Thầy giáo Tin học oằn mình vì chứng chỉ: “có lẽ em phải bỏ nghề thôi”
Ai cũng có ước mơ, khi bản thân biết ước mơ, cố gắng và nỗ lực của mình không mang đến cho bản thân kết quả như mong muốn thì nên chăng… mình dừng lại tại đây?
Chia sẻ nhói lòng của một giáo viên giỏi
Thầy giáo T.V.H.N, giáo viên dạy Tin học tại một trường trung học cơ sở ở quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên cốt cán bộ môn, người đã có thâm niên nghề hơn 6 năm cũng đã đạt được khá nhiều thành tích cho học sinh và cho chính bản thân mình.
Thầy giáo H.N bên lớp dạy của mình (Ảnh nhân vật cung cấp)
Thế nhưng, thầy H.N. đang đứng trước sự chọn lựa nên đi tiếp con đường đã chọn hay dừng lại để đổi nghề dù tình yêu học trò, yêu nghề vẫn cháy da diết.
Thầy H.N. tâm sự: ” Ai cũng có ước mơ, cũng có khao khát cho riêng mình, và tôi cũng vậy. Những ngày đầu khi mới bước chân vào nghề sự phạm, tôi luôn mang trong lòng mặc cảm rằng mình không là 1 nhà giáo đúng nghĩa vì cơ bản tôi từ ngành ngoài đi vào với năng lực dạy học chưa thật sự tốt.
Tôi lại là người đầu tiên dạy môn tin học tại ngôi trường mình đang công tác nên không có được sự hướng dẫn từ những người đi trước. Những năm tháng ấy thật khó vượt qua với biết bao nhiêu là khó khăn.
Nhưng tôi luôn mang trong lòng sự nhiệt huyết, cống hiến hết mình. Nhìn xung quanh những trường bạn với bề dày thành tích vượt trội về lĩnh vực tin học, tôi mong muốn đưa trường mình cũng được như các trường bạn, thậm chí là vượt lên dẫn đầu.
Và từ đó, tôi bắt tay vào tìm hiểu, trau dồi kinh nghiệm giảng dạy, tự học từ nhiều nguồn và đào tạo học sinh.
Còn nhớ năm đầu tiên ra quân, thầy trò đều bỡ ngỡ vì chưa có kinh nghiệm để rồi thất bại thảm hại.
Nhưng tôi không bỏ cuộc, vẫn theo đuổi mục tiêu mà bản thân đã đề ra. Để rồi qua từng năm, thành tích trường về lĩnh vực này càng ngày càng đi lên. Cho đến hôm nay, học sinh trong đội tuyển Tin học của trường đi thi luôn đạt giải nhất quận và đạt giải cao cấp thành phố.
Trong những năm tháng vừa qua, tôi luôn tự nhủ bản thân phải nỗ lực, cố gắng không ngừng, đã nhận được giấy khen của Phòng giáo dục, của Chủ tịch quận…Thế nhưng cuối cùng bây giờ nhìn lại, tôi nhận lại được gì???
Như đã nói ở trên, ai cũng có ước mơ và tôi cũng vậy. Khi bản thân biết ước mơ, cố gắng và nỗ lực của mình không mang đến cho bản thân kết quả như mong muốn thì nên chăng……mình dừng lại tại đây “.
Cuộc sống khốn khó, bản thân vẫn luôn cố gắng dạy và học nâng cao
Thầy H.N. cho biết: ” Hồi đó em mới vào, mức lương em tầm có 2.000.200 đồng thôi. Khoảng thời gian đó với em rất khó khăn trải qua vì mỗi tháng em không có tiền để lo cho gia đình nên ban đầu em chạy Grab chở khách.
Chạy được một thời gian, Grab cạnh tranh với Goviet dữ quá nên cắt tiền này nọ, chạy cực mà tiền ít nên em chuyển qua chạy Now (giao đồ ăn).
Video đang HOT
Ngoài tiền để nuôi sống bản thân, lo cho gia đình còn phải lo tiền học các loại chứng chỉ như chứng chỉ Anh văn B1, rồi ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, nâng cao.
Học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp…Không học, sợ bị đào thải nên em phải học nhưng mà học thì tốn tiền quá.
Giai đoạn đó, nhìn em đen đúa ghê lắm, dang nắng dầm mưa chạy đến khua và chạy suốt cả ngày nghỉ. Có mấy lần, em giao đồ ăn, học sinh đặt trúng mình, em thấy nó kì kì sao á. Không phải học sinh có thái độ với mình mà mình tự cảm thấy ngại với học sinh.
Hiện giờ, công ty NOW đang thay đổi chính sách, khắt khe quá nên em không làm nữa. Em chuyển qua chạy xe hơi cho người quen (chạy dịch vụ) mỗi cuối tuần, và ai có máy tính hỏng muốn sửa, hay cài đặt gì đó thì em nhận và làm nhưng không dám nhận làm cho học sinh.”
Em thấy em ráng hết nỗi rồi
Thầy H.N cho biết: ” E mới bị bắt học hạng III để được đổi lên hạng III mới. Tự nhiên, có hạng I và hạng II rồi giờ bắt học hạng III mới được lên hạng III mới, còn không là không được luôn.
Thế nên em có nói trường: nếu vậy thì em sẽ xin nghỉ, chứ em hết khả năng học rồi, một chứng chỉ 3 triệu đồng chứ ít đâu. Nếu tính tiền các loại chứng chỉ từ trước đến nay cũng hết khá nhiều tiền, trong khi lương thì chỉ có vài ba triệu đồng/tháng.
Giờ có chứng chỉ hạng III mới được chuyển hạng III và phải ít nhất 3 năm nữa mới được thi lên hạng nhưng chẳng biết lúc đó có được thi hoặc xét hay không. Giờ em mệt mỏi quá rồi, em chán nản lắm nên muốn buông”.
Nỗi khổ về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học tạm thời được tháo gỡ nhưng trước đó giáo viên đã mất một khoản tiền không nhỏ để học.
Hiện chứng chỉ chức danh nghề nghiệp vẫn đang làm khổ nhiều giáo viên. Có thầy cô giáo hiện thừa chứng chỉ này nhưng vẫn thiếu chứng chỉ kia và dù mất tiền ăn học nhưng xem như vẫn thiếu.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên đang đi dạy là vô lý. Tuy nhiên, nếu không bỏ được quy định này thì ít nhất Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ cũng đừng nên quy định mỗi hạng chức danh nghề nghiệp phải có một chứng chỉ để giáo viên đã học nhầm hạng chức danh sẽ không bị tốn thêm một khoản tiền vô ích.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên tư thục sang công lập không được tính thâm niên có phân biệt đối xử?
Quy định viên chức xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đủ 09 năm trở lên gây khó khăn cho giáo viên.
Ngày 27/4/2021, một giáo viên (đề nghị không nêu tên) bậc trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh, thầy bị Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh trả lại hồ sơ thăng hạng viên chức năm 2021 vì thời gian công tác chưa đủ số năm theo quy định (9 năm).
"Tính đến thời điểm nộp hồ sơ cuối tháng 4/2021 thì tôi đã công tác ở trường công lập được 7 năm 8 tháng. Tuy nhiên, trước khi được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tuyển dụng thì tôi đã có 10 năm giảng dạy cho một trường tư thục ở thành phố này.
Bảo hiểm tôi đóng đầy đủ với chức vụ giáo viên. Và khi được tuyển dụng vào trường công lập thì tôi được xét miễn tập sự, được hưởng lương bậc 3 cùng với phụ cấp thâm niên trên tổng số năm công tác. Nhưng bây giờ Sở Giáo dục lấy lí do tôi thiếu số năm giảng dạy để loại hồ sơ thăng hạng là rất vô lí", thầy giáo chia sẻ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 14/4/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ra văn bản số 1085/SGDĐT-TCCB gửi Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở về việc báo cáo số lượng, cơ cấu và đề xuất chỉ tiêu dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2021.
Theo đó, văn bản này có những nội dung đáng chú ý như sau:
"Rà soát số lượng, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập; số lượng viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp cần thi hoặc xét thăng hạng còn thiếu theo yêu cầu vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Lập danh sách viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III lên hạng II kèm hồ sơ theo quy định.
Điều kiện, tiêu chuẩn dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và miễn thi ngoại ngữ, tin học thực hiện theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP." [1]
(Ảnh minh họa: nganhangphapluat.thukyluat.vn)
Theo thông báo này thì những giáo viên đã đủ điều kiện dự thi/xét thăng hạng năm 2020 (Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh chưa tổ chức thi/xét thăng hạng) phải làm lại hồ sơ thăng hạng cho năm 2021.
Điều đáng nói là, có nhiều giáo viên đã đã đủ điều kiện dự thi/xét thăng hạng năm 2020 nhưng theo quy định mới (Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT) thì năm 2021 lại bị vướng một số tiêu chuẩn - trong đó có tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ phải đủ 9 năm công tác.
Cụ thể, tiêu chuẩn i) về năng lực chuyên môn nghiệp vụ quy định như sau:
"Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng." [2]
Theo cá nhân người viết, giáo viên dạy trường tư thục (trung học học phổ thông) thì cũng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
"Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn trường trung học:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật." [3]
Hơn nữa, theo Điều 1 Điều 47 Luật Giáo dục 2019 quy định nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
"Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động." [4]
Như thế, trường tư thục cũng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sao lại không công nhận quá trình công tác của giáo viên? Trong khi đó, giáo viên dạy trường tư không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước lẽ ra phải được ưu ái về quyền lợi khi chuyển sang loại hình công lập.
Đây cũng là quy định bất cập của Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT gây thiệt thòi về quyền lợi cho giáo viên đã có quá trình giảng dạy ở trường tư thục.
Qua bài viết này, kính mong Sở Nội vụ, Sở giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục rà soát lại một số quy định bất hợp lí trong việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp để viên chức không bị ảnh hưởng.
Tài liệu tham khảo:
[1] //hcm.edu.vn/thong-bao/ve-bao-cao-so-luong-co-cau-va-de-xuat-chi-tieu-du-thi-thang-hang-chuc-danh-nghe-c41012-66473.aspx
[2] //luatvietnam.vn/co-cau-to-chuc/thong-tu-04-2021-tieu-chuan-xep-luong-giao-vien-thpt-cong-lap-198083-d1.html
[3] //thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-12-2011-TT-BGDDT-Dieu-le-truong-trung-hoc-co-so-pho-thong-va-truong-120867.aspx
[4] //thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-12-2011-TT-BGDDT-Dieu-le-truong-trung-hoc-co-so-pho-thong-va-truong-120867.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên cốt cán không có chế độ, giáo viên tập huấn hộ tranh thủ kiếm tiền Để việc bồi dưỡng đi vào thực chất, mỗi nhà giáo cần xác định mục tiêu của việc tự học, tự bồi dưỡng. Để chuẩn bị cho việc triển khai dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch tập huấn cho giáo viên, cán...