Thầy giáo say mê sáng tác ca khúc tuổi học trò
Không chỉ là một giáo viên tâm huyết trên bục giảng, luôn tìm tòi sáng tạo để làm mới những tiết dạy của mình, thầy giáo Đoàn Ngô Tĩnh, giáo viên âm nhạc Trường trung học cơ sở – trung học phổ thông (THCS-THPT) Hoa Lư (quận 12) còn là một người say mê sáng tác âm nhạc với hàng trăm ca khúc dành cho tuổi học trò, Nhất là lứa tuổi mầm non…
Thầy giáo Đoàn Ngô Tĩnh trong ngày ra mắt “Sách học hát – sách học đàn”.
Thầy giáo Đoàn Ngô Tĩnh vừa ra mắt Tuyển tập “100 ca khúc Thiếu nhi – Học trò – Thế giới quanh em”. Đây là tuyển tập những bài hát có ca từ mang tính giáo dục cao, gần gũi, giúp các em học sinh dễ nhớ, dễ hiểu. Tiếp cận các bài hát, các em học sinh bắt gặp rất nhiều hình ảnh về các hiện tượng thiên nhiên, cây cỏ, động vật, các mùa trong năm, những trò chơi sinh hoạt tập thể, trò chơi dân gian và những câu chuyện ngụ ngôn. Qua mỗi tác phẩm, thầy giáo Đoàn Ngô Tĩnh mong muốn giúp các em thiếu nhi, học trò có thêm kiến thức về cuộc sống chung quanh, thêm yêu thương và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, quý trọng thầy cô, yêu mến bạn bè, cố gắng trong học tập và có chí hướng vươn lên.
Sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, thầy giáo Đoàn Ngô Tĩnh (sinh năm 1980) đam mê và bộc lộ năng khiếu âm nhạc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Năm học lớp 12, nam sinh Đoàn Ngô Tĩnh đã viết ca khúc “Cô gái sông Hàn” và sau này đã đoạt giải nhất trong cuộc thi viết về quê hương Sơn Trà (Đà Nẵng). Cũng vào thời điểm này, cậu học trò mê nhạc đã bắt đầu hình thành ý tưởng viết những ca khúc thiếu nhi, trong đó ca khúc đầu tiên được ra đời là “Khúc ca trong vườn xuân” được lấy bối cảnh từ khu vườn nhà ngoại. Sau đó, nhiều ca khúc mới lần lượt ra đời như: “Cặp lá yêu thương”, “Trông em”, “Đợi má, đợi tía về với con”…
Thầy giáo Đoàn Ngô Tĩnh chia sẻ: “Mỗi khi có cảm xúc, tôi lại mượn âm nhạc để giãi bày như cách để thỏa ước mong trong thời niên thiếu của mình. Niềm vui của tôi là được chia sẻ với mọi người những bản nhạc mới, những giai điệu thật gần gũi với các em thiếu nhi”.
Năm 2003, sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng sư phạm nhạc (Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng), Đoàn Ngô Tĩnh tiếp tục theo học chuyên ngành sáng tác tại Nhạc viện TP Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp Nhạc viện, anh về công tác tại Nhà Thiếu nhi quận 8… và từ năm 2017 đến nay, “bến đỗ” của anh là Trường THCS-THPT Hoa Lư.
Được dự một tiết dạy của thầy giáo Đoàn Ngô Tĩnh, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi không khí lớp học sôi động như buổi giao lưu “học mà chơi, chơi mà học” giữa thầy và trò nhưng lại luôn bám sát nội dung chính của bài học.
Theo thầy Tĩnh, đưa trò chơi, tình huống vào bài giảng giúp học sinh vui vẻ và chủ động tranh luận để hiểu rõ nội dung bài học hơn. Học sinh không phải ghi chép nhiều, cũng không phải thuộc lòng bài học. Những khái niệm, định nghĩa được cụ thể hóa qua các hình ảnh và hoạt động trực quan sẽ giúp các em dễ hình dung và ghi nhớ lâu hơn.
Ngày ngày, thầy giáo Đoàn Ngô Tĩnh đều đặn truyền cảm hứng cho học trò bằng những giai điệu, câu hát nhẹ nhàng, thấm đẫm tính nhân văn. Không chỉ nhiệt huyết trong giảng dạy, nghiên cứu đổi mới phương pháp truyền đạt, thầy Đoàn Ngô Tĩnh còn là “bạn” của nhiều học sinh khi luôn động viên, chia sẻ với những em khó khăn. Chính những bài hát, giai điệu tươi trẻ, trong sáng do anh sáng tác là cầu nối giúp anh và học trò gần gũi hơn.
Video đang HOT
Bài và ảnh: MINH KHANG
Theo Nhân dân
Nghệ An tìm giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên
Năm học 2019 - 2020 là năm học nhiều thách thức đối với ngành giáo dục tỉnh Nghệ An, đặc biệt là trong việc giải bài toán thiếu giáo viên ở các bậc học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở.
Ảnh minh họa
Giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều vai
Vừa làm giáo viên dạy các môn văn hóa, cô giáo Trần Thị Tuyết, giáo viên Trường Tiểu học Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, còn phải kiêm nhiệm dạy các môn học khác như Mỹ thuật, Âm nhạc và Thể dục. Hiện số tiết cô dạy đã vượt khung rất nhiều, nhưng nhà trường vẫn chưa biết sắp xếp thế nào khi không đủ giáo viên giảng dạy.
Cô giáo Trần Thị Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hưng Thông cho biết, do trường thiếu ba giáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc và Thể dục, nên phải động viên giáo viên dạy tăng tiết để đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày. Bên cạnh đó, trường còn phải thêm giáo viên dạy môn Tin học để đúng với tiêu chí trường chuẩn.
Cũng ở huyện Hưng Nguyên, tại nhiều trường Trung học cơ sở, tình trạng giáo viên dạy chéo môn khá phổ biến khi bậc Trung học cơ sở thừa 23 giáo viên, nhưng lại thiếu cục bộ các môn năng khiếu.
Ở Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai, cô giáo Phan Thị Kim Hoàn vốn là giáo viên Tiếng Anh đã có kinh nghiệm gần 20 năm, hiện còn đảm nhiệm thêm vai trò của giáo viên môn Mỹ thuật. "Dù đã dạy Mỹ thuật được 3 năm và đã được đi bồi dưỡng chuyên môn, nhưng tôi vẫn gặp những khó khăn vì Mỹ thuật là môn đặc thù. Thế nên, có những bài cần dạy sâu, tôi không thể truyền tải hết được. Một số tiết tôi không biết "vẽ" như thế nào", cô giáo Phan Thị Kim Hoàn bày tỏ.
Thầy giáo Nguyễn Văn Bình, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai cho biết thêm: Trường đang thiếu giáo viên hai môn Mỹ thuật và Công nghệ. Các môn học còn lại, nhà trường đang bố trí bằng hình thức "song môn". Chẳng hạn, giáo viên học hệ Cao đẳng môn Toán - Lý sẽ dạy kiêm Toán, Lý; giáo viên Toán - Tin dạy môn Toán và Tin; giáo viên môn Văn dạy môn Giáo dục công dân.
Tại huyện Hưng Nguyên, dù mới được tuyển dụng hơn 30 giáo viên nhưng huyện vẫn còn thiếu 50 giáo viên ở hai bậc Mầm non và Tiểu học. Riêng giáo viên Tiếng Anh vì không bố trí đủ nên thay vì dạy chương trình 10 năm (1 tuần/4 tiết cho các khối từ lớp 3 trở lên), nay nhiều trường tiểu học đang lựa chọn chương trình tự chọn.
Tình trạng thiếu giáo viên cũng đang diễn ra khá trầm trọng ở các huyện miền núi, trong khi đó, theo quy định các huyện này phải được ưu tiên bố trí đủ giáo viên.
Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở và Tiểu học Tà Cạ, năm học này trường có 242 học sinh tiểu học, được bố trí đủ 1,5 giáo viên/lớp. Tuy nhiên, trường không có giáo viên tiểu học dạy Tiếng Anh, Tin học. Hiện trường cũng không có kinh phí, không được thu tiền dạy học 2 buổi/ngày nên việc hợp đồng giáo viên như các địa phương khác là không khả thi.
Thầy giáo Lê Văn Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở và Tiểu học Tà Cạ cho hay, theo quy định, từ lớp 3 trở lên, học sinh phải được học chương trình Tiếng Anh. Nhưng ở các huyện miền núi không biết đến bao giờ mới triển khai được, vì không những không có giáo viên mà còn không tuyển được giáo viên.
Theo ông Phan Văn Thiết, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn, trong số 29 trường tiểu học chỉ có 7 giáo viên tiếng Anh ưu tiên bố trí cho trường chuẩn quốc gia và 2 giáo viên Tin học. Điều đáng nói là nhiều năm qua, huyện được cho định biên nhưng vẫn không tìm được giáo viên để dạy hai môn này.
Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Thầy Hà Văn Huấn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hữu Khuông, huyện Tương Dương, cho hay nhiều năm qua nhà trường đã đề xuất với Phòng Giáo dục và Đào tạo xin giáo viên tiếng Anh nhưng cả huyện đều đang thiếu. Riêng môn Tin học càng khó khăn do điều kiện về cơ sở vật chất ở vùng lòng hồ Bản Vẽ đang thiếu thốn, chưa đảm bảo.
Điều hòa giáo viên giữa các bậc học và trong vùng
Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, đến năm 2019, tỉnh thiếu gần 4.200 giáo viên, trong đó thiếu hơn 2.400 giáo viên tiểu học và 1.700 giáo viên mầm non. Ở bậc Mầm non, theo quy định của ngành, phải bố trí đủ giáo viên cho các nhóm nhà trẻ và mẫu giáo, song tỷ lệ này hiện ở Nghệ An không đáp ứng đủ.
Cụ thể, với bậc học Mầm non, các địa phương chỉ mới ưu tiên đủ 2 giáo viên/lớp cho trẻ 5 tuổi để thực hiện đúng chương trình phổ cập; còn trẻ 3 - 4 tuổi bố trí được 1,6 giáo viên/lớp trong khi quy định là 2 giáo viên/lớp; nhóm nhà trẻ mới đáp ứng được 2 giáo viên/lớp trong khi quy định là 2,6 giáo viên/lớp. Bậc Tiểu học, tỷ lệ này mới đạt trung bình 1,2 giáo viên/lớp, trong khi để dạy học 2 buổi/ngày cần 1,5 giáo viên/lớp.
Trước thực trạng trên, nhiều địa phương trong tỉnh đã thực hiện giải pháp điều hòa giáo viên giữa các bậc học, trong vùng; đồng thời dự báo về quy mô học sinh, mạng lưới trường lớp trong tương lai để có sự cân bằng.
Ông Lê Trung Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đàn cho biết, huyện Nam Đàn đang thiếu gần 150 giáo viên tiểu học và mầm non. Đối với cấp Tiểu học, trong những năm qua, huyện đã thực hiện điều hòa nội bộ bằng cách chuyển giáo viên từ Trung học cơ sở xuống Tiểu học, tổ chức dạy liên trường đối với môn năng khiếu, Tiếng Anh và Tin học. Ngoài ra, huyện vận động một số giáo viên đăng ký học thêm văn bằng hai để dạy thêm môn. Năm học này, Nam Đàn được giao thêm hơn 30 chỉ tiêu ở bậc Tiểu học nên ngành Giáo dục huyện đang xây dựng kế hoạch tuyển dụng.
Riêng bậc Mầm non đang khó khăn, tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi là 100%, trẻ 3 - 4 tuổi là 93%, nhưng trẻ 2 tuổi mới chỉ huy động được khoảng 25% do phải ưu tiên giáo viên cho nhóm lớp lớn. Huyện cũng tích cực vận động xã hội hóa, phát triển các nhóm lớp tư thục, nhưng chỉ hiệu quả đối với thị trấn Nam Đàn.
Ngoài số lượng giáo viên thiếu, Nghệ An cũng đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở các môn như Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc. Tình trạng này không chỉ có ở những địa phương vùng miền núi khó khăn, mà ngay cả ở các huyện đồng bằng.
Huyện Thanh Chương đang thiếu 30 giáo viên Tiếng Anh, khiến cho việc tổ chức dạy Tiếng Anh theo chương trình 10 năm gặp nhiều khó khăn. Trong đó, 3 trường tiểu học hoàn toàn không có giáo viên Tiếng Anh khiến học sinh không được học, hoặc phải đưa giáo viên từ Trung học cơ sở xuống dạy kiêm nhiệm. Huyện Thanh Chương cũng đang xây dựng phương án hợp đồng giáo viên thỉnh giảng để tổ chức dạy học cho học sinh.
Đề cập đến vấn đề này, ông Thai Văn Thanh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết: Đầu năm học, Sở đã bao cao Bô Giáo dục và Đào tạo đê tham mưu Chính phủ cho Nghệ An thêm định biên giáo viên, nhưng chưa đươc duyêt. Mặt khác, theo thống kê và dự báo quy mô học sinh, hiện nay lứa tuổi học Tiểu học của Nghệ An là đông nhất cả nước.
Nhưng sau 2 - 3 năm nữa, số học sinh này sẽ lên Trung học cơ sở, còn số học sinh mầm non lên tiểu học ổn định không tăng đột biến. Đến thời điểm đó, tinh trang thưa thiếu giao viên ơ các bậc học này không xay ra ma trơ lai trang thai cân băng. Những năm gần đây, nhiều địa phương thực hiện biệt phái giáo viên từ Trung học cơ sở xuống dạy ở bậc Tiểu học trong thời gian 2 - 3 năm. Sau khi hết hạn biệt phái, các giáo viên này được quay về trường cũ dạy học, hoặc nếu có nhu cầu tiếp tục dạy ở bậc Tiểu học cũng sẽ được giải quyết.
Thực tế thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tiến hành sáp nhập các điểm trường, sáp nhập trường hoặc buộc các trường phải tăng sĩ số ở lớp, để bố trí đủ giáo viên đứng lớp. Tuy nhiên, qua thực hiện cũng cho thấy nhiều bất cập bởi việc sáp nhập không thể thực hiện một cách máy móc mà phải phù hợp với từng địa phương và cần có lộ trình cụ thể.
Bích Huệ
Theo TTXVN
Hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số Đây là một trong những nội dung được đề cập tới trong Kế hoạch số 252/KH-UBND của UBND huyện Chương Mỹ về thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn huyện vừa được ban hành. Trẻ em dân tộc...