Thầy giáo sáng tạo với mô hình thủ công mỹ nghệ
Là giáo viên dạy mỹ thuật của Trường THCS thị trấn Chợ Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), anh Phạm Bá có thêm niềm đam mê làm nhiều mô hình bằng que kem rất sáng tạo và độc đáo.
Căn nhà nhỏ, nhưng được trang bị đầy đủ “nội thất”, hệ thống điện, đèn cho đến thiết kế cảnh quan trong khuôn viên… Tất cả tạo ra mô hình nhà 3D sống động, được làm bằng thủ công, phù hợp để trang trí hoặc làm quà tặng.
Tình cờ bén duyên
Anh Phạm Bá đã gắn bó với niềm đam mê này được 7 năm. Trong ngần ấy thời gian, cả ngàn mô hình nhà lớn, nhỏ, đơn giản lẫn kỳ công… đều được ra đời từ đôi tay khéo léo của anh. Nhớ lại cơ duyên đến với công việc, anh Phạm Bá chia sẻ: “Tôi dạy mỹ thuật, thời gian rảnh thường làm thêm vật dụng này nọ để trang trí trong phòng. Thấy vậy, bạn đồng nghiệp nhờ làm giùm mô hình nhà bằng tăm tre để làm quà tặng. Được nhờ cậy, cộng với yêu thích sáng tạo, tôi nhận lời rồi tập tành làm. Không ngờ, đam mê luôn lúc nào không hay. Nhà nhỏ, lớn, cứ như vậy mà ra đời. Sản phẩm càng về sau, tôi cố gắng làm đẹp, hoàn thiện hơn cái trước, tất cả đều là tâm huyết của bản thân”.
Anh Phạm Bá làm ra rất nhiều mô hình nhà bằng que kem
Khi mới bắt đầu làm, anh Phạm Bá chọn nguyên liệu là tăm tre. Sau 2 năm, anh chuyển sang nguyên liệu que kem. Theo anh, tăm tre cần sử dụng số lượng lớn; khâu xử lý, bảo quản để giữ được độ bền, đẹp rất khó. Mô hình nhà được tham khảo trên mạng là chủ yếu. Sau khi thạo nghề, cùng với nền tảng kiến thức mỹ thuật, anh Phạm Bá sáng tạo ra sản phẩm mang dấu ấn của riêng mình. “Làm ra sản phẩm, tôi đăng lên trang Facebook cá nhân để chia sẻ cùng bạn bè thành quả của bản thân, không ngờ nhận được nhiều lời khen ngợi và ngỏ ý đặt hàng. Tôi càng có thêm động lực để theo đuổi đam mê, tìm thêm nhiều mẫu mã, khách hàng dễ lựa chọn hơn” – anh Phạm Bá giải thích.
Nghiêm túc theo đuổi đam mê
Muốn bắt tay vào làm mô hình nhà, phải thiết kế bản vẽ hoàn chỉnh, với kích thước cụ thể, rõ ràng. Như vậy, khi bắt tay vào làm mới nhanh và chính xác. Bên cạnh đó, công đoạn khá quan trọng là người làm phải xử lý que kem sao cho thẳng, đều, để khi ráp vào liền mảnh và phẳng, sản phẩm “lấy điểm” từ đây. “Những mô hình nhà làm ra đều có kích thước rất nhỏ, do vậy nội thất trong nhà cũng nhỏ hơn rất nhiều lần. Từ bàn, ghế, tủ… đều mi-ni, có những món chỉ nhỏ bằng ngón tay. Máy móc hầu như không thể can thiệp, mà phải làm bằng tay, tỉ mỉ từng chút. Ngoài ra, khi thiết kế đường dây điện phải giấu được dây, như vậy mới tạo được thẩm mỹ cao” – anh Phạm Bá chia sẻ.
Video đang HOT
Những mô hình nhà của anh Phạm Bá làm ra, trước khi đến tay khách hàng theo dạng sản phẩm trang trí, lưu niệm, là “đứa con tinh thần” được anh sáng tạo nên bằng tất cả sự yêu thích, đam mê. Do công việc chính là giáo viên, nên phần lớn thời gian của anh Phạm Bá đều đầu tư cho việc dạy học. Các công đoạn chế tác mô hình nhà được anh làm vào ban đêm hoặc cuối tuần. Bởi vậy, muốn hoàn thành sản phẩm, anh tốn nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào mô hình lớn hay nhỏ, phức tạp hay đơn giản mà thời gian hoàn thành sản phẩm sẽ dao động từ 1 tuần đến khoảng 1 tháng.
Tạo điểm nhấn đặc biệt hơn, anh Phạm Bá còn trang trí thêm hệ thống đèn, cây xanh. Mới bắt tay vào làm, anh gặp không ít khó khăn, vì dụng cụ rất thô sơ, chỉ có cưa sắt, dao rọc giấy và keo dán. Bởi vậy, sản phẩm làm ra vừa tốn nhiều thời gian, vừa chưa được tinh xảo, đẹp mắt. Vả lại, khi có ý tưởng lắp đặt hệ thống điện vào các mô hình nhà, anh gặp khó vì bản thân không chuyên. Trầy trật một thời gian, chịu khó học tập từ Internet, đồng nghiệp, mọi thứ mới được hoàn thiện như hôm nay.
Thời gian tới, ngoài việc tiếp tục theo đuổi đam mê, sáng tạo thêm nhiều mẫu mã nhà đẹp, anh Phạm Bá còn hướng đến việc tự làm thêm đồ dùng dạy học để phục vụ công việc giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp.
Tuy chỉ là công việc phụ nhưng anh Phạm Bá luôn theo đuổi bằng đam mê. Mỗi sản phẩm ra đời là một quá trình mày mò, nghiên cứu, từ thiết kế bản vẽ đến gia công nguyên liệu, rồi thiết kế thêm nội thất, cảnh quan… Bằng khối óc và đôi bàn tay tài hoa của anh, sản phẩm xứng đáng được công nhận là tác phẩm nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ độc đáo
Trẻ lớp 1 say sưa "Trò chơi con mực", phụ huynh, giáo viên hoảng hốt
"Tuấn Anh ơi, con đang làm gì đấy?", "Con đang xem Squid Game thầy ơi!". Nghe đến đó, nhiều học sinh trong lớp nhao nhao, rủ thầy: "Chơi đèn xanh đèn đỏ đi thầy ơi!".
Biết rõ bộ phim Hàn Quốc "Trò chơi con mực" (tựa tiếng Anh Squid Game) vẫn đang nóng sốt trên toàn cầu nhưng thầy Nguyễn Văn Phúc, giáo viên dạy Mỹ thuật tại một trường tiểu học ở Thủ Đức, TPHCM vẫn không khỏi hoảng hốt khi phát hiện học trò lớp 1 xem bộ phim gắn cảnh báo 18 ngay trong giờ học online.
Trẻ lớp 1 tại TPHCM vẽ hình ảnh liên quan đến bộ phim "Trò chơi con mực" trong giờ học online (Ảnh: H.N).
Cậu bé 6 tuổi học trên laptop, khi thầy hỏi còn hồn nhiên cầm iPad đang mở cảnh phim "Trò chơi con mực" lên khoe cả lớp. Ngay lúc đó, cả lớp sôi động hẳn lên, thi nhau kể, bàn luận về bộ phim này về các người lính, về các trò chơi...
Ở lớp khác cũng có tình trạng như vậy, mọi chủ đề đều được các em lái qua bộ phim. Thậm chí, khi chia nhóm làm việc, có em còn nói "thầy về đội tụi con tham gia Squid Games nha thầy, để thầy kiếm được thật nhiều tiền".
"Mới đây, tôi giao chủ đề vẽ tự do cho học sinh 3 lớp, rất nhiều em đều vẽ hình ảnh liên quan đến bộ phim nổi tiếng này. Về trò chơi, về mặt nạ, súng... Thậm chí giờ giao vẽ gì đi nữa thì không ít em cũng chỉ vẽ liên quan đến "Trò chơi con mực", thầy giáo mỹ thuật cho biết.
Nhiều trẻ vẽ hình ảnh liên quan đến bộ phim 18 này trong giờ học (Ảnh: H.N).
Thầy Phúc cũng trao đổi với các em và riêng với phụ huynh lưu ý đây là bộ phim các em chưa đủ tuổi xem nhưng có vẻ không ăn thua. Nhiều phụ huynh không xem, con cũng không xem... nhưng nhiều trẻ vẫn bị "nhập tâm" theo bộ phim.
Trẻ say sưa trò chơi con mực
Đến nay vợ chồng chị Trần Thị Hoài, ở quận Bình Tân, TPHCM vẫn chưa xem bộ phim làm mưa làm gió khắp thế giới. Vậy nhưng, từ mấy tuần trước chị cũng như bị "nhập hồn" bởi cường độ nhắc đến bộ phim này của cậu con trai lớp 2.
Cháu chưa hề xem phim, nghe bạn bè xung quanh kể, rồi có thể nhìn thấy trên Facebook, Tik Tok, Youtube.. mà nắm hết. Cả ngày cháu nghêu ngao hát nhạc bộ phim rồi níu tay níu chân bố mẹ để kể, giới thiệu... Ăn uống ngủ nghỉ học hành, chủ đề nào, rồi cháu cũng vòng về Squid Games.
Nhiều nước trên thế giới đã cảnh báo về bộ phim "Trò chơi con mực" ảnh hưởng đến trẻ nhỏ (Ảnh: Hanout).
Gặp bất cứ ai, từ người già đến các em bé, cháu đều vào tìm đồng minh, hỏi han, tám chuyện về bộ phim, các nhân vật, trò chơi trong phim. Bắt trúng sóng nữa thì thôi, cháu kể say sưa quên cả giờ giấc.
Lúc đầu, chị Hoài không lý giải nổi sao con có thể rành như vậy trong khi chị chắc chắn con mình chưa xem. Để ý quan sát, chị nhận thấy không chỉ bé nhà mình mà rất nhiều đứa trẻ khác cũng say sưa với làn sóng này.
Xuống sân chơi ở chung cư, chị thấy ngay bộ phim trở thành chủ đề thu hút trẻ em hơn bất cứ thứ gì. Trẻ nhỏ, nhiều trẻ mới 5 - 7 tuổi đã xúm tụm thảo luận về nội dung, cảnh trong phim; các cháu cùng chơi trò chơi sinh tồn của bộ phim như chơi em bé tập đi (đèn xanh đèn đỏ), bắn bi, bắn súng... ; hát nhạc phim. Rồi ngay trong lớp học online các bé liên tục tranh nhau kể "Trò chơi con mực".
"Nhiều cháu mới lớp 3, lớp 4 khoe đã xem bộ phim này. Các cháu kể lại cho các em, bạn bè nghe rất chi tiết, rất hấp dẫn", chị Hoài cho biết.
Anh Nguyễn Anh Quốc, ở Hóc Môn chia sẻ, nhà anh cũng rất đau đầu khi hai đứa con 6 và 9 tuổi mê mẩn kể lể, hát hò, chơi trò chơi trong bộ phim này.
Hiện tại, vợ chồng anh vẫn có thể kiểm soát không cho con xem nhưng anh thừa nhận, không biết giữ được đến lúc nào. Hơn nữa, nhiều đoạn của bộ phim được giới thiệu trên các mạng xã hội nên gần như không thể ngăn con tiếp cận.
Lo lắng, lúng túng, có lúc anh lớn tiếng quát khi con nhắc đến, các cháu khó chịu: "Bố chẳng hiểu gì hết. Đó là bộ phim hot nhất, nổi tiếng nhất thế giới". Rồi nhìn hai con đuổi nhau theo hiệu lệnh của trò, thằng em giơ tay làm súng, hét lên: "Chị tèo nhé!"... mà anh không khỏi bất an.
Trước sự ảnh hưởng của bộ phim đến trẻ nhỏ, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 12, TPHCM cho biết mới đây, giáo viên chủ nhiệm các lớp cũng trao đổi, lưu ý bố mẹ không để trẻ xem bộ phim gắn mác 18 này.
Trước khi nguy cơ trẻ em làm theo những thử thách bạo lực trong bộ phim Squid Game đang làm mưa làm gió, nhiều trường học trên thế giới như Anh, Bỉ, Mỹ, Úc, Canada, Trung Quốc... cho đến nhiều chuyên gia tâm lý lên tiếng cảnh báo bộ phim có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Đi kèm đó là khuyến cáo phụ huynh không nên cho con xem phim "Trò chơi con mực".
9X kiếm bộn tiền mùa dịch nhờ làm mô hình nhà nổi miền Tây bằng que kem, bìa carton Từ những nguyên liệu đơn giản như que kem, bìa carton và đôi bàn tay khéo léo chàng trai 9X quê Cà Mau đã tạo ra những mô hình nhà nổi miền tây, thuyền mini kiếm hơn chục triệu/tháng. Ý tưởng từ nỗi nhớ quê của người con xa xứ Nói về miền Tây mùa nước nổi, hình ảnh những khu nhà nổi...