Thấy Lâm Ống Húc tặng quà từ thiện, người phụ nữ vội gồng mình đạp xe đến xin dù đang chở chồng bị đau chân khiến ai cũng cảm động
Cảm thấy rất xúc động trước hoàn cảnh của 2 cô chú, Lâm Ống Húc còn gửi tặng thêm món quà đặc biệt khác ngoài đồ ăn.
Những ngày qua, cộng đồng mạng ở khắp mọi nơi đều vô cùng cảm kích trước hình ảnh anh chàng Lâm Ống Húc đi phát rất nhiều món quà cho những người nghèo, người vô gia cư trên đường phố Sài Gòn. Những món quà đơn giản, là chiếc bánh mì, hộp sữa, hộp khẩu trang… thôi nhưng cách tặng vô cùng tình cảm kèm theo những lời nói hài hước của Lâm khiến cho người xem đều rất mến mộ.
Trong một clip mới đăng gần đây mà Lâm Ống Húc đăng tải, dòng nội dung đi kèm với hình ảnh người vợ gồng mình đạp chiếc xe cũ kĩ chở theo người chồng bị đau chân để đến xin quà từ thiện khiến ai nấy đều cảm động: “Vì tình yêu, một người vợ bỗng có nghị lực và sức mạnh phi thường” .
Thấy anh Lâm Ống Húc đang tặng quà từ thiện, người phụ nữ cố gồng mình đạp xe chở theo chồng bị đau chân khiến ai cũng cảm động
Trong video, hình ảnh người vợ tảo tần đi trên chiếc xe đạp cũ kĩ khiến ai cũng thấy thương cảm. Cô đang chở theo người chồng của mình với đôi chân bị tật, phải đi lại bằng 2 chiếc nạng. Phía sau yên xe, phần khung cũng được buộc lại để người chồng ngồi cho vững chắc hơn. Có lẽ nhiều ngày qua, 2 cô chú đều cùng nhau rong ruổi trên chiếc xe này.
Khi nghe có người nói rằng đang phát quà từ thiện, cô vội gồng mình đạp xe đến. Ngay cả khi đã dừng lại, cô vẫn còn thở hổn hển. Hình ảnh này không chỉ khiến cho Lâm Ống Húc mà rất nhiều người xem đều cảm thấy thương.
Lâm Ống Húc đã trao tặng rất nhiều đồ ăn, bánh, cam, khẩu trang, còn tặng thêm cho 2 vợ chồng số tiền là 1 triệu đồng để trang trải. Anh Lâm cũng nhắn gửi rằng những ngày tới có thể sẽ khó khăn hơn nên động viên mọi người cố gắng. Anh tỏ ra rất cảm phục người vợ, nói rằng cô chính là đôi chân của chú.
Cùng với anh Lâm Ống Húc, nhiều cư dân mạng cũng gửi nhiều lời chúc tốt đẹp đến cô chú.
Nguồn: TikTok @lamonghuc
Tuổi thơ khốn khó của Lâm Ống Húc và sự cảm thông, thấu hiểu với người nghèo
Gia đình không có điều kiện nên cấp 1, Lâm học ở lớp tình thương. Thời gian này, Lâm đi nhặt ve chai kiếm tiền tự trang trải một số sinh hoạt cá nhân.
Từ đây, Lâm được tiếp xúc với nhiều mảnh đời khốn khó trong xã hội.
Lâm Ống Húc tên thật là Phạm Tùng Lâm (30 tuổi), hiện đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn. Hơn 1 tháng qua, chàng trai này đã rong ruổi khắp Sài Gòn để trao những phần quà đến tận tay người nghèo, người vô gia cư gặp khó khăn trong mùa dịch.
Trên chiếc xe máy 'cà tàng' chở theo lỉnh kỉnh đồ đạc: nào bánh, nào sữa, nào dầu gió,... chàng trai này cùng với sự tử tế của mình đã đi được nhiều nơi trong thành phố, gặp gỡ nhiều mảnh đời bất hạnh. Tuy nhiên, ít ai biết được tuổi thơ của Lâm từng trải qua những ngày tháng cơ cực, nhặt ve chai kiếm từng ngàn lẻ và đã nhận về nhiều sự giúp đỡ đến từ những người khó khăn như mình...
Lâm Ống Húc và những chuyến xe chở sự tử tế đi khắp Sài Gòn
May mắn khi được tiếp xúc với người nghèo từ bé
Gia đình không có điều kiện nên cấp 1, ba mẹ đăng ký cho Lâm vào học lớp tình thương. 'Bạn bè' của Lâm lúc này không phải là những cô bé, cậu bé nghịch ngợm cùng trang lứa mà là những cô, chú, anh, chị - những người lớn tuổi đáng bậc làm cha, làm mẹ.
Lâm chia sẻ: 'Những người học chung với Lâm có thể là chú xe ôm, người bán vé số lớn tuổi hay những người khuyết tật. Đến giờ Lâm cho đó là may mắn của Lâm vì hồi đó đã được tiếp xúc với những hoàn cảnh khó khăn, nên giờ Lâm dễ dàng thấu hiểu, đồng cảm và hòa mình vào họ'.
Lâm nói mình may mắn khi được tiếp xúc với những mảnh đời cơ cực từ bé, điều này khiến anh hiểu, cảm thông và dễ hòa đồng hơn với họ
Ngoài giờ lên lớp, Lâm đi nhặt ve chai kiếm tiền đỡ đần ba mẹ lúc khó khăn. Lâm kể: ' Lúc đó, ngoại hình của mình trông nhem nhuốc, bẩn thỉu lắm nên nhiều người nhìn Lâm với ánh mắt dè bỉu, khinh bỉ nên Lâm buồn. Lâm rất ít bạn.
Nhưng bù lại, Lâm nhận được nhiều sự giúp đỡ từ những người cùng tầng lớp như mình: Một người anh cùng nhặt ve chai thấy hôm đó Lâm nhặt được ít thì chia lại cho Lâm một số chai lọ, chú đạp xe ba gác thấy Lâm đói thì chia nửa ổ bánh mì, cô bán chè bên đường làm sẵn ly trà đá khi thấy Lâm đi ngang qua giữa ngày nắng gắt,...
Khi lớn lên, Lâm muốn tìm lại những con người đó, không phải chính những người đã giúp mình trước đây mà là những hoàn cảnh khó khăn. Lúc còn nhỏ mình nhận tình cảm từ họ, giờ mình trả lại cũng chính họ thôi'.
Phải đi hết!
Hơn 1 tháng qua, ngày nào Lâm cũng chạy xe máy rong ruổi khắp các ngõ ngách Sài Gòn. Những phần quà lá bánh, là sữa, là trái cây,... được trao tận tay những người khó khăn mà trước đó Lâm chừng quen biết hay tiếp xúc lần nào.
Cũng trong ngần ấy thời gian, Lâm chưa nghỉ một ngày nào dù trời nắng hay mưa. Đôi lúc mệt quá thì gạt chống xe, kiếm vỉa hè ngủ tạm một giấc rồi bon bọn chạy tiếp.
Giấc ngủ vội của Lâm Ống Húc trong buổi trưa Sài Gòn nắng gắt...
Lâm cho biết, không có bất cứ lộ trình cố định nào cho bản thân mỗi ngày khi ra đường. 'Người khó khăn họ không ở cố định một nơi, họ di chuyển khắp nơi nên mình cũng đi khắp nơi như vậy luôn.
Với mình, không có chuyện đường quen đi nhiều, đường lạ đi ít; đường sáng đi, đường tối không đi. Phải đi hết! Những con đường hẻm hóc đôi khi lại nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn' - chàng trai chia sẻ.
Trung bình mỗi ngày, Lâm sẽ trao khoảng 150 đến 200 phần quà. Việc phát quà cũng có những tiêu chí nhất định chứ không hoàn toàn ngẫu nhiên.
'Có tiêu chí hết đó, nhưng phụ thuộc nhiều vào cảm tính cá nhân của mình. Ví dụ, khi đi qua gầm cầu, bùng binh hay con hẻm, nếu thấy tụ tập đông người và không phân biệt được đâu là người khó khăn thật sự, đâu là dân xã hội thì Lâm buộc lòng bỏ qua điểm đó; hoặc khi trên xe còn ít phần quà, Lâm sẽ ưu tiên cho các cô chú lớn tuổi hoặc người khuyết tật'.
Lâm kính cẩn tặng quà cho một người lớn tuổi ở Sài Gòn - Ảnh: Thanh niên
Trên hành trình thiện nguyện của mình, Lâm cũng gặp không ít những hoàn cảnh khó khăn khiến mình xúc động nhớ mãi và cả những câu chuyện mà buộc lòng Lâm phải ứng xử cứng rắn.
'Hôm đó mình gặp hai vợ chồng dẫn theo con nhỏ trú dưới gầm cầu An Sương. Tặng quà xong hỏi ra mới biết, anh chị này phải bán xe máy để cầm cự ở Sài Gòn những ngày giãn cách. Mong được về quê nên anh chị để dành ít tiền để mua vé xe khách nhưng không có xe nào chạy, phải ngủ ở gầm cầu. Trước khi rời đi, anh nói với mình câu này: 'Có mệnh hệ gì cũng mong được nằm xuống trên quê hương của mình'.
'Lần khác, khi lái xe đến cầu vượt Hàng Xanh, Lâm dừng lại thì có nhiều người tập trung đông để nhận quà và họ mất bình tĩnh. Thậm chí, có người còn thò tay vào thùng đồ để lấy, lúc đó Lâm buộc phải gằn giọng nghiêm túc, thậm chí chấp nhận lái xe đi và bỏ qua nơi đó. Vì một người không có ý thức thì đành bỏ hết tất cả. Một lúc nào đó khi mọi người bình tĩnh hơn và Lâm đủ kỹ năng để kiểm soát đám đông thì Lâm sẽ quay lại'.
Ước mong lan tỏa sự tử tế
Cách đây 8 năm, Lâm từng thực hiện chuyến đạp xe xuyên Việt 2 chiều từ Cà Mau đến Hà Giang và ngược lại trong 3 tháng. Động lực để chàng sinh viên năm 2 lúc ấy thực hiện được điều này là vì lời nói của người cha đã mất.
'Ngày bé được cha chở đi học, cha hứa nếu học giỏi sẽ chở đi khắp nơi, nhưng chưa thực hiện thì cha mất. Sau này lớn lên, Lâm hiểu rằng đó không phải là câu 'dụ dỗ' con cái mà là ước nguyện của người cha không được đi học, ước nguyện của người cha không có 1 cuộc sống thành công đã gửi gắm vào người con trai duy nhất của mình.
Nhưng cha không nói là đến địa điểm nào cố định cả, thôi thì mình đi khắp Việt Nam đi, là sẽ chắc cú thực hiện được ước nguyện của cha mình thôi'.
Nói về ước mơ của mình, Lâm cười: 'Lâm mong những hành động tạm gọi là tốt của mình trong thời gian qua sẽ lan tỏa nhiều hơn đến cộng đồng, để những người trẻ có thể hiểu được tinh thần san sẻ, yêu thương và càng ngày càng có nhiều bạn làm những việc có ích hướng đến cộng đồng, theo cách này hay cách khác'.
Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản giả mạo Lâm Ống Húc nhằm mục đích trục lợi. Mới đây tại chương trình Sài Gòn trong tim tôi, Lâm Ống Húc một lần nữa khẳng định không kêu gọi quyên góp, không công khai số tài khoản để nhận tiền hỗ trợ vô tội vạ.
'Hiện tại, số hiện vật và hiện kim mà các nhà hảo tâm gửi gắm mình vẫn còn, mình sẽ tặng hết cho bà con nghèo bằng những chuyến xe rong ruổi mỗi ngày. Với những nhà hảo tâm khác, các bạn có thể gửi gắm những tổ chức từ thiện khác, những nơi mà họ có đủ tiềm năng về kinh tế, nhân sự, thời gian,... để có thể cùng Lâm san sẻ trên diện rộng hơn, giúp đỡ được nhiều người hơn' - Lâm chia sẻ.
Điều mà Lâm mong mỏi nhất là lúc này... không phải chạy xe máy rong ruổi mỗi ngày nữa. 'Lúc đó Sài Gòn hết giãn cách, cuộc sống trở lại bình thường, mọi người có thể ra đường ổn định kinh tế, những tổ chức hay cá nhân từ thiện khác cũng có thể ra đường giúp đỡ cho bà con. Lâm mong ngày này lắm...'
Trẻ vô gia cư "ăn bờ ngủ bụi" được phát bữa tối, nói đôi câu mà khiến nhiều người lớn "đỏ mặt" Nhóm trẻ này sống lang thang, vạ vật ở khu vực Cầu Mống giao giữa quận 1 và quận 4. Các em nói mình đã mồ côi cha mẹ... Ảnh minh họa Có người nghĩ rằng, trẻ em lang thang cơ nhỡ không được học hành, không có cha mẹ ở kề bên kèm cặp, tụ tập lêu lổng với nhau sẽ sinh...