Thầy giáo người Mỹ gốc Việt được trao ‘Oscar giáo dục’: Tôi chỉ muốn được gọi là thầy giáo!
Ở tuổi 27, thầy giáo người Mỹ gốc Việt Ben Hoàng Nguyễn vừa được trao giải thưởng cao quý Milken Educator Awards cuối tháng 10 – giải thưởng mà tạp chí Nhà Giáo gọi là ‘Oscar giáo dục’, kèm số tiền 25.000 USD.
Thầy giáo Ben Hoàng Nguyễn phát biểu trong lễ công bố giải thưởng Milken Educator Awards 2019 – Ảnh: NVCC
“Có quá nhiều phẩm chất để định nghĩa một giáo viên thành công. Khi nghĩ lại về những người thầy/cô có ảnh hưởng nhất với mình, tôi tin họ đều có ba điểm quan trọng nhất: một là kiên định, hai là giỏi chuyên môn và ba là khả năng truyền đạt.”
Thầy Ben Hoàng Nguyễn
Giải thưởng này chỉ được trao cho 40 giáo viên trên toàn nước Mỹ mỗi năm để ghi nhận sự tận tụy, xuất sắc và cảm hứng khoa học họ đã khơi dậy ở học trò.
Ben Hoàng Nguyễn là giáo viên môn tự động hóa, chế tạo và robotics tại Trường trung học Sunrise Mountain ở thành phố Las Vegas, bang Nevada (Mỹ).
“Giải Oscar cho giáo dục”
* Trước hết, xin chúc mừng anh về giải thưởng Milken Educator Awards. Giải thưởng có ý nghĩa thế nào với anh?
- Giải thưởng Milken Educator Awards do Quỹ gia đình Milken thành lập nhằm tôn vinh các nhà giáo dục đang ở giai đoạn bắt đầu hoặc giữa sự nghiệp trồng người.
Về cơ bản, nó như một sự tưởng thưởng cho sự xuất sắc và để truyền cảm hứng cho những người khác trong cộng đồng nhà giáo ở Mỹ khi có quá ít những giải thưởng “nổi tiếng” được trao cho những người giảng dạy.
Giải thưởng là một lời nhắc nhở tôi phải nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới, tiếp tục tận tụy cống hiến và mài giũa kiến thức cũng như năng lực giảng dạy trong các lĩnh vực đã chọn.
* Ngay từ đầu anh có mơ ước trở thành giáo viên không? Cha mẹ muốn anh làm nghề gì?
- Theo lẽ thường, hầu hết các gia đình đều không muốn con mình theo nghề sư phạm. Nhiều người trong chúng tôi còn được nhắc nhở về điều này mỗi khi có tin tức các giáo viên biểu tình, phản ứng về điều kiện làm việc cũng như tình trạng bị đối xử bất công.
Cha mẹ tôi, vì rất nhiều lý do, muốn tôi trở thành bác sĩ. Cha tôi từng thi đậu vào ngành này khi học xong phổ thông. Mẹ tôi cũng từng mơ được làm y tá, mẹ hiểu rõ tầm quan trọng của nghề này, những đòi hỏi về trình độ kiến thức rất cao cũng như cả tâm đức của người làm nghề đó nên mẹ cũng muốn tôi theo nghề y.
* Vậy lý do nào khiến anh chọn nghề giáo, anh yêu thích nhất điều gì tại ngôi trường Sunrise Mountain, thưa anh?
- Giảng dạy là một điều cơ bản trong sự biểu đạt của con người. Tôi nghĩ mình muốn làm thật giỏi nghề này như một cách để giúp cho nhân tính vượt lên trước những thay đổi hung hăng của hành xử con người có nguồn gốc từ công nghệ và những thế lực khác.
Với công việc hiện tại của tôi, đó là “công việc mơ ước” khi được là một giáo viên và có một tư duy trẻ trung.
Tương lai trong các lĩnh vực chuyên môn của tôi là vô hạn, tôi cảm thấy như vậy, và sự tận hiến của tôi với việc học hành cũng như giảng dạy sẽ giúp tôi vững vàng tiến tới giai đoạn trung niên trong khi phát triển thành thục kỹ năng nghề nghiệp.
* Được biết anh có chia sẻ chỉ thực sự suy ngẫm sâu hơn về nghề giáo của mình trong khoảng 3 năm qua. Tại sao vậy?
Video đang HOT
- Lần đầu tiên tôi giữ cương vị một người thầy là trong chương trình Teach for America (TFA) với thời gian cam kết 2 năm.
Theo chương trình đó, về cơ bản các sinh viên mới tốt nghiệp ĐH sẽ được đưa về giảng dạy ở những ngôi trường nhiều thách thức nhất trên toàn nước Mỹ.
Cùng với 2 năm đầu tiên giảng dạy ở chương trình TFA, chúng tôi cũng được khuyến khích để đạt được các bằng cấp cao học trong giáo dục, nhất là về các lĩnh vực chúng tôi đang giảng dạy.
Trong 3 năm qua, tôi có nhiều thời gian hơn để ngẫm nghĩ về nghề nghiệp của mình mà không còn quá bận rộn với bài vở như hồi học ĐH, mặc dù tôi vẫn dành một lượng lớn thời gian mỗi ngày để đọc và học thêm.
Nghề giáo không có mấy tiếng tăm trong rất nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng lớn của xã hội, từ các hoạt động chăm sóc trẻ cho tới cả những giảng viên ĐH, chúng ta cần thay đổi điều đó.
* Anh cũng nói anh muốn được gọi là “thầy giáo” mà không phải “nhà giáo dục”. Có sự khác biệt nào chăng?
- Thầy giáo (teacher) dùng kỹ năng sư phạm của họ, vận dụng các kỹ thuật giảng dạy trên cơ sở nghiên cứu và những lý thuyết để truyền đạt sự học cho các bộ óc đang phát triển khác.
Nhà giáo dục (educator), theo tôi, thường tập trung vào việc ứng dụng phương pháp sư phạm ở tầm vĩ mô. Và nữa, giảng dạy là việc tôi đang làm và nghề này xứng đáng có một sự phân biệt thích đáng.
Khơi dậy tình yêu STEM
* Các môn anh đang dạy thuộc nhóm các môn STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), những môn không “dễ nhằn” với nhiều học trò. Anh làm sao để thu hút học sinh?
- STEM thường bị coi là khó vì hệ thống đơn vị tính toán cần phải thành thạo. Điều này cũng có nghĩa học sinh thường mất nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và học hỏi nghiêm túc về các khái niệm trừu tượng có thể có liên hệ trực tiếp hoặc không với các hiện tượng học sinh gặp trong đời sống hằng ngày.
Chuyện này dễ dàng hơn khi tôi khuyến khích học sinh áp dụng những phương diện khác nhau của STEM vào những mối quan tâm riêng của chính các em.
Tôi cho phép học sinh được thoải mái sử dụng một công nghệ cụ thể, ví dụ như là in 3D, để tạo ra thứ gì đó giá trị với cuộc sống các em, trong khi vẫn học các kiến thức tiêu chuẩn theo yêu cầu của chương trình, trong trường hợp này là sử dụng phần mềm Computer-Aided Design (CAD – thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính).
Thay vì ép buộc học sinh phải tuân theo những mô hình kiểm tra cứng nhắc và những bài thử mạch điện, tôi tin việc kích thích những quan tâm của các em thông qua tư duy cá nhân sẽ giúp người học trưởng thành và phát triển tình yêu với STEM.
* Sau một số năm giảng dạy, anh thấy đâu là điều quan trọng nhất để giáo viên giúp học sinh thành công, thưa anh?
- Một phần quan trọng trong những gì tôi học hỏi được từ những bộ óc trẻ trung, và cũng không khác với những gì tôi đã trải nghiệm hồi ở ĐH, đó là sự tích cực suy nghĩ và tư duy phản biện.
Theo đó, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh giải thích lập luận của các em, cho phép các em phát triển một cách hiểu vấn đề. Tuy nhiên, nếu cách hiểu đó chưa đúng, giáo viên sẽ vận dụng những kiến thức phù hợp để định hướng lại cho các em cách học.
Với cách này, học sinh có thể tự tìm ra cách học mà không có cảm giác phải tuân theo mọi ý muốn của giáo viên.
“Tôi rất tự hào là người Việt Nam”
Trong bức ảnh chụp năm 2011 này, anh sinh viên tình nguyện Ben Hoàng Nguyễn đang mừng sinh nhật cùng các em nhỏ ở trại mồ côi Thủy Xuân và giải thích với các em một buổi sinh nhật được tổ chức như thế nào – Ảnh: NVCC
* Anh có thể kể thêm về chuyến trở lại quê hương Việt Nam lần đầu vào năm 2011 của anh?
- Tôi luôn khao khát được hiểu về quê hương mình. Tôi nghĩ việc hiểu về nguồn cội là trách nhiệm của mỗi người. Trong chuyến trở về Việt Nam năm 2011, tôi làm tình nguyện viên, dạy học tại trại trẻ mồ côi Thủy Xuân ở thành phố Huế.
Lần đó tôi được gặp GS Trần Thanh Vân và vợ ông, bà Lê Kim Ngọc. Tôi cũng may mắn được gặp nhà hảo tâm người Pháp Odon Vallet có rất nhiều đóng góp từ thiện ở Việt Nam mà sau này tôi mới biết. Ông ấy đã tặng tôi cuốn sách và dành những lời chúc tốt đẹp cho tôi. Kể từ sau khi gặp họ, tôi biết mình đã có một mục tiêu để hướng tới.
Trong những ngày cuối tuần, tôi về thăm lại ngôi làng quê cũ của mình ở làng cá Hải Nhuận (xã Phong Hải, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế – PV).
Tôi vẫn đang viết một cuốn sách về những trải nghiệm của mình, có lẽ khoảnh khắc này trong đời sẽ thôi thúc tôi hoàn thành nó. Tôi rất tự hào là người Việt Nam và chuyến đi chỉ 2 tháng trong năm đó đã tạo nên tất cả thay đổi với cuộc đời tôi.
Ralph Perry Jr. – sinh viên năm 2 khoa khoa học máy tính, Viện Bách khoa Worcester ở Worcester, bang Massachusetts – đã được học thầy Ben Hoàng Nguyễn trong 2 năm ở Trường THPT Sunrise Mountain cho biết so với các thầy cô khác, điểm nổi bật của thầy Ben Hoàng Nguyễn là việc tạo ra hứng thú qua cách dạy truyền rất nhiều cảm hứng của thầy.
“Tôi thích việc thầy dạy cách ứng dụng vào cuộc sống những kiến thức tự động hóa, drone, robot.
Thầy còn thiết kế những cuộc thi để chúng tôi tranh tài, giúp chúng tôi trải nghiệm những điều chúng tôi có thể sẽ gặp trong ngành này. Mặc dù giờ không còn học thầy nữa nhưng tôi vẫn thường xuyên giữ liên lạc với thầy” – Ralph Perry Jr. chia sẻ.
Theo tuoitre
Dâm ô, hiếp dâm trẻ em: Không ngừng nhức nhối
Ngay trong tuần lễ 20/11, đã có hai thầy giáo bị buộc thôi việc vì có hành vi sàm sỡ, dâm ô nhiều học sinh nữ.
Dường như tất cả những vụ việc được đưa ra chỉ là bề nổi khi mà ngay tại chính nhiều gia đình, những người mẹ đã hoàn toàn im lặng làm ngơ trước đớn đau kinh hoàng của chính con mình...
Còn bao nhiêu bé gái sống trong sợ hãi bởi chính thầy giáo hay người thân của mình?
Khi trẻ được "gửi trứng cho ác"
Chiều 17/11, bà Võ Thị Thanh Kim, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Hồ Chí Minh quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Tiến Dũng, nhân viên Phòng Quản lý hồ sơ - giáo dục tư vấn thuộc Trung tâm này để xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.
Ông Dũng bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày, kể từ ngày 18/11. Lý do tạm đình chỉ là "ông Nguyễn Tiến Dũng có hành vi dâm ô đối với đối tượng đang được quản lý tại trung tâm". Ngay sau đó, công an đã bắt khẩn cấp ông Dũng.
Trước đó, báo chí phản ánh việc nhiều bé gái bị một cán bộ Trung tâm Hỗ trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH TP HCM) dâm ô nhiều lần. Hai bé K.A (14 tuổi) và K.D (13 tuổi) được đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội tháng 5/2019.
Vì muốn hút thuốc, các bé gái hỏi xin ông Nguyễn Tiến Dũng. Tuy nhiên, người này yêu cầu các bé cho sờ ngực mới cho hút thuốc. Những ngày sau đó, K.A và các bạn cùng phòng liên tục bị cán bộ này sờ ngực, vùng kín.
Cứ khoảng 21h đến 23h ông Dũng đến bên cửa sổ kêu mỗi lần một bé đến để sờ ngực, vùng kín rồi cho thuốc lá để cả nhóm hút. Riêng K.N và M còn bị ông Dũng sờ vào vùng kín, thậm chí mỗi khi say xỉn, ông Dũng còn bắt các bé cầm dương vật đến khi thỏa mãn. Công an quận Bình Thạnh, TP HCM đã đến Trung tâm làm việc, xác minh vụ việc.
Cùng thời gian đó, liên quan đến hành vi dâm ô, ngày 17/11, lãnh đạo Nhà Thiếu nhi TP HCM cũng đã tạm đình chỉ công tác đối với thầy giáo được cho là có những hành vi sàm sỡ nữ sinh lớp 7 trong lớp phụ đạo Tin học. Theo đại diện Nhà Thiếu nhi TP HCM, giáo viên này công tác tại đơn vị được 2 năm.
Tối 16/11, một clip nghi vấn thầy giáo dạy Tin học sàm sỡ nữ sinh lớp 7 được đăng tải lên mạng xã hội. Đoạn clip nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt tương tác. Trong đó, có nhiều người bình luận bày tỏ sự phẫn nộ, bức xúc với hành xử của thầy giáo đối với học sinh.
Theo mẹ của nữ sinh này, đây là lớp Tin học căn bản, khai giảng ngày 26/10. Lớp học mới chỉ diễn ra được 4 buổi nhưng nghe con kể thầy giáo có những hành động kỳ quặc nên chị đã đến lớp học theo dõi, quay video làm bằng chứng. Sau khi nhận thông tin về sự việc, lãnh đạo Nhà Thiếu nhi TP HCM đã yêu cầu thầy giáo xuất hiện trong đoạn video làm bản tường trình toàn bộ sự việc.
Theo tường trình, thầy giáo cho rằng, mình nhìn thấy dưới chân của em nữ sinh này có hình dán, thầy tưởng là hình xăm nên yêu cầu cho thầy xem. Nữ sinh không đồng ý nên thầy có những hành động "giỡn" như vậy để xem hình dán. Sau sự việc, Nhà Thiếu nhi TP HCM đã ra quyết định buộc thôi việc thầy giáo này.
Trước đó, không ít người đã từng làm thầy phải ra trước vành móng ngựa. Đơn cử, ngày 17/5, TAND huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) tuyên phạt Thân Thái Hoàng (60 tuổi, cựu giáo viên ở huyện Châu Đức) 2 năm tù về tội Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Ngoài ra bị cáo còn bị buộc bồi thường 150 triệu đồng cho bị hại là học trò cũ T.N.K.L. (SN 2003) vì hành vi thầy giáo này quan hệ với học trò khi nạn nhân dưới 16 tuổi...
Tiến sỹ Dương Minh Tâm - Trưởng phòng Điều trị các rối loạn liên quan stress, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: "Lạm dụng tình dục ở Việt Nam còn rất cao, đây vẫn còn là tảng băng trôi, dường như chúng ta vẫn chưa khai thác được, chưa thống kê được chính xác. Chúng tôi gặp bệnh nhân bị lạm dụng tình dục rất nhiều, đặc biệt đa phần các trường hợp bị lạm dụng tình dục hay bị bởi người thân hơn như: anh trai - em gái, chú bác, người lớn trong nhà, hàng xóm"...
Còn theo Thạc sĩ Tâm lý Đinh Đoàn, ngay sau cánh cổng trường học, không ít giáo viên vẫn còn khuyết thiếu những kiến thức cơ bản liên quan. Chẳng hạn, sau nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em, nhiều trường mới cấp tập mời chuyên gia nói chuyện về phòng, chống xâm hại tình dục.
Lúc này mới nhận ra rằng, nhiều thầy, cô giáo không hề biết cách phòng, chống và các luật liên quan. Hệ lụy nhãn tiền là, học sinh ở các cấp học, do còn non nớt, thiếu khả năng bộc lộ ý chí đúng đắn, thiếu kỹ năng tự bảo vệ mình, lại trong quan hệ phụ thuộc, tâm lý e sợ thầy cô giáo... dễ trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm.
"Mẹ bắt em im lặng - nếu không bố đi tù"
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thu Hà, tác giả cuốn sách về tình yêu học trò "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc" nhận định: Trong những tình yêu mù quáng và ngang trái của tuổi teen thì hầu hết các bé bị thiếu sự quan tâm, thương yêu và đồng hành của ba mẹ.
"Một thầy giáo ở Sóc Trăng bị công an bắt khẩn cấp do có hành vi quan hệ với một bạn học sinh lớp 9. Bạn nữ nằm trong đội tuyển học sinh giỏi Văn do thầy trực tiếp bồi dưỡng. Rồi 1 bạn học sinh lớp 8 (Phú Thọ) bị thầy giáo đưa vào nhà nghỉ, ép quan hệ.
Rồi một bạn học sinh lớp 11 ở Vĩnh Phúc cũng bị thầy phó hiệu trưởng ép uống rượu, đi hát và có hành động sàm sỡ. Bạn uất ức tới mức đã uống thuốc tự tử, may mà được cứu sống kịp thời. Hầu hết các bạn bị đe dọa, bị khống chế bằng điểm. Nếu không chiều thì sẽ bị điểm kém, sẽ bị thi rớt ...
Điểm kém thì sao? Khi em biết điều này không nên làm mà vẫn cứ làm, biết rằng điều kia cần phải làm mà không dám làm, là em đang thất bại với chính bản thân mình. Mahatma Gandhi đã nói: "Quyền lực chỉ có sức mạnh khi ta đồng ý với nó".
Chỉ khi em đồng ý để thầy khống chế mình thì em mới có thể bị khống chế. Điểm kém thì đã sao, bị "đì" thì đã sao, thi rớt thì đã sao? Còn hơn là em bị lạm dụng! Đừng sợ hãi những điều sai trái! Hành vi xxx không được phép xảy ra ở tuổi vị thành niên, càng không được phép diễn ra trong quan hệ giữa thầy - trò! Đạo lý và pháp luật đều không cho phép.
Ở những nước phát triển như Mỹ, Anh... học sinh được giáo dục rất kỹ rằng lạm dụng tình dục tuổi vị thành niên là vi phạm pháp luật, các bạn ấy được dạy những cách bí mật để mách với người lớn và kiện thầy giáo ra tòa. Ngay lập tức thầy sẽ bị cách ly, bị đuổi khỏi ngành và ghi vào hồ sơ.
Chị Thu Hà chia sẻ: "Tuần trước, mình nhận tin nhắn kêu cứu của một bé gái bị bố đẻ lạm dụng. Mình bày "em hãy mách với mẹ đi". Nhưng em trả lời: "Mẹ biết từ mấy năm rồi nhưng mẹ bắt em im lặng. Mẹ bảo nếu nói ra thì bố sẽ ê mặt và thậm chí có thể đi tù". Mẹ em đã chọn bảo vệ chồng bằng cách hy sinh đứa con. Thậm chí còn có người mẹ nằm im trên giường, kiên nhẫn đợi chồng lạm dụng con gái mình.
Với em, cuộc đời này chẳng có gì an toàn và bình yên, chẳng có ai đủ để em tin. Vì chính mẹ của em cũng đã bỏ em lại, để chiều lòng chồng mới. Khi một người đàn ông không cho phép vợ mình yêu thương và chăm sóc con thì có là người chồng đáng giá không? Mình cũng từng gặp người mẹ nghiền bạn trai, sống buông thả, lầy lội, và con gái nhỏ đã nhiễm theo, bồ bịch, quan hệ tình dục khi mới 13 tuổi".
Và mới đây, màn bí mật được vén lên, mẹ của cô nữ sinh bán gà ở Điện Biên, có thể bị truy tố tử hình. Hoá ra bà ấy đã buôn bán ma tuý, mua 2 bánh heroin và "xù nợ" 300 triệu, bọn ma cô đó đã bắt cóc con gái để ép bà ta trả nợ. Bà ta biết con ở trong tay ai, nhưng bà ta im lặng. Khi con gái bị cưỡng hiếp và giết chết, bà ta nói: "Con đã chết trong vinh dự".
Vinh dự của mẹ thật cay đắng. Ai mà ngờ có người mẹ có thể sẵn sàng hy sinh con gái của mình vào tay những tên ma cô, đồng nghiệp của bà, mà chính bà hiểu rõ sự tàn ác của tụi nó hơn ai hết. Trong bất cứ nền văn học nào cũng đều đọc được những dòng viết tuyệt vời về tình mẫu tử. Rất dễ dàng để nói "không ai thương con bằng mẹ và không ai thương mẹ bằng con".
Thế nhưng, những người mẹ ích kỷ ấy đã thực sự đáng kinh sợ khi mà đến "hổ dữ cũng không ăn thịt con"... Những người mẹ ấy chứ không phải ai khác, đã bỏ rơi chính khúc ruột của mình. Và những bé gái kém may mắn ấy đã vĩnh viễn không còn biết đến hạnh phúc trọn vẹn trong suốt cuộc đời mình. Nếu không nói là những ám ảnh, những vết sẹo vĩnh viễn không thể lên da non...
Uyên Na
Theo baophapluat.vn
Mang laptop đi dạy, thầy giáo vô tình để lộ một chi tiết khiến học sinh vừa cười vừa ngỡ ngàng: Hay là thầy mang nhầm đồ của con? Ai mà ngờ thầy giáo với vẻ ngoài nghiêm nghị, lạnh lùng lại sở hữu chiếc laptop đáng yêu đến thế! Trong ấn tượng của các cô cậu học trò, thầy giáo luôn là người nghiêm khắc và khó gần hơn so với cô giáo. Chúng ta luôn thấy thầy giáo nghiêm nghị đứng trên bục giảng, trong tay là viên phấn và...