tỷ đồng.
CTCP GTNFoods (mã GTN) sẽ tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 16/12 tới đây. Theo tài liệu họp vừa công bố, GTNFoods sẽ trình cổ đông hai nội dung bao gồm việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ và phương án thoái vốn để tái cấu trúc.
Cuộc họp ĐHĐCĐ được GTN Foods tổ chức khi doanh nghiệp này đang có sự xáo trộn đáng kể trong cơ cấu cổ đông. CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã sở hữu 43,17% vốn điều lệ sau hai đợt mua thêm hồi tháng 6 và tháng 11 vừa qua. Trước đó, Vinamilk đã nhận chuyển nhượng hơn 38% vốn từ ba nhà đầu tư tổ chức gồm Chứng khoán HSC, Tael Two Partner và PENM IV. Với tỷ lệ trên, cổ đông này đã nắm trong tay quyền phủ quyết đối với các quyết định quan trọng (thay đổi ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng tài sản, tổ chức lại giải thể công ty...). Tuy nhiên, đối với các nghị quyết khác, tỷ lệ cổ đông thông qua chỉ cần đạt 51%.
Đồng thời, theo quy định tại Luật doanh nghiệp, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lại trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ và đề cử người vào HĐQT cùng Ban Kiểm soát. Đến tháng 12 này, Vinamilk đã hoàn toàn đủ các quyền trên. Nội dung họp theo cập nhật của GTNFoods đến hôm nay vẫn chưa có nội dung liên quan đến nhân sự HĐQT.
Cơ cấu cổ đông hiện tại của GTNFoods đã có sự thay đổi đáng kể
Theo phương án tái cấu trúc được trình, doanh nghiệp này sẽ thực hiện thoái toàn bộ vốn tại ba công ty con: GTNFarm, GTN Tài sản và GTNFoods Consumers. Giá chuyển nhượng cũng đã được công bố.
Cụ thể, GTNFoods sẽ bán toàn bộ 99,99% vốn CTCP Nông nghiệp GTN (GTNFarm) với giá 490 tỷ đồng. GTNFarm thành lập vào tháng 6/2019 và vừa tăng vốn từ 400 tỷ đồng lên 667 tỷ đồng theo giấy đăng ký thay đổi vào hôm nay (5/12). Phần vốn góp này chủ yếu được góp bằng tài sản (98,979%), còn lại là tiền mặt. GTNFoods trước đó chủ trương góp vốn vào GTNFarm bằng cổ phần Vinatea do công ty sở hữu (95% vốn). Hồi tháng 10 vừa qua, GTNFoods lại lên kế hoạch nhận chuyển nhượng trở lại 20% vốn Vinatea theo giá đã góp vốn. Đồng thời, ở chiều ngược lại, công ty góp thêm toàn bộ 96,37% vốn CTCP Sản xuất tre công nghiệp Mộc Châu vào GTNFarm.
Rút chân khỏi GTNFarm, GTNFoods sẽ thoái sạch vốn Tre Mộc Châu và 75% vốn góp Vinatea. Giá chuyển nhượng mà GTN Foods công bố với các cổ đông là 490,5 tỷ đồng.
GTNFoods sẽ thoái vốn khỏi Vinatea
CTCP Đầu tư và Khai thác tài sản GTNFoods (GTN Tài sản) cũng là doanh nghiệp mới thành lập. Theo nghị quyết HĐQT, công ty có chủ trưởng thành lâp doanh nghiệp vốn 500 tỷ đồng với mục đích thực hiện đầu tư, quản lý và khai thác các tài sản trong lĩnh vực không cốt lõi. Cập nhật theo giấy phép đăng ký kinh doanh mới nhất (tháng 7/2019), GTN Tài sản hiện có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, trong đó phần góp vốn của GTNFoods là . Công ty dự kiến nhượng lại với giá 235,5 tỷ đồng.
Cùng với khoản chuyển nhượng 8 tỷ đồng tại CTCP Hàng tiêu dùng GTN Foods (GTNFoods Consumers ), tổng số tiền công ty nhận được từ chuyển nhượng cổ phần sau tái cấu trúc ước tính hơn 490 tỷ đồng.
Sau hoạt động tái cấu trúc, nhiều khả năng GTNFoods chỉ còn sở hữu trực tiếp một công ty con duy nhất là Vilico. Đây cũng là đơn vị đang sở hữu 51% vốn CTCP Giống bò sữa Mộc Châu, doanh nghiệp cùng ngành sữa đồng thời cũng được đánh giá là mục tiêu chính của Vinamilk trong thương vụ M&A khủng này. Danh sách công ty liên kết được bổ sung thêm Vinatea, Thực phẩm Lâm Đồng và Nhựa miền Trung.
Thanh Thủy
Theo Baodauthau.vn
Thêm 43 dự án FDI đầu tư vào Hà Nội trong tháng 2/2020 Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong tháng 2 năm nay, 43 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 22,7 triệu USD đã được cấp phép đầu tư vào Thành phố Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet Bên cạnh hơn 43 dự án được cấp phép mới, Hà...