Thầy hiệu trưởng ở vùng lũ Quảng Bình gây bão mạng với tâm thư gửi học sinh ngày đi học lại, mọi người bình luận: “Quá nghẹn ngào!”
Giữa muôn vàn khó khăn vì trường ngập chìm trong nước lũ, thầy Hà Quý đã gửi lời dặn dò tới học sinh khiến ai đọc cũng rưng rưng.
Những cơn bão liên tiếp đổ bộ vào mảnh đất miền Trung khiến cho hàng nghìn gia đình bị thiệt hại nặng nề. Không chỉ dừng lại ở đó, cả trăm ngôi trường ở đây cũng bị nhấn chìm trong biển nước mênh mông.
Nằm trong vùng lũ Quảng Bình, một thầy giáo vô cùng xót xa khi sách vở học sinh, trang thiết bị trong trường bỗng chốc bị nước phá tan hoang. Một thầy giáo đã gửi bức tâm thư gửi học sinh và những lời dặn dò vô cùng xúc động. Trong thư, thầy đồng tình cho các em phá vỡ các quy tắc vốn có trong trường rằng không nhất thiết phải mặc đồng phục, đi dép có quai hậu… Các em chỉ cần quần áo đủ khô, đủ ấm, dép đu đê ngăn rac bân hay cây gai đâm vao chân.
Lá thư đầy tinh thần khích lệ lạc quan này là của thầy Hà Văn Quý, hiệu trưởng trường THPT Quảng Ninh, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Nguyên văn bức tâm thư như sau:
Thân gưi cac em hoc sinh!
Vây la nươc lu đa rut, nhiêu gia đinh đang cô găng don dep nha cưa, đô đac, va thây biêt nhiêu em cung đang săp xêp ao quân, sach vơ – du không con nhiêu đê xêp – chuân bi ngay mai đi hoc trơ lai.
Ngay mai đi hoc, cac em không nhât thiêt phai măc đông phuc, không nhât thiêt phai ao trăng, ao dai va nêu co ô vang môt chut cung không sao, đưng qua tư ti, đưng qua lo lăng, miên la ao quân đu khô, đu âm em nhe!
Trương THPT Quảng Ninh chìm trong biển nước trong đợt lũ vừa qua.
Ngay mai đi hoc, cac em không nhât thiêt phai măc dep co quai hâu (như quy đinh cua Đoan trương), chi cân co cai đê xo vao chân, bun lâm môt ti cung đươc, sưt me môt ti cung đươc, miên la đu đê ngăn rac bân hay cây gai đâm vao chân, em nhe!
Ngay mai đi hoc, cac em nhơ dây sơm môt ti, đê phong chiêc xe yêu thich ngay nao bông dưng “dơ chưng”, minh co thê lam môt cuôc “bô hanh” giưa trơi thu xanh mat, hoăc co thê ra đương ngong chung ban “hôt-dum-tui-đi”. Va nêu trê môt chut cung không sao, miên la đi đu châm va an toan, thây ai trach thi nhơ mim cươi va cui đâu xin đươc thông cam, em nhe!
Ngay mai đi hoc, nêu chưa co đu sach vơ hoăc but viêt, xin cac em đưng qua lo lăng, thây cô con co nhiêu bai hoc lam ngươi, bai hoc cho tinh thân tương thân tương ai, bai hoc vê gia tri côt loi cua hoc tro trương THPT Quảng Ninh ma đôi khi cac em chi cân dung trai tim đê “learn by heart” ma không phai ghi chep gi nhiêu, em nhe!
Video đang HOT
Ngay mai đi hoc, nêu cung không con căp sach đê đưng đô cung không sao, cac em co thê bo tât ca vao môt bao ni lông, côt thât chăt, va nhơ ghi ro tên va trương đê ba con gưi tra vê nêu lơ nươc co cuôn trôi, em nhe!
Ngay mai đi hoc, khoan hay hoc bai cu, cac em co thê danh thơi gian hoi han ban be, thây cô sau đơt lut vưa rôi, va nhơ đưng chê cươi nêu như “crush” cua minh măc đô không đươc đep, đi dep không đươc “môt” hay thây môt bao ni lông lăn lôc trong goc ban cuôi lơp, em nhe!
Ngay mai va nhiêu ngay tơi nưa, cac nha hao tâm cung se đên vơi cac em (như ho đa hưa vơi thây cô), thây mong cac em biêt trân quy nhưng đô dung ma minh nhân đươc, nêu co hơi cu, hơi rach ti thi cung mong cac em hiêu, đo không chi la cuôn vơ, tâm ao ma con ca tâm long tương thân tương ai cua cac Bac, cac O, cac Chu, cac Anh Chi Em, va đăc biêt tư cac ban Hoc sinh cung trang lưa tư moi miên khăp ca nươc. Cac ban hoc sinh ây, du con nhiêu ngheo kho nhưng vân đong gop ung hô môt vai cuôn vơ hay 10k, 20k… Ho đa danh cho đông bao miên Trung noi chung va Trương chung ta không chi tiên cua, sưc lưc, thơi gian, không chi sư cho-nhân thông thương, ma con ca tâm long yêu thương đên nghen long, em a!
Trương THPT Quảng Ninh
Va cuôi cung, ngay mai đi hoc, thây mong cac em vân binh tinh, tư tin va mim cươi, con ngươi la con cua, đưng qua lo lăng, đưng qua bi quan, thua keo nay ta bay keo khac, chi cân cô găng tưng ti môt, vươt qua nhưng trơ ngai trươc măt, không ngưng hoc tâp, va thây tin, tươi sang se sơm đên vơi chung ta!
Chao mưng cac em Hoc sinh trơ lai trương THPT Quảng Ninh sau nhưng ngay lu lut!
Yêu va thương cac em thât nhiêu!
Thây giao lang cua cac em!”.
Được biết, sau cơn bão vừa qua, trường đã bị ngập chìm trong nước. Ngay sau khi nước rút, thầy cô và học sinh trong trường đã nhanh chóng dọn dẹp để đón các em quay lại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão số 9, sáng nay (28/10) học sinh tiếp tục được nghỉ học để tránh bão.
Bản thân thầy Quý cũng đã rất nhiệt tình cùng bạn bè, đồng nghiệp đi đến tận nhà hỗ trợ thực phẩm cho người dân đang bị ngập lụt.
Hiệu trưởng ĐH Ngoại Ngữ viết tâm thư lúc 2h sáng: Mong thầy cô giảm tải chương trình, giảm kỳ vọng ở sinh viên
Tâm thư bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của thầy Đỗ Tuấn Minh đang được nhiều đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh - sinh viên chia sẻ trên mạng xã hội.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, toàn bộ học sinh trên cả nước vẫn tiếp tục lùi lịch học nhằm phòng ngừa dịch bệnh. Hiểu rõ những khó khăn của thầy và trò ngành giáo dục trong cuộc chiến chống Covid nói chung và của trường ĐH Ngoại Ngữ nói riêng, mới đây, thầy Đỗ Tuấn Minh - Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ (ULIS) đã viết tâm thư gửi lời nhắn đến đồng nghiệp và học trò.
Thầy Đỗ Tuấn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội
Không chỉ dặn dò học trò về việc chấp hành tốt an toàn vệ sinh trong đợt phòng tránh dịch, thầy còn khiến nhiều người xúc động khi bày tỏ mong muốn, nguyện vọng giảm tải chương trình học cho học sinh, sinh viên trong công tác dạy học trực tuyến.
Bức thư gửi tới các thầy cô giáo trường ĐH Ngoại ngữ
Đây là lần đầu tiên, thầy Đỗ Tuấn Minh viết thư ngỏ trên MXH gửi đến các đồng nghiệp. Bức thư dài 14 trang và được viết hoàn toàn bằng tay. Đây là tâm tư, chia sẻ của thầy hiệu trưởng đối với việc dạy học online trong mùa dịch. Bên cạnh đó, thầy cũng gửi thông điệp đến giáo viên - những 'đồng nghiệp' của thầy trong cuộc chiến chống Covid.
Trích đoạn bức thư, thầy viết:
' Dạy online rồi chúng ta mới thấy nó vất vả, cực khổ hơn nhiều lần. Cá nhân tôi nghĩ, công sức phải bỏ ra gấp 03 lần. Thầy cô vất vả hơn - Vẫn cố gắng được! Nhưng còn học trò của chúng ta thì sao? Khi phải bắt nhịp với Thời khóa biểu học online giống như thời khóa biểu học face-to-face thì thầy cũng mệt mà trò cũng oải! Ta hãy thử dán mắt vào màn hình mấy tiếng đồng hồ mà xem. Biết nhau ngay!
Thầy mệt không chỉ vì phải chuẩn bị bài nhiều hơn mà còn phải tạo ra nhiều hoạt động hơn, giữ mức độ tương tác nhiều hơn khi chỉ giao tiếp qua màn hình. Sinh viên, sau những hào hứng, phấn khích ban đầu với công nghệ, thì bắt đầu uể oải, mệt mỏi, chán chường! Và lúc này, thầy cô giáo chúng mình bắt đầu phải 'lên gân' một chút, bực mình một chút. Chúng ta lo lắng cho lũ học trò không chịu học, mất tập trung trong giờ trực tuyến (mà có Trời mới biết chúng làm gì, kể cả có bật hết Webcam lên!).
Kết quả là, thầy cô bắt đầu yêu cầu cao hơn, giao nhiều bài tập hơn và giọng nói bớt dịu dàng đi. Các giờ học trở nên nặng nề hơn, việc điểm danh sát sao hơn và thầy cô bắt đầu nói về câu chuyện kiểm tra đánh giá (Biết thân, biết phận thì học đi. Học online nhưng thi cử vẫn như bình thường đấy nhé!)'.
Thầy Minh chỉ ra những bất cập trong việc dạy và học trực tuyến, từ đó nêu ra những đề xuất hữu ích cho cả thầy và trò (Ảnh minh hoạ)
Lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, thầy thấu hiểu những áp lực vô hình mà thầy trò đều đang phải vượt qua trong trận chiến virus này. Vì vậy, thầy mong muốn được hỗ trợ sinh viên bằng cách: các thầy cô cần ngay lập tức giảm tải - giảm yêu cầu - giảm kỳ vọng.
'Xin các thầy cô hãy GIẢM TẢI. Xin hãy giảm bớt những nội dung chưa thực sự cần thiết (có thể học sau cũng được mà!). Xin hãy giao bớt bài tập, giảm tần suất các buổi trình bày. Phần thuyết trình của thầy cô xin ngắn lại, tăng giao lưu, tương tác với học trò. Học rồi phải có nghỉ ngơi, tập vài động tác thể dục rồi thư giãn. Cần tăng tiếng cười trong các giờ online thầy cô ạ! Nhìn chúng nó cười qua Webcam cũng vui mà!
Tiếp nữa, chúng mình hãy GIẢM YÊU CẦU, đặc biệt trong kiểm tra đánh giá. Nếu giao sinh viên làm tiểu luận, làm bài tập lớn, xin thầy cô hãy hướng dẫn tỉ mỉ, hãy cung cấp đường dẫn đến tài liệu tham khảo, hãy chọn những chủ đề quen thuộc thôi nhé! Nếu yêu cầu nộp bài sau 01 tuần, xin cho chúng thêm thời gian (thêm 01 tuần nữa chẳng hạn!).
Sắp thi học kỳ II rồi, thầy cô hãy cho sinh viên đề cương ôn tập, trong đó công bố rõ trọng tâm, trọng điểm nội dung cần học (nhớ là GIẢM TẢI nhé). Bình thường chúng ta yêu cầu 10 phần, nay thầy cô chỉ yêu cầu 07 phần là lý tưởng rồi. Sau khi đã giảm tải trong quá trình học, giảm yêu cầu trong kiểm tra đánh giá thì tự nhiên những KỲ VỌNG quá cao của chúng ta cũng được GIẢM bớt.
Mục tiêu nay đã được xác định sát thực hơn, thầy cũng bớt lo mà trò cũng thấy thoải mái. Kết quả khi ấy sẽ tốt hơn và tạo ra cho chúng ta tâm lý tốt hơn - điều mà chúng ta rất cần trong lúc này'.
TS Đỗ Tuấn Minh và các đồng nghiệp tại ULIS
Kết thúc bức thư, thầy đặt niềm tin ở đồng nghiệp - những người sát cánh cùng thầy trong cuộc chiến này:
' Các thầy cô đọc đến đây có thể cũng thấy băn khoăn: Liệu chất lượng có bị giảm sút? Liệu sinh viên có tranh thủ để mà buông xuôi? Không! Sinh viên ULIS của chúng ta là những người bản lĩnh và có lòng tự trọng. Họ sẽ luôn cố gắng vì họ biết thầy cô vất vả là vì họ.
Những gì được dạy trên lớp, sinh viên sẽ học qua nhiều con đường khác. Những gì chưa xuất hiện trong bài kiểm tra hôm nay, không lo - các thầy cô sẽ làm điều đó ở học kỳ sau.
Nhưng nếu mất đi niềm vui thích, động lực họp tập, rất có thể những bước chệch choạc ngày hôm nay sẽ là bước trượt dài ngày mai. Chúng ta phải giữ cho bằng được niềm tin yêu của sinh viên với Nhà trường, với thầy cô. Chúng ta sẽ gặp lại các em ấy trên giảng đường.
Và khi ấy, các em đã chững chạc hơn, trưởng thành hơn. Thầy và trò cùng nhìn lại thời dạy và học của kỳ nghỉ Tết kéo dài này và tự nói: WE MADE IT! Chúng ta đã vượt qua và chiến thắng!
Bức thư dài 14 trang, viết hoàn toàn bằng tay
Sau khi đăng tải, bức thư nhận được sự quan tâm đông đảo của giáo viên, phụ huynh và học sinh với hơn 4.000 lượt thích và 2.100 lượt chia sẻ. Rất nhiều giáo viên, sinh viên đã để lại bình luận tích cực, hưởng ứng suy nghĩ, nguyện vọng của thầy Đỗ Tuấn Minh.
- 'Tuyệt vời quá, em đã được vinh hạnh được biết một người Thầy có Tâm và có Tầm. Em cảm ơn thầy rất nhiều vì những tâm huyết và chỉ đạo sát sao cho chúng em. Bức thư viết tay và đầy tâm huyết, gần gũi. Trân trọng cảm ơn Thầy!'
- 'Vẫn luôn yêu quí, ngưỡng mộ thầy. Giọng văn trong cái nghiêm, có cái tình và cả sự dí dỏm. Cảm ơn thầy vì đã lắng nghe tiếng lòng của sinh viên'
- 'Đọc lá thư này là phụ huynh sinh viên của trường tôi thực sự xúc động. Thầy là hiệu trưởng tâm lý, thấu hiểu và yêu SV biết bao, tôi hiểu vì sao con tôi chăm chỉ và yêu, tự hào về ngôi trường mình như vậy.
Tự đáy lòng mình tôi cám ơn thầy, tôi tin chắc các SV được học trong ngôi trường có nhiều thày cô giỏi, tâm huyết và quan tâm các em thế này các em sẽ trưởng thành, sẽ trở thành niềm tự hào của nhà trường và gia đình' - một phụ huynh bình luận.
H.Yen
Hộp sữa để quên trong hộc bàn và mảnh giấy trao đổi giữa 2 học sinh khiến dân mạng thích thú Không rõ diễn biến câu chuyện sẽ đi tới đâu, tuy nhiên nội dung 2 mảnh giấy cũng đủ khiến người đọc cảm thấy yêu đời. "Khối của em và khối 10 học chung một phòng nhưng trái buổi với nhau nên chuyện thấy đồ bị bỏ quên cũng bình thường. Hôm kia em đi học thì thấy hộp sữa trong hộc bàn...