“Thầy giáo Toản” và tấm lòng vì cộng đồng
“Vốn không có nghiệp vụ sư phạm, hơn nữa, giảng dạy cho người cao tuổi (NCT) để họ tiếp thu về công nghệ thông tin (CNTT) nhanh chóng là việc khó khăn” – anh Hoàng Quốc Toản (sinh năm 1981) – thành viên hạt nhân thành lập Câu lạc bộ (CLB) Tin học dành cho NCT và cựu chiến binh (CCB), thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ chia sẻ.
Năm 2004, theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh Toản lên đường nhập ngũ tại Trung đoàn 141, Sư đoàn 312, Quân đoàn I. Năm 2006, trở về quê hương sau khi xuất ngũ, với bản lĩnh người chiến sĩ cụ Hồ, anh Toản luôn tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào tại địa phương.
Chia sẻ về ý tưởng thành lập CLB Tin học dành cho NCT anh Toản cho biết: “Sau khi thành lập CLB tiếng Anh cho những người trẻ, tôi luôn ấp ủ sẽ tạo thêm một sân chơi mới để mọi người, đặc biệt là NCT có thể tham gia. Qua đó giúp các cụ luôn được sống vui, sống khỏe và không tụt hậu kiến thức so với thời đại”.
Anh Hoàng Quốc Toản giảng dạy Tin học cho người cao tuổi.
Theo lý giải của anh Toản, thị trấn Xuân Mai là nơi tập trung đông đảo cán bộ hưu trí là các giảng viên, người công tác trong các đơn vị quân đội… Và may mắn, tại đây anh được gặp gỡ CCB Nguyễn Minh Đức – Đại tá quân đội nghỉ hưu cũng rất đam mê CNTT nên cả hai đã cùng nhau sáng lập ra CLB Tin học dành cho NCT và CCB của khu.
Ngày 15/11/2015, CLB được thành lập, đã mở ngay một khóa đào tạo Tin học miễn phí đầu tiên cho 30 học viên. Giảng viên trực tiếp đứng lớp là ông Đức và anh Toản. Ngoài ra, anh Toản còn huy động máy tính, laptop, lực lượng tình nguyện viên là sinh viên các trường Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ, Đại học Lâm Nghiệp, Công ty Máy tính Bách khoa Xuân Mai nơi anh làm việc tham gia hỗ trợ học viên.
Tính đến thời điểm hiện tại, CLB đã tăng lên 60 thành viên, mở được 3 khóa dạy Tin học miễn phí cho NCT, CCB. Mỗi khóa có từ 30 – 60 học viên, học viên cao tuổi nhất là 80 tuổi. Không chỉ trên địa bàn thị trấn Xuân Mai, CLB còn thu hút nhiều NCT ở các địa phương lân cận như xã Thủy Xuân Tiên, Đông Phương Yên, Nam Phương Tiến hay xã Hòa Sơn – huyện Lương Sơn, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai. Đặc biệt, thu hút cả những trưởng, phó khu phố tới tham gia lớp học. Tại đây, các học viên sau khi được phổ cập Tin học cơ bản sẽ được học lớp nâng cao.
Với phương châm thiết thực, trực tiếp, hiệu quả, dưới sự hướng dẫn tận tình của anh Toản, ông Đức và các tình nguyện viên, sau các khóa học, hầu hết học viên đã có thể sử dụng thành thạo máy tính, biết soạn thảo văn bản, khai thác thông tin trên mạng internet, lập email cá nhân, gửi và nhận thư điện tử. Đồng thời tiếp cận và biết khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến… Mới đây, CLB Tin học đã tổ chức khai giảng lớp dạy Tin học miễn phí khóa IV cho 30 cán bộ CCB trong huyện Chương Mỹ.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Như Đối, gần 80 tuổi (thị trấn Xuân Mai), dù bị bệnh Parkinson nhưng vẫn cố gắng theo học, không bỏ buổi nào. “Từ khi tham gia lớp học, tôi hiểu biết thêm về công nghệ, nhất là sử dụng các tính năng của điện thoại thông minh” – ông Đối chia sẻ.
Ngoài công tác tình nguyện tại CLB, anh Toản còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Hàng năm, anh đều tham gia tặng quà áo, chăn ấm cho trẻ em vùng cao tại Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Bắc Kạn… Đối với anh Toản, thiện nguyện vì cộng đồng như là một lẽ sống. Và anh mong mỏi những hoạt động ý nghĩa có thể lan tỏa để mọi người cùng chung tay tham gia.
Với những hoạt động tích cực vì cộng đồng, năm 2019, anh Hoàng Quốc Toản vinh dự được UBND TP Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ tặng danh hiệu “Người tốt việc tốt”.
Theo kinhtedothi
Hội thi giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi sẽ hết áp lực và không còn diễn
Hai hội thi giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm, trong suốt thời gian qua từng tốn không ít giấy, mực của báo chí.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BGD ĐT, ngày 20/12/2019 quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông.
Hai hội thi giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm, trong suốt thời gian qua từng tốn không ít giấy, mực của báo chí.
Có nhiều ý kiến trái chiều của cán bộ, thầy cô giáo, người thì bảo là cần thiết, người thì cho rằng hình thức, áp lực, vô bổ, nếu muốn tiếp tục duy trì thì phải điều chỉnh, thay đổi thể lệ, nội dung thi.
Giờ đây, khi tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi sẽ đỡ áp lực hơn. (Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn)
Thầy Nguyễn Đắc Vương, tổ trưởng tổ xã hội (Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Quảng Ngãi) cho biết:
"Tôi hoan nghênh tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến từ các thầy cô giáo ở cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã những điều chỉnh, cải tiến kịp thời theo hướng đi vào thực chất, giảm bớt áp lực, căng thẳng cho giáo viên dự thi.
Về thi giáo viên dạy giỏi, ở cấp trường 2 năm tổ chức 1 lần (trước đây mỗi năm 1 lần), không phải nộp sáng kiến kinh nghiệm và không phải làm bài thi lý thuyết về kiến thức chung - nghiệp vụ sư phạm.
Chỉ còn 1 tiết dạy và trình bày một biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy với thời lượng không quá 30 phút.
Một, quy định mới ban hành được chắt lọc từ chính thực tiễn sống động của môi trường giáo dục, chắc chắn sẽ không bị "sóng gió" như quy định, thông tư trước đây, thổi được động lực thầy cô giáo tự nguyện, thoải mái tham gia sân chơi" chuyên môn này."
Cô Hoa, một giáo viên tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh, quan tâm đến điểm mới của hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, nhận xét:
"Nếu trước đây có tới 4 nội dung thi (kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm, sáng kiến kinh nghiệm, xử lý tình huống sư phạm và kể chuyện) thì nay chỉ còn 2 nội dung:
Thực hành một tiết tổ chức hoạt động giáo dục (tiết sinh hoạt lớp hoặc tiết hoạt động trải nghiệm hoặc tiết hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) và trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc khoảng 30 phút.
Nội dung trình bày một biện pháp để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm cũng như biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy ở thi giáo viên dạy giỏi xem ra có lý, thuyết phục hơn nhiều, từ đây sẽ hết cảnh "diễn đến chảy nước" như nội dung kể về kỷ niệm, ấn tượng sâu sắc ở thông tư cũ".
Trong thông tư lần này, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh mục đích của hội thi:
"Phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục trẻ em, học sinh, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn Ngành.
Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp.
Góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em đối với giáo viên mầm non; công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp đối với giáo viên phổ thông.
Trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc: "Dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi.
Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất. Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành".
Tuy nhiên vẫn còn có bạn đọc, thầy cô giáo băn khoăn: "Sẽ là không đồng bộ khi không bắt buộc giáo viên tham gia các hội thi nhưng tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua tập thể, các nhà trường... lại đưa các tiêu chí học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi... vào. Cần có sự thay đổi đồng bộ hơn".
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Thay đổi tư duy trong giáo dục để góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thành công, phải bắt đầu từ đổi mới đào tạo giáo viên. Đê đôi mơi đao tao giao viên, phai thay đôi tư duy trong giao duc. Đây cũng la chia se cua GS.TS. Nguyên Quy Thanh, Hiêu trương Trương Đai hoc Giao duc - Đai hoc Quôc gia Ha Nôi...