Thầy giáo nghỉ dạy, với lòng tự trọng đi xin cơm từ thiện trước bệnh viện: ‘Nhớ trường, nhớ trò’
Đi dạy 34 năm ở Q.1, TP.HCM, thầy giáo Trương Kiệt An (53 tuổi) vẫn ở trọ, đến khi bệnh nặng thầy phải nghỉ dạy, xin cơm từ thiện trước cổng bệnh viện và được một cặp vợ chồng bị tai biến cho ở nhờ.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tới gần, thầy Trương Kiệt An thỉnh thoảng gặp vài học sinh cũ đến trước cổng bệnh viện nơi thầy xin cơm từ thiện mỗi ngày. Những ký ức 34 năm trên bục giảng lại ùa về, thầy An nhớ trường, nhớ trò,…
Ký ức ngày của nghề
Tôi gặp thầy An trước cổng Bệnh viện Phục hồi chức năng, điều trị bệnh nghề nghiệp Q.8 trong một buổi trưa nắng rát da thịt. Trong chiếc áo đẫm mồ hôi, thầy An bước từng bước khó nhọc, bên vai vẫn đeo chiếc túi sờn rách mà phụ huynh tặng 6 năm trước đang đứng xếp hàng chờ nhận cơm từ thiện.
Hình ảnh thầy giáo dạy 34 năm đi xin cơm từ thiện khiến nhiều người xót xa. Ảnh ĐỘC LẬP
Những người buôn bán quanh đây cũng như người đi chăm bệnh, ai cũng biết thầy An là thầy giáo đi dạy 34 năm, nhưng giờ đây cuộc sống lại vô vàn trắc trở.
Nhận hộp cơm, thầy An cúi đầu cảm ơn, tìm bóng cây hiếm hoi bên đường ngồi nghỉ mệt. Ánh mắt đượm buồn, gương mặt thỉnh thoảng nhăn nhó vì những cơn đau nhức buốt từ trong xương, người thầy mái tóc xoăn điểm bạc khẽ thở dài nhìn dòng người qua lại.
Dưới nắng gắt, thầy An nép mình bên hiên nhà đối diện bệnh viện ăn hộp cơm mới được nhóm từ thiện hỗ trợ . Ảnh ĐỘC LẬP
Mở hộp cơm vừa nhận, thầy An ăn ngon lành, mặc cho mồ hôi ướt sũng cả áo. Chỉ qua nhà thuốc gần bệnh viện, thầy giáo 53 tuổi cho hay, mấy tháng qua, chủ nhà thuốc cũng là phụ huynh cũ đã hỗ trợ thuốc giảm đau, thuốc trị gout mà không lấy tiền.
“Gần đây, trên mạng có một người đăng clip về tôi, vài học sinh cũ quay lại thăm, các em tôi dạy hồi tiểu học, giờ đã hơn 20 tuổi, tôi nhận không ra. Các em đến thăm nói gửi thầy chút tiền mua thuốc mà tôi rơi nước mắt”, thầy An chia sẻ.
Nhắc đến những ký ức về ngày 20.11, thầy An bật khóc . Ảnh VŨ PHƯỢNG
Video đang HOT
34 năm đứng trên bục giảng, khao khát, ước mơ và niềm vui mỗi ngày của thầy an là được đến trường gặp đồng nghiệp, các em học sinh, phụ huynh. Ngày nộp đơn nghỉ việc, thầy phải tập vượt qua những cơn đau nhức và quen với việc không còn đến trường.
Trong ký ức, thầy An nhớ nhất là ngày Nhà giáo Việt Nam của hơn chục năm về trước. Khi đó, cả 2 con đều đang theo học tại nơi thầy công tác. “Sau khi làm lễ trên trường, về đến nhà trọ, tôi thấy hai con đang cầm hoa và nói: “Chúc mừng ba ngày 20.11, ba vừa là ba của con, vừa là người thầy”. Tôi đã ôm 2 con vào lòng, đó là kỷ niệm không bao giờ tôi quên”, thầy An xúc động kể.
Lòng tự trọng của người thầy
Thầy An tốt nghiệp Trung học Sư phạm vào năm 1985, năm 1986 dạy ở Trường tiểu học Hòa Bình, năm 1988 chuyển sang Trường Minh Đức, năm 1994 chuyển sang Trường tiểu học Trần Hưng Đạo. Cả 3 nơi thầy An từng công tác đều là các trường tiểu học nằm ở Q.1, TP.HCM.
Bức ảnh gia đình thầy An để ở đầu giường . Ảnh ĐỘC LẬP
Năm 1999, thầy An lập gia đình và có 2 con, với đồng lương giáo viên của chồng, lương kế toán của vợ, gia đình nhỏ chỉ vừa đủ trang trải tiền nhà trọ, điện, nước, nuôi các con ăn học.
Năm 2018, thầy An phát hiện bị gout rối loạn chuyển hóa axit uric máu và suy thận giai đoạn 3. Thời gian dài bị đau nhức các khớp, đi lại khó khăn nên thầy An viết đơn xin nghỉ dạy vào năm 2020.
Theo lời thầy An, vì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trên 30 năm nên thầy An không được giải quyết nhận bảo hiểm xã hội một lần. Sớm nhất, năm 56 tuổi, thầy An phải làm giám định mất 61% sức lao động trở lên thì mới được lãnh lương hưu sớm. Nếu không đạt thì phải chờ đến năm 62 tuổi mới được lãnh lương hưu. Do vậy, thầy để vợ và 2 con về Long Thành (Đồng Nai) phụ bán tạp hóa với ông bà ngoại, một mình ở trọ Sài Gòn, tự mình vượt qua đau bệnh.
Sau 20 năm đi dạy, thầy An nhận được kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục . Ảnh ĐỘC LẬP
“8 tháng trời không có thu nhập, không đóng được tiền nhà trọ, tôi xách đồ ra trước cổng bệnh viện chưa biết đi đâu về đâu thì gặp cô Hường – vợ chồng cô đều bị tai biến cũng đang chờ xin cơm từ thiện nói về cô cho ở nhờ. Từ tháng 7.2022 tới nay, nhờ vậy tôi có chỗ che nắng, mưa, ngày 2 lần sáng, chiều ra xin cơm trước cổng bệnh viện chứ không đến mức chết đói”, thầy An chia sẻ.
Cách đây vài hôm, đại diện Trường tiểu học Trần Hưng Đạo đã đến cổng bệnh viện tìm gặp thầy An gửi thư mời thầy về dự lễ 20.11. Dù biết là về trường cũ sẽ rất vui vì được gặp lại đồng nghiệp, học trò, nhưng người thầy 53 tuổi lại lo rằng sự có mặt của mình làm cho không khí, buổi lễ kém vui…
Đau nhức các khớp, thầy An bước đi khó nhọc . Ảnh ĐỘC LẬP
“Mình làm gì làm cũng có lòng tự trọng của bản thân, mình tự biết điều gì mình có thể làm được, những điều gì mình không làm được. 20.11 năm nay tôi cũng không mong ước điều gì, chỉ xem báo đài chúc mừng ngày này, buồn quá thì nằm khóc một mình, chứ tôi cũng ngại các em học sinh tới lui đến thăm, phiền các em”, thầy trải lòng.
Nói về lý do quyết tâm một mình ở lại TP để thăm khám, không về quê cùng vợ con, thầy giáo cho hay, bản thân đã hứa với gia đình sẽ cố gắng vượt qua bằng nghị lực của chính mình, không để gia đình phải lo lắng, bận tâm.
Cụ bà cho thầy An ở nhờ từ tháng 7.2022 đến nay . Ảnh ĐỘC LẬP
Mới đây, đại diện công đoàn, Ban giám hiệu Trường tiểu học Trần Hưng Đạo khi biết chuyện của thầy An cũng vận động cán bộ, nhân viên quyên góp, sau đó tìm đến thăm, gửi thầy An chút chi phí thuốc men, điều trị.
Bà Võ Thị Mỹ Hường (69 tuổi, người cho thầy An ở nhờ) cho biết, vợ chồng bà cùng bị tai biến, nhà gần bệnh viện. Sau vài lần xin cơm từ thiện, bà gặp và biết câu chuyện của thầy An nên cho thầy về ở nhờ.
Nhận thư mời về trường cũ kỷ niệm 20.11, thầy An rất vui nhưng lại lo ngại nhiều điều… Ảnh ĐỘC LẬP
“Hai vợ chồng tôi già không làm gì được thì thôi mình chia sẻ với nhau chuyện khó khăn, thấy thầy An một thân một mình ở đây, không vợ, không con nên tôi cho ở nhờ”, bà nói.
Bộ Nội vụ yêu cầu TP.HCM giải trình kỹ lưỡng việc dôi dư hơn 5.700 biên chế
"Không tỉnh nào có tình trạng thế này. Đây là phát sinh duy nhất trên toàn quốc, không giải quyết được, làm rõ thì rất căng", Bộ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá, đồng thời yêu cầu TP.HCM giải trình kỹ lưỡng về việc dôi dư biên chế.
Tại buổi làm việc với Bộ Nội vụ chiều qua (23.6), Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết tổng biên chế công chức T.Ư giao cho TP.HCM là 10.869 người, con số mà HĐND TP.HCM duyệt là 14.470 người, cao hơn 3.601 người; số biên chế viên chức T.Ư giao là 97.881 người, HĐND TP.HCM duyệt là 99.985 người, cao hơn 2.104 biên chế; tổng cộng nhiều hơn 5.700 biên chế.
Nguyên nhân viên chức nhiều do dân số cơ học tăng nên phải xây thêm bệnh viện, trường học và tuyển thêm người. Nhiều năm qua, TP.HCM liên tục kiến nghị T.Ư công nhận số biên chế công chức, viên chức mà HĐND TP.HCM đã duyệt nhưng chưa được chấp nhận. "Nếu cắt con số đang dư của TP.HCM sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động", ông Nhân lo ngại.
TP.HCM đang có số lượng công chức, viên chức nhiều hơn số lượng được T.Ư giao. Ảnh SỸ ĐÔNG
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay đặc thù của TP.HCM có nhiều cơ quan mà địa phương khác không có, như đội quản lý trật tự đô thị, ban quản lý an toàn thực phẩm, ban quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng...
Trong tháng 7, TP.HCM sẽ đánh giá toàn diện và đề xuất theo tinh thần làm sao đủ nhân lực thực hiện trách nhiệm, kết hợp với thực hiện nghiêm nghị quyết về tinh giản biên chế, phát huy tự chủ và cơ chế xã hội hóa để giảm gánh nặng ngân sách.
Cũng tại buổi làm việc, ông Mãi nêu nhiều bất cập khi thực hiện chính quyền đô thị (không tổ chức HĐND ở 16 quận, và toàn bộ phường) và vận hành TP.Thủ Đức sau khi thành lập, dù đã tháo gỡ nhưng vẫn thấy còn nhiều vấn đề cần tập trung nghiên cứu sâu hơn.
Những vấn đề phát sinh sẽ được đưa vào nghị quyết thay thế Nghị quyết 16/2012 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội để có thêm điều kiện phù hợp thực tế, thực hiện nhiệm vụ lớn hơn được T.Ư giao.
Không địa phương nào giống như TP.HCM
Về đề xuất tăng biên chế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhận định đây là việc cực kỳ khó khăn vì Ban Chỉ đạo T.Ư về quản lý biên chế của Bộ Chính trị đã "chốt" biên chế ở cả 63 tỉnh, thành.
"Không tỉnh nào có tình trạng thế này. Đây là phát sinh duy nhất trên toàn quốc, không giải quyết được, làm rõ thì rất căng", bà Trà nói và đề nghị UBND TP.HCM cần chuẩn bị báo cáo giải trình kỹ lưỡng, nêu rõ nguyên nhân, cơ sở pháp lý, trách nhiệm và hướng giải quyết.
Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị TP.HCM chuẩn bị báo cáo giải trình rõ việc dôi dư hàng nghìn biên chế. Ảnh NGUYÊN VŨ
Bà Trà cũng phê bình ngành nội vụ TP.HCM không chặt chẽ trong quản lý biên chế, thậm chí "buông lỏng" dẫn đến chênh lệch biên chế so với số lượng T.Ư giao.
Bà Trà đề nghị TP.HCM cần xác định rành mạch, rõ ràng về các cơ chế khi chuẩn bị nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017, để làm cơ sở phân cấp toàn diện và triệt để; thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao chỉ số cải cách hành chính để khẳng định vai trò chính quyền phục vụ.
Trong buổi làm việc với TP.Thủ Đức sáng cùng ngày, bà Phạm Thị Thanh Trà ủng hộ các đề xuất đối với địa phương này dựa trên 3 nguyên tắc: tổ chức bộ máy hợp lý, tinh gọn, đáp ứng nhu cầu vận hành; phải có sự khác biệt của một chính quyền đô thị; phân cấp, phân quyền nhưng vẫn đảm bảo liên thông, liên kết, thống nhất.
Báo động thiếu dung dịch cao phân tử chống sốc sốt xuất huyết Số ca mắc sốt xuất huyết vẫn đang tăng mạnh nhưng theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện các cơ sở khám chữa bệnh đang gặp khó khăn khi không có dung dịch cao phân tử HES 200.000, Dextran 40 để chống sốc sốt xuất huyết. Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cập nhật tình trạng sức...