Thầy không ra thầy, trò không ra trò
Những cái tát thẳng cánh của thầy giáo trẻ dành cho học trò của mình ngay trên bục giảng và bất ngờ hơn là thái độ phản kháng, đánh lại thầy của cậu học trò đó đã tạo ra cái nhìn thiếu thiện cảm về hình ảnh thầy trò ngày nay.
Thầy giáo quát mắng và đánh mạnh nhiều lần vào mặt một học sinh và cảnh nam sinh
xông vào tấn công đáp trả thầy giáo. (Ảnh cắt từ clip)
Những cái tát phản tác dụng
Tối 17-2, clip thầy giáo Trần Anh Tuấn, giáo viên dạy môn Hóa học, lớp 11A1, là giáo viên hợp đồng của trường THPT Nguyễn Huệ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định tát 2 học sinh ngay trong giờ học được lan truyền nhanh chóng trên mạng. Khỏi phải nói phản hồi về clip này nhiều như thế nào khi mà cậu học sinh không kiềm chế được đã đánh trả lại thầy. Nhiều người cho rằng hành động này không thể xảy ra trong một trường THPT khi mà học sinh bị đánh thẳng tay trước tất cả các bạn trong lớp. Sự việc trở nên phức tạp khi đáp lại hành động của người thầy là sự đánh trả của học trò và những phản ứng không đồng tình khác của học sinh trong lớp. Với hành động phản giáo dục này, các nhà sư phạm đều khẳng định đây là điều không thể chấp nhận trong môi trường dạy – học.
Video đang HOT
Nhận xét về sự việc này, bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội cho rằng đây hẳn phải là hệ quả của một quá trình kéo dài bởi thực tế trong các lớp học không thể có những hành động bột phát như vậy từ cả phía thầy lẫn trò. “Đây là hiện tượng không bình thường, không phổ biến trong trường học. Ở trường học của chúng tôi cũng có rất nhiều giáo viên nóng tính có thể mắng học sinh rất gay gắt. Tuy nhiên, học sinh rất nhạy cảm. Các em đều có thể nhận biết được hành động này của các thầy cô xuất phát từ mong muốn của giáo viên để các em học tập, rèn luyện tốt hơn. Thậm chí có em còn viết thư cho tôi, nói rằng chính vì những lời mắng của thầy cô trên lớp mà em đó đã thay đổi” – bà Nguyễn Thị Nhiếp cho biết, “Các em học sinh độ tuổi này dù là bồng bột, khó kiềm chế cảm xúc nhưng các em đủ khả năng nhìn nhận ra sự đúng sai và nguyên nhân tốt xấu trước cách ứng xử của giáo viên. Hành động học sinh đánh trả giáo viên ngay trên lớp chắc chắn phải có nguyên nhân cần tìm hiểu kỹ từ phía giáo viên lẫn học sinh để có cách giải quyết thỏa đáng. Riêng bản thân tôi luôn rất tin tưởng vào học sinh của mình”.
Bài học đắt giá
Trước sự việc này, ông Đào Đức Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định cho biết, vụ việc xảy ra trước Tết Nguyên đán và Sở đang yêu cầu nhà trường, các cá nhân liên quan làm kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để có hướng xử lý cụ thể; quan điểm của Sở là sẽ xử lý vụ việc nghiêm túc, không bao che cho giáo viên. Theo ông Đào Đức Tuấn, trong sự việc này thì giáo viên và học sinh đều có hành động sai. Giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm nên xử lý sự việc như vậy rất phản cảm.
Nói về thái độ của mình đối với hành động của thầy giáo trong clip, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội khẳng định nếu là ở trường mình thì sẽ không chỉ có kỷ luật, cảnh cáo. “Tôi không nói riêng về nguyên nhân của sự việc hay tư cách cá nhân thầy giáo đó. Nhưng với vụ việc này, nếu là hiệu trưởng của trường đó, tôi sẽ không bố trí để thầy giáo đó tiếp tục giảng dạy trên lớp” – PGS Văn Như Cương khẳng định.
Không đi sâu phân tích hành động của thầy giáo hay học sinh, vấn đề PGS Văn Như Cương chỉ ra ở đây là hiệu quả giáo dục với học trò khi sự việc như vậy xảy ra. “Nếu vẫn để thầy giáo đó tiếp tục lên lớp giảng bài rồi khuyên nhủ học sinh trong khi đã để xảy ra vụ việc nghiêm trọng như vậy thì làm sao học sinh lớp đó có thể tiếp thu được lời dạy của thầy. Còn nếu bố trí lớp khác, trường khác ở địa phương đó, phụ huynh, học sinh cũng sẽ truyền tai nhau vụ việc này. Nói gì thì nói, thầy dạy hay đến đâu nhưng nếu để có sự thiếu tin tưởng, thậm chí là gây ức chế trong suy nghĩ của học trò thì chắc chắn hiệu quả giáo dục từ thầy giáo là không có” – PGS Văn Như Cương phân tích.
Sự việc này, dù nguyên nhân có là gì, thì cũng là 1 bài học chung về việc giữ gìn hình ảnh người thầy trên bục giảng.
Vinh Hương
Theo ANTD
Cha mẹ hãy thương con đúng cách
Không khí náo nức của những ngày khai giảng đầu năm học mới đã lắng dịu nhưng với các bậc phụ huynh, vẫn còn nhiều suy ngẫm từ bức thư dành cho cha mẹ học sinh của PGS. Văn Như Cương. Trao đổi với phóng viên Báo An ninh Thủ đô, PGS. Văn Như Cương cho biết, ông rất mừng vì nhận được nhiều phản hồi tốt sau bức thư của ông.
- Phải chăng bức thư của PGS đã chạm đúng bản chất và đúng thực tế những sai lầm trong giáo dục hiện nay?
- Từ ngày xưa, tôi đã nhận được sự giáo dục rất nghiêm khắc từ gia đình. Bố tôi là thầy giáo làng, mẹ tôi làm ruộng. Theo quy tắc trong gia đình, con cái không được cãi lại bố mẹ, cho ăn gì thì ăn nấy, được mặc cái gì thì mặc cái đó... Nhưng những điều như thế không còn thích hợp với hoàn cảnh hiện nay. Vậy thì cần thay đổi cách giáo dục như thế nào cho nó mới, nó hợp và đúng thời đại thì rất khó. Tôi vẫn thường nhận được tâm sự của phụ huynh, họ nói "dạy con bây giờ khó lắm thầy ơi!" vì bây giờ trẻ con trưởng thành, độc lập suy nghĩ, có quyền phát biểu ý kiến của mình. Chung quy tôi chỉ muốn trao đổi những tâm sự của mình với phụ huynh về cách dạy con nên đã viết bức thư đầu năm học mới như vậy.
- Những lời gửi gắm của PGS mong phụ huynh đừng quá thương con đến mức không để chúng đụng chân, đụng tay làm bất cứ việc gì, dành toàn bộ thời gian cho chúng dùi mài kinh sử...?
- Đúng là điều khiến tôi lo lắng nhất hiện giờ là trẻ con không được học cách lao động, làm việc và không biết tự học. Đây là hai khía cạnh mà với kinh nghiệm của một nhà giáo nhiều năm dạy học tôi thấy ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục cho học sinh thành người. Điều này thấy rõ qua việc phổ biến vai trò của người giúp việc và gia sư trong các gia đình. Có người giúp việc, trẻ con ngày nay không biết quét nhà, dọn dẹp, ăn uống xong bỏ bừa ra đấy. Ngay việc lao động để phục vụ bản thân mình mà cũng không biết cách làm. Còn gia sư thì khiến trò không thiết học. Có bài tập khó, thông thường trò phải suy nghĩ, tìm cách làm, không làm được thì hỏi thầy, hỏi bạn, nhưng có gia sư rồi thì lại ỉ vào gia sư, thậm chí là đọc chép, làm hộ...
- Nhưng PGS cũng biết, nếu không đầu tư thời gian cho con học thêm thì với cách dạy và học hiện nay phụ huynh nào cũng sợ con em mình sẽ thua thiệt?
- Đúng là có phụ huynh phản hồi là "thầy ơi, nếu con chúng tôi không đi học thêm thì sẽ bị điểm kém vì dạng bài này chỉ có những bạn học thêm mới được luyện". Hiện tượng ấy đúng nhưng tôi muốn phụ huynh hiểu rằng đó chỉ là cái lợi trước mắt. Con các vị được 9, 10 điểm vì đã được ôn luyện thì chỉ là lợi trước mắt nhưng nguy hại lâu dài của nó là các cháu không biết tự học, không biết độc lập suy nghĩ. Vậy sau này ra đời con của các vị sẽ ra sao? Đó mới là điều cần quan tâm.
- Ngay từ đầu bức thư PGS đã nói các bậc phụ huynh hãy thận trọng và bình tĩnh khi nhận xét và đánh giá con cái của mình.
- Tôi đã gặp không ít ông bố, bà mẹ luôn buồn bực vì con, chì chiết, thậm chí mạt sát con, xem nó là đồ bỏ đi, không được tích sự gì... Lối suy nghĩ này rất nguy hại cho trẻ con, vì cũng làm nó cho rằng, nó là đứa trẻ vô tích sự, có cố gắng cũng không bao giờ hài lòng bố mẹ. Chính vì vậy tôi muốn chia sẻ rằng nghệ thuật làm cha, làm mẹ là phải biết cách khuyến khích, khen ngợi nhưng không đề cao quá đáng những điểm mạnh của con mình, mặt khác cần khắc phục những điểm yếu của nó mà không vùi dập. Một đứa trẻ kiêu căng, tự phụ hoặc một đứa trẻ tự ti, sợ hãi không phải mục tiêu giáo dục của chúng ta.
Vinh Hương (Thực hiện)
Theo ANTD
Xem áo chữa bệnh! Nhiều người đau ốm, bệnh tật lại tự cho mình bị bỏ "trùng độc" rồi chạy chữa theo kiểu mê tín dị đoan và đã tốn bộn tiền ra Bắc vào Nam, tìm đủ "thầy, bà" để chữa trị Chuyện về "trùng độc" đã âm ỉ ở thôn 8, xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk vài năm nay. Sự việc...