Thay lại khớp gối
Bác sĩ Nirad Suresh Vengsarkar, cố vấn cao cấp về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình của 5 bệnh viện tại Mumbai (Ấn Độ) là Bhatia, Lilavati, Hiranandani, Saifee, Jaslok vừa thực hiện thành công thay lại khớp gối tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM.
Khớp gối nhân tạo được sử dụng thuộc thế hệ TC3, có phần mâm chày xoay được, được thiết kế đặc biệt để phù hợp với những trường hợp thay lại. Trao đổi với PV Thanh Niên, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết đây là những ca thay lại khớp gối đúng bài bản đầu tiên tại Việt Nam.
Bác sĩ Nirad phẫu thuật thay lại khớp gối tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Ảnh: Lan Chi
Trong ngành chấn thương chỉnh hình, thay khớp gối là một kỹ thuật khó, thay lại khớp gối còn khó hơn một bậc. Cho đến nay, một số nơi đã thực hiện thay lại khớp gối nhưng không chính quy do không dùng đúng loại khớp chuyên dụng, khiến thời gian sử dụng khớp mới không lâu và chức năng khớp gối của bệnh nhân bị giới hạn.
Khám định kỳ để phát hiện sớm
Bệnh nhân từng thay khớp cần đến bác sĩ để được khám định kỳ thường xuyên, đặc biệt nếu cảm thấy đau, đi lại khó khăn… Có nhiều ca không sử dụng được khớp gối nhân tạo đã thay vì nhiều lý do như nhiễm trùng, sai sót về kỹ thuật mổ, khớp bị hư sau một thời gian sử dụng. Khi đến khám, nếu phát hiện có dấu hiệu hủy xương ở phần xương nằm dưới khớp nhân tạo, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay lại khớp gối. Đặc biệt, trường hợp khớp bị nhiễm trùng thì phải xử lý sớm vì để càng lâu, vi khuẩn càng ăn mòn xương khiến rất khó thay lại khớp mới.
Video đang HOT
Trong số các ca do bác sĩ Nirad thực hiện tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, có một trường hợp nhiễm trùng tiềm ẩn, không được phát hiện khi xét nghiệm trước phẫu thuật mà phải mổ, lấy mẫu mô trong khớp gối bệnh nhân đem soi tươi để xác định. Nếu có kết luận nhiễm trùng thì ngưng thay khớp mới để xử lý dứt điểm vi khuẩn bằng kháng sinh phù hợp khi có kết quả cấy vi trùng và kháng sinh đồ trong thời gian từ 3-6 tháng. Ca nhiễm trùng nói trên được phát hiện ở giai đoạn khá sớm, nên lần mổ thay lại khớp sau thời gian trị dứt nhiễm trùng sẽ thuận lợi.
Cần triển khai trong nước
Theo bác sĩ Nam Anh, do là kỹ thuật phức tạp, thời gian mổ thay lại khớp gối khá dài, trung bình từ 4-5 giờ/ca. Do đó, bệnh nhân phải được xét nghiệm đầy đủ, chuẩn bị sẵn máu để truyền, xương ghép… Trong quy trình mổ, khó khăn đầu tiên là không còn mốc xương để dựa vào đó các bác sĩ có thể đặt lại khớp cho đúng giải phẫu bình thường do xương bị hư hỏng nhiều. Kế đến, bệnh nhân có thể đã bị cứng khớp gối một thời gian, hình thành nhiều mô xơ. Bác sĩ sẽ phải thực hiện mổ giải phóng khớp, bóc tách mô xơ rất nhiều để lộ rõ xương ra mới có thể giải phẫu tiếp. Việc lấy khớp nhân tạo cũ ra mà tránh làm hư xương thật dính liền cũng rất kỳ công, có thể mất đến 2 tiếng đồng hồ. Sau cùng, khi mọi thứ đã sẵn sàng, khớp mới được đặt vào phải đúng với khớp sinh lý thì bệnh nhân mới đi đứng bình thường được. Nếu đặt quá cao hoặc quá thấp, bệnh nhân sẽ bị hạn chế gập duỗi của khớp gối.
Dự kiến từ đây tới cuối năm, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương sẽ tiếp tục mời các chuyên gia Ấn Độ và Mỹ sang mổ thay lại khớp gối. Sau khi được chuyển giao kỹ thuật và được cung cấp khớp nhân tạo chuyên dụng, Khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện này sẽ chính thức thực hiện thay lại khớp gối trong năm 2013.
Kỹ thuật thay khớp gối được thực hiện lần đầu ở Việt Nam cách đây đã 15 năm, nên ngay cả với những bệnh nhân được thay thành công, không bị nhiễm trùng thì đến nay cũng tới thời điểm khớp bắt đầu hư hỏng. Vì vậy việc các bệnh viện trong nước triển khai thay lại khớp gối là rất cần thiết.
Theo VNE
Vận động cũng cần "liều lượng"
Vận động quá mạnh hay quá tầm, đặc biệt với cột sống, không mang lợi ích cho sức khỏe mà còn là nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm.
Hỏi
Vận động là biện pháp rất tốt để giữ sức khỏe. Nhưng tôi nghe nói nếu vận động sai tư thế lại gây ra những tác hại cho xương khớp. Bác sĩ tư vấn giúp tôi cách vận động thế nào cho phù hợp?
Đáp
Điều cần thiết trong tồn tại chính là "vận động", nếu không vận động thì sinh vật đó không tồn tại. Nếu một cá thể nào đấy bị tai biến mạch máu não, bị liệt thần kinh ngoại biên hay một cơ thể suy mòn sau điều trị lâu ngày... thì vận động là một chương trình điều trị kế tiếp.
Còn đối với những cơ thể bình thường (béo hay gầy) thì vận động là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Song, phải luôn nhớ rằng, trước khi tập luyện chúng ta cần dành thời gian đầy đủ để thực hiện khởi động.
Điều này là một lý thuyết cơ sở mà mọi người đã biết, nhưng lại hay bị coi thường. Vận động không đúng cách hay không khởi động thường gây nên những tác động sau:
Việc dãn ra của cơ và dây chằng các khớp bị đột ngột, việc tiếp cận giữ những phần xương có sự động chạm nhiều lần trong nhiều động tác tập luyện gây phản ứng màng xương tại chỗ, tạo đà cho việc đóng vôi và trở thành những gai xương sau này. Đương nhiên đẩy nhanh quá trình thoái hóa và hạn chế vận đông các khớp sau này.
Vận động quá mạnh hay quá tầm, nhất là ở cột sống chính là nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề có tính thời đại ở Việt nam hiện nay, sau khi có kỹ thuật chụp cộng hưởng từ.
Vậy hai biến chứng trên đây cũng đủ để nói lên những tai biến trong vấn đề tập luyện sai tư thế.
Do đó, với từng bộ môn thể dục, tùy từng thể trạng sức khỏe của mỗi người, chúng ta phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn khởi động của huấn luyện viên. Khởi động kỹ mỗi khi thể dục để tránh chấn thương cho xương khớp.
Theo dân trí
Cứ viêm khớp lại uống thuốc giảm đau? Nhiều người cứ thấy khớp tay, khớp gối lên cơn đau là lo đi tìm các loại thuốc nam, lá cây mang về sắc uống, hoặc giã nhỏ đắp lên chỗ đau. Một số khác lại cho rằng viêm khớp là bệnh tự miễn, không thuốc thang điều trị. Hai quan niệm cực đoan trên đều có hại. Căn bệnh của người nghèo...